TÌM KIẾM

3.- TÂM NIỆM PHẬT

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette)

 


 

GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH

3.- TÂM NIỆM PHẬT

Bây giờ chúng ta tiếp tục Tâm Niệm Phật.

1- Tâm Phật không có ưa muốn, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không ưa muốn đối với các pháp thế gian. Đối với các pháp thế gian thì đức Phật đã xả bỏ hết, không còn để pháp nào trong tâm cho nên Ngài bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp con xinh mà ra đi tìm đường giải thoát. Ngài không còn ham muốn gì cả hết, chỉ mong tìm sự giải thoát sanh lão bịnh tử.

Tâm ta niệm Phật thì ta cũng phải như Phật vậy, không có ham muốn gì hết, bỏ xuống hết giống như Phật. Mà muốn giống được như Phật vậy thì ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như cái lí mà tác ý "Các pháp thế gian là vô thường, là khổ, ta không nên tham muốn nó mà phải từ bỏ, xa lánh nó, ta dừng sự tham muốn nó, đừng bén mãn đến các pháp thế gian". Chúng ta dùng câu pháp hướng như vậy.

2- Tâm Phật không tham đắm một vật gì ở trong thế gian. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không tham đắm một vật gì ở trong thế gian. Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm như cái lí mà tác ý "Các pháp thế gian có sự cám dỗ và sự lôi cuốn, ta không nên tham đắm vì tham đắm là khổ và nguy hiểm cho mình, là tai họa. Ta hãy từ khước, từ bỏ và xa lánh nó."

3- Tâm Phật không sân, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không sân hận đối với một ai. Ta nên trạch pháp câu này để thường nhắc nhở tâm ta như cái lí giải thoát mà tác ý ra "Sân hận là pháp khổ đau, làm cho mình khổ mà còn khiến cho người khác khổ. Ta hãy vất bỏ, không được sân hận dù với bất cứ một ai". Quý thầy phải nhớ lúc nào mình cũng như cái lí này tác ý ra để nhắc nhở tâm của mình không còn sân hận vì sân hận là một pháp rất là ác, nó làm cho mình khổ và người khổ. Người mà lấy tâm niệm Phật thì không để cho tâm mình sân hận.

"Sân hận là một pháp rất ác, phải dứt bỏ ngay, không được lưu lại ở trong tâm ta một phút giây nào". Muốn được như vậy thì thường ngày lúc nào rảnh rang ta cũng phải như cái lí giải thoát mà tác ý, vạch mặt nó là một cái pháp rất ác chúng ta cố gắng để xa lìa nó.

4- Tâm Phật thì không nghi ngờ, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không nghi ngờ ai cả vì nghi ngờ là một tánh xấu ác làm cho tâm ta bất an, làm cho ta nghi kỵ đối với người khác, không có thân tình với người khác, làm cho người khác cũng đau khổ. Muốn được vậy, ta trạch pháp câu này để dùng làm pháp hướng hăng ngày như cái lí mà tác ý ra để dứt bỏ tâm nghi "Nghi là một ác pháp làm khổ mình khổ người. Từ nay ta phải dứt bỏ, ta phải từ giả, lìa xa tất cả những gì nghi ngờ người khác. Cái lòng nghi hãy đi đi, đừng ở trong ta nữa". Khi ta trạch pháp câu này rồi thì ta cứ nhớ nhắc vì tâm nghi ngờ thấy người nào hơi có cái vẻ sanh nghi thì làm chúng ta hết sức bận tâm là phải nhìn ngó họ, xem xét họ, theo dõi họ bằng cách này cách kia, vì vậy nó làm cho tâm ta rất khổ. Rồi người khác nhận ra được mình theo dõi họ như vậy thì họ sanh ra ghét và không ưa mình. Cho nên đối với ta phải hiểu rõ tâm nghi đã làm cho mình rất khổ là cứ phải theo dõi người khác, phải để ý người khác, rồi người khác hiểu được mình theo dõi họ như vậy họ sanh ra ghét, họ sanh ra thù hận, họ đâm ra tìm cách nói xấu mình, hoặc là họ tìm cách này cách khác để hại mình.

Vì thế, chúng ta muốn cho tâm nghi này không ở trong mình nữa thì hằng ngày chúng ta đặt những câu mà hồi nãy Thầy đã dạy ở trên, thường nhắc nó cho nên ai làm gì thì chúng ta chẳng để ý, chẳng nghi ngờ, ai làm ác thì họ chịu lấy quả ác, ai lầm thiện thì hưởng quả thiện, chứ chúng ta chẳng nghi họ là trộm cắp, hay nghi họ nói xấu mình, hay nghi họ thế này thế kia. Cái nghi làm chúng ta rất khổ tâm do phải để ý người khác làm ta rất mệt, cho nên chúng ta biết nó tạo cho chúng ta khổ thì chúng ta phải lấy tâm niệm Phật để diệt trừ tâm nghi. Tâm Phật không bao giờ nghi ngờ ai hết, mình lấy tâm mình niệm Phật thì cũng xả bỏ, diệt trừ, dứt đoạn tâm nghi đừng có để ở trong lòng của mình. Có được như vậy thì chúng ta mới có được an vui, mới có được hạnh phúc.

5- Tâm Phật không tị hiềm, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không tị hiềm ai hết. "Tị hiềm là một tánh xấu ác làm khổ mình khổ người, ta hãy dứt bỏ, xa lánh, từ khước, viễn li, đừng để nó bén mãn ở trong tâm ta". Chúng ta cũng phải hiểu cái tâm tị hiềm: tị là ganh tị, hiềm là hiềm hận. Ganh tị là thấy người ta hơn mình thì sanh lòng ganh tị, không muốn họ hơn mình, thấy họ giàu hơn mình thì sanh lòng ganh tị, không muốn họ hơn mình, thấy họ tài giỏi hơn mình, thì mình cũng sanh lòng ganh tị, không muốn ai tài giỏi hơn mình, thấy họ tu giỏi hơn mình, thì mình cũng đâm ra ghét họ, rồi tìm cách nói xấu họ, không để cho họ tu hành. Chúng ta thấy lòng tị hiềm tạo nhiều tánh xấu, tánh ác ở trong lòng, nó làm cho mình bất an mà người khác cũng không an. Do tánh tị hiềm như vậy làm cho mình ngày càng lui chứkhông tiến trên con đường tu tập.

Do thấy được lòng tị hiềm là lòng quá xấu như vậy thì chúng ta cố gắng lấy cái tâm của mình mà niệm Phật, tâm của mình cũng giống như Phật, không tị hiềm ai hết. Ai hơn thì mình mừng, ai tu tốt thì mình mừng, ai làm giàu thì mình mừng, mình vui theo, mình hoan hỉ với họ chớ mình không có ganh ghét họ, mình không có nói xấu họ bằng cách này bằng cách khác. Lòng tị hiềm là lòng rất tệ bạc, do vậy mà chúng ta phải cố gắng xa lánh nó, từ giả nó, từ khước nó. Muốn được vậy, ta hãy trạch pháp câu trên, dùng pháp hướng chặt đứt lòng tị hiềm. Thường ngày chúng ta ngồi thẳng lưng kiết già, đặt niệm tị hiềm trước mặt, rồi chúng ta dùng pháp quán suy tư lòng tị hiềm của mình đưa đến những nổi khổ nào, mình thấy họ hơn mình rồi mình ganh ghét họ làm sao, rồi nó làm cho mình khổ đau như thế nào. Mình quán xét cho thấu suốt được lòng tị hiềm của mình. Do lòng ganh tị đó đem đến bao nhiêu sự khổ đau cho chính mình. Rồi từ sự hiểu biết như vậy, mình mới dùng pháp hướng là câu mình đặt ra để đuổi nó đi, đừng cho lòng ganh tị ở trong tâm của mình nữa, xem nó như một đồ bỏ.

Ngày xưa, khi Đề-bà-đạt-đa thấy đức Phật có một giáo đoàn được uy tín, các nhà vua đều rất kính nể đức Phật, thì Đề-bà-đạt-đa sanh ra tâm tị hiềm. Do đó ông tìm mọi cách chia rẻ giáo đoàn của Phật ra. Đề-bà-đạt-đa  đặt ra những giới luật cho nó có vẻ sống khổ hạnh hơn giới luật của Phật, để làm cho giáo đoàn của ông hơn giáo đoàn của Phật, và đồng thời ông quyến dụ được nhà vua A-Xà-Thế. Nhờ vua A-xà-thế cúng dường hộ trợ ông. Ông lợi dụng lòng tin của nhà vua, tìm mọi cách để hại Phật. Ông lăn đá làm cho Phật phải chảy máu, ông dùng voi say để giết Phật, ông dùng mọi cách để hại Phật. Đó là lòng tị hiềm, lòng ganh ghét. Lòng tị hiềm của con người ghê gớm như vậy.

Một người tu theo đạo Phật biết rằng đức Phật ngày xưa không bao giờ có tị hiềm đối với lục sư ngoại đạo, dù người ta tu như thế nào thì đức Phật cũng không có chỉ trích lục sư ngoại đạo, tức là không có lòng tị hiềm với ai hết. Đôi khi đệ tử ngoại đạo đến hỏi Phật, như một vị tu khổ hạnh theo hạnh của con bò và một vị tu khổ hạnh theo hạnh con chó đến hỏi Phật, ba lần Phật đều bảo đừng hỏi Ta, vì Ta nói ra đúng với sự thật thì các ngươi sẽ khổ sở và có thể nghĩ rằng Ta tị hiềm các ngươi, hoặc là Ta nói xấu các ngươi, các ngươi nên hỏi ai khác chứ đừng hỏi Ta. Phật từ chối trả lời câu hỏi nhưng hai vị đó có ý muốn hỏi Phật họ tu những hạnh như vậy sau này họ sẽ tái sanh về đâu, sẽ được cái gì, cho nên đức Phật buộc lòng phải nói ra sự thật. Phật nói không phải do lòng tị hiềm muốn bài bác pháp của người tu, nói xấu pháp của người khác, nhưng vì thật sự pháp đó không đưa đến cái chỗ giải thoát.

Cũng như khi Thầy hiểu biết được các pháp hiện bây giờ người ta đang gọi là Phật pháp và người ta đangtu theo, người ta cứ ngở tưởng nó sẽ đưa họ đi đến giải thoát. Nhưng Thầy biết rằng nó sẽ chẳng bao giờ đưa đến giải thoát.

Ý muốn của Thầy là sẽ núp sau lưng Hòa Thượng Thanh Từ để giúp đở những người tu tu đúng theo đường lối của đạo Phật để họ đạt được cứu cánh giải thoát. Nhưng không có đủ nhân duyên để Thầy làm theo ý muốn của Thầy giúp người tu được giải thoát luân hồi. Do vậy Thầy phải nói thẳng ra cho họ biết những pháp họ đang tukhôngđi đến cứu cánh giải thoát, chỉ đưa họ đến chỗ sai lệch Phật pháp, chỉ làm cho họ phí cuộc đời tu hành. Họ đang sống trong dục lạc thế gian thì làm sao họ li được dục, li được ác pháp. Thầy nói ra không phải ganh tị với họ về danh lợi, mà nói ra để họ biết được cái đúng cái sai của đạo Phật, Thầy mong muốn giúp cho họ sáng suốt để nhận thấy được đường đi đúng để được giải thoát.

Ai tu cũng muốn được giải thoát, nhưng chỉ uổng phí một cuộc đời tu hành, đến khi bỏ thân này thì họ chịu đau khổ vô cùng vô tận. Nhìn sự đau khổ đó của họ, Thầy đâu nở tâm, mình là tu sĩ đã giải thoát, Thầy đâu nở nhìn họ như vậy. Cho nên Thầy nói ra không có nghĩa là tị hiềm với họ, ganh ghét với họ, hay bài bác họ, mà nói ra để biết đâu là pháp đúng của Phật, đâu là pháp không đúng của Phật, để giúp cho người tu hành.

Cũng như đức Phật nói ra cho hai vị khổ hạnh tu theo hạnh của con bò và hạnh của con chó hỏi đức Phật họ tu như vậy thú hướng sẽ được như thế nào, thì đức Phật nói bây giờ một người sống, ngủ, nằm, ăn giống như con chó thì sau khi chết đi,người đó sẽ sanh thành con chó, hay một người sống, ngủ, nằm, đi, ăn giống như con bò thì sau khi người đó chết đi sẽ sanh vào loài bò. Đó là việc dĩ nhiên. Người đó tưởng là tu những hạnh đó sau khi chết đi được sanh vào cõi trời, được sanh vào cõi sung sướng hơn, nhưng không ngờ nó lại đi vào trong một thú hướng quá đau khổ. Cho nên hai vị này nghe xong thì khóc lên.

Đức Phật nói do các ngươi hỏi nên Ta thấy như thế nào, hiểu như thế nào thì Ta nói như vậy cho các ngươi biết mà các ngươi sửa lại cho nó đúng, chứ Ta không bao giờ muốn nói điều này.

Như bây giờ mình làm một điều thiện thì thú hướng sẽ đi vào hướng thiện, mà làm điều ác thì thú hướng sẽ đi vào hướng ác, hướng khổ. Đó là cái hướng của mình đã làm. Như một cây nghiêng về hướng nào thì cái bóng của nó sẽ ngã về hướng ấy chứ làm sao ngã hướng khác được. Phật nói thú hướng đó ra thì không phải là lòng tị hiềm mà lòng tốt. Còn như Đề-bà-đạt-đa là do lòng tị hiềm tìm vì ông ta mọi cách hại Phật để mình đạt uy tín hơn Phật.

Còn Thầy muốn ẩn sau lưng của Hòa Thượng Trúc Lâm để giúp cho những người đang tu hành với Hòa Thượng làm chủ được sanh tử. Và đồng thời giúp cho Hòa Thượng chấn hưng lại Phật giáo, chấn hưng lại Thiền tông Việt Nam, để cho Phật giáo Việt Nam sáng sủa. Việc Phật giáo Việt Nam và Thiền tông Việt nam được chấn hưng là công của Hòa Thượng, chứ riêng Thầy, mọi người chỉbiết Thầy là đệ tử của Hòa Thượng, Thầy chẳng cần cho ai biết Thầy là người nào.

Nay thì Thầy buộc lòng phải nói ra giáo án này. Khi nói ra giáo án này, Thầy đâu có lòng tị hiềm với ai. Tị hiềm người ta để làm gì? Khi Thầy nói ra giáo án xong để người ta biết điều này đúng, điều kia sai thì Thầy đã từ giả danh và đã đi vào một nơi xa vắng yên tịnh ẩn bóng rồi. Đã ẩn bóng thì còn đâu danh, còn đâu lợi, còn đâu sự cung kính cúng dường nữa, có phải không?

Như vậy quý thầy biết rằng một người đã lấy tâm niệm Phật thì không còn cái tâm tị hiềm mà chỉ có tâm thương yêu, tâm muốn cho mọi người hiểu đúng Phật pháp, tu đúng theo Phật pháp để tìm sự làm chủ sanh già bệnh chết.

Bây giờ chúng ta trạch pháp thêm một câu pháp hướng nữa để nhắc nhở cho chúng ta biết lòng tị hiềm rất ác. Thí dụ tâm tị hiềm của Đề-bà-đạt-đa chúng ta đã thấy rất là ác, Đề-bà-đạt-đa đã tìm mọi cách để hại Phật. Chúng ta biết rằng cái tâm tị hiềm của mình, nếu có và nếu mình không có đủ sức yểm cái tâm tị hiềm đi, thì chắc chắn mình cũng tìm mọi cách hại người,hay tìm cách nói xấu người, hay ghét người.

Hầu hết mọi người phàm phu có lòng tị hiềm người khác thì tìm cách nói xấu người khác, làm những điều rất tệ ác. Cho nên ở đây chúng ta phải trạch pháp những câu pháp hướng để nhắc nhở tâm của mình phải xa lìa tâm tị hiềm. Chúng ta lấy tâm mình niệm Phật thì không bao giờ còn để tâm tị hiềm ở trong tâm ta nữa.

Muốn được vậy thì chúng ta phải trạch pháp câu: "Tị hiềm là một tâm rất ác, nó luôn luôn tìm cách hại người, tìm cách nói xấu người. Chính nó đã làm khổ cho ta và đưa ta vào những thú hướng đọa vào ác đạo, sanh làm ác thú hoặc là những kẻ hung dữ, không phải trong một kiếp này mà nhiều đời". Rõ biết như vậy, ta phải luôn luôn cảnh giác và từ giả, xa lìa, viễn li cái tâm tị hiềm, không để nó ở trong tâm ta nữa.

Khi đặt câu này rồi thì hằng đêm, hằng ngày ta phải nhắc, vì cái tâm tị hiềm rất độc, nó hại người, hại mình sanh vào trong cõi địa ngục, sanh làm những con vật ác độc. Vậy chúng ta phải cảnh giác và phải siêng năng tu tập để cho thấm nhuần cái lí của câu này, để tâm ta không bao giờ có tị hiềm, không bao giờ tranh hơn thua với ai hết, không bao giờ nghĩ làm khổ người khác. Do chỗ tu tập đó chúng ta mới được giải thoát.

Có thể tác ý "Mình là người tu, là đệ tử của Phật thì phải dứt bỏ tâm tị hiềm, phải coi tâm tị hiềm như chiếc giày rách, coi nó như đồ bỏ, không còn xài được nữa". Hằng ngày ta thường nhắc tâm của mình ném bỏ lòng tị hiềm như ném bỏ chiếc giày rách; rồi một ngày nào đó tri kiến giải thoát của chúng ta nương vào câu trạch pháp này mà phóng ra, giúp chúng ta thấu suốt được cái lí tị hiềm đưa đến cho mình khổ, người khác khổ như thế nào. Rồi tri kiến giải thoát sẽ quét sạch lậu hoặc trong tâm của chúng ta bằng định vô lậu.

Chúng ta đã lấy thân niệm Phật, thọ niệm Phật, rồi bây giờ chúng ta lấy tâm niệm Phật. Chúng ta tu tập bằng những pháp hướng. Sau đó chúng ta có những pháp quán do từ pháp hướng này mà nó sanh ra rất tuyệt vời. Nếu chuyên tâm tu hành các pháp hướng này thì trí tuệ chúng ta ngày càng thông minh, không phải nhai lại các tri kiến của người khác.

Chính nhờ sự tu hành những pháp hướng này mà tri kiến giải thoát của chúng ta phát triển ra. Tri kiến giải thoát sẽ có những cái mà người ta không ngờ được. Như các con thấy hôm nay Thầy nói ra những kinh nghiệm do bản thân của Thầy, do những trí tuệ tri kiến giải thoát của Thầy chứ không vay mượn trong kinh sách của người khác. Do mình được giải thoát như thế nào thì mình sẽ nói ra theo sự giải thoát của mình như vậy. Chỗ đó gọi là tri kiến giải thoát. Chỗ sai, chỗ đúng, chỗ tu được hay không tu được, Thầy nói ra qua kinh nghiệm của Thầy chứ không phải vay mượn của kẻ khác mà nói lại.

Sự hiểu biết hiện giờ của các con là sự hiểu biết của người khác chứ không phải là sự hiểu biết của riêng các con. Tại sao các con tu hành suốt trong thời gian 5, 10 năm nay mà không có kinh nghiệm nào của các con để nói ra, mà cứ nói kinh nghiệm của kẻ khác? Như vậy các con chẳng có gì cả, các con tu mà chẳng có thành quả gì hết. Đâu phải các con không tu, nhưng tu các con không phát triển được cái tri kiến giải thoát để nói pháp hành của các con ra, mà chỉ nói pháp hành của người khác thôi, riêng các con không có cái gì cả. Tức là các con không triển khai được cái trí tuệ cho nên không thấy pháp hành đúng để đưa các con đến giải thoát. Bây giờ các con cứ theo Thầy nói ra chứ các con không có cái gì mới của các con hết. Nếu các con biết khai triển tri kiến giải thoát bằng cách đặt các câu pháp hướng này, từ đó các con có trí tuệ vô sư. Tri kiến giải thoát có những cái thông hiểu riêng của nó, khi nói ra làm người ta thấy rõ cái đó là cái riêng biệt của mình, chứ không phải là của người khác đem ra nói lại.

Như vậy những câu pháp hướng có mục đích triển khai trí tuệ vô sư của các con, triển khai cái thông minh của các con, chứ không phải nhai lại bả mía của người khác.

6- Tâm Phật không ngã mạn, tâm ta niệm Phật cũng không bao giờ có ngã mạn, cống cao, kiêu căng, tự đắc vì cống cao, kiêu căng, tự đắc là phải trạch pháp câu này, dùng pháp hướng như lí tác ý để luôn nhắc nhở và diệt trừ tánh này "Ngã mạn, cống cao là một trong 5 pháp ác của ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ tánh này"

Cuộc sống con người là do nhân quả hợp mà thành nên có người xấu kẻ tốt, người sang kẻ hèn chớ đâu phải ta hơn ai, ta bình đẳng như mọi người. Chỉ có kẻ ngu si mới không thấy nhân quả, mới cho mình hơn người, sự thật chẳng ai hơn ai. Nghĩa là chúng ta sống trong nhân quả, do nhân quả lành, nhân quả ác mà người ta có sự tốt xấu, có sự hơn kém nhau, có người thông minh, có người u tối.

Rồi cái người thông minh tự đắc tự cao, ngã mạn. Nhưng sự thật đó là cái vòng nhân quả. Bây giờ người này ngu nhưng kiếp sau người đó còn ngu không, còn mình kiếp này thông minh, làm ông tiến sĩ, bác học... mình thông minh, mình giỏi, đọc qua thì mình thuộc liền, nhưng kiếp sau mình còn được vậy không? Bây giờ thì mình cống cao ngã mạn, coi người ta không ra gì hết, nhưng không ngờ đó chỉ là nhân quả. Cũng như bây giờ mình có được nhan sắc đẹp đẻ rồi nhìn người mặt rổ, mũi tẹt, môi dày, miệng hô, mình chê họ, nói họ thế này thế khác, cho mình là ngon, là đẹp, là tốt, còn họ là xấu,... Mình đâu biết đó là nhân quả của người ta, người ta phải trả quả, còn mình được nhân quả nào đó mà hiện nay mình được tướng tốt.

Như vậy mình đâu hơn họ cái gì, có hơn họ cái gì đâu mà chỉ đó là nhân quả mà thôi, có gì đâu mà mình cống cao ngã mạn. Như bây giờ sao mình hay, mình đọc xong là mình thuộc liền, còn người đó sao đọc hoài không thuộc. Đó cũng là nhân quả. Người không hiểu biết nẽo đi của nhân quả nên ngã mạn cống cao, còn chúng ta hiểu biết nhân quả thì thấy mình bị chi phối trong nhân quả chứ mình chẳng hơn ai hết.

Như hiện giờ chúng ta là con người thấy con kiến nhỏ mọn đang bò trên nền nhà rồi thấy mình hơn con kiến thì đó là ngã mạn cống cao, mình đâu biết rằng đó là cái nhân quả, do mình được cái phước nào đó mà mình làm người, còn người ta bị cái nghiệp nào đó mà người ta làm thân con kiến, con trùn. Mình phải thấy nhân quả, do nhân quả xấu tốt mà xuất hiện làm thân này thân khác, thì ta đâu có nở coi thường một con kiến, giết nó mà không thương. Như vậy do hầu hết các con chưa thông suốt, chưa thấy rõ đường đi của nhân quả cho nên chưa có giải thoát được tâm mình.

Cũng như tại sao có người lại thương mình, lo lắng cho mình, họ hy sinh cả đời họ cho mình, nhưng cũng có người làm cho mình mãi mãi khổ đau, có người chửi mắng mình hay làm thế này thế khác. Thế mà mình không thấy nhân quả. Trước cái nhân quả đó mà sanh ra giận hờn buồn khổ, rồi tạo thêm những nhân quả mới làm cho đời mình càng lúc càng đi vào sự khổ đau.

Còn người thấy nhân quả, khi bị cái nghịch nhân quả, người ta thấy giải thoát mà thấy cái thuận nhân quả thì không thích thú; còn mình được cái thuận nhân quả thì mê man, thích thú lắm, mà bị cái nghịch của nhân quả thì khóc lóc sướt mướt, không có ai chịu nổi. Thầy thường dạy các con nhân quả mà các con không thấy cái nhân quả.

Muốn nói đến cái tâm không có ngã mạn tức là nói đến tâm bình đẳng, không thấy sự hơn thua người khác là không có ngã mạn. Ông Phật nói "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành", câu nói đó rất là bình đẳng. Người nào tu thì cũng sẽ làm Phật được hết, mà tất cả chúng sanh chứ không phải chỉ có loài người thôi. Trong luật nhân quả, kiếp này chúng ta mang thân người mà kiếp sau có thể mang thân kiến, hay ngược lại kiếp này mang thân chúng sanh kiếp sau có thể sẽ mang thân người, có sai khác nhau chỗ nào đâu.

Như mọi người ngồi trước mặt Thầy sau khi bỏ thân này rồi, các con có chắc chắn còn làm người được không hay ccó thể phải làm thân côn trùng. Bởi vậy Phật nói được thân người là khó. Nhưng các con cứ nghĩ mình mất thân này rồi mình cũng lại được thân người nữa. Bởi vậy các con có một chút gì hơn người thì sanh tâm ngã mạn cống cao, tu chỉ mới hơn người hơi hơi, chưa ra gì là đã có ngã mạn cống cao rồi. Nghe Thầy khen mình tu khá, rồi bổng dưng nghe Thầy khen người khác là ganh tị rồi, chịu không nổi rồi, muốn luôn luôn lúc nào chỉ có mình là hơn thôi, còn nếu ai được khen nữa là không chịu. Đó cũng là cái tâm ngã mạn cống cao chỉ muốn mình, tự mình mà thôi. Thí dụ như Thầy khen một người nào đó khéo tu, tu càng ngày càng tiến bộ, thì thấy người đó hiu hiu rồi, thì đó là ngã mạn. Còn nghe Thầy khen người khác tu hơn thì người đó thấy khó chịu trong người của mình, không ưa người mới được khen rồi, thấy người đó là không ưa, không chấp nhận; như vậy là người đó có tâm ngã mạn.

Tu từ hồi nào tới giờ, cái ngã mạn chưa xả cho nên phải dùng câu trạch pháp để nhắc đi nhắc lại phá cái tâm ngã mạn đó đi. Chúng ta là những con người từ nhân quả sanh ra, chết đi thì chúng ta cũng trở về nhân quả. Nếu chúng ta không thấy được đường đi của nhân quả mà cứ nuôi ngã mạn, cống cao, luôn luôn lúc nào cũng nuôi nó ở trong lòng. Xả ngã mạn, cống cao đi; bỏ ngã mạn, cống cao đi, đừng nuôi lớn nó nữa. Tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau. Người ta chửi mình, mắng mình là do nhân quả chứ không có gì hết. Chúng ta biết được nhân quả thì chúng ta chẳng có buồn khổ gì hết.

"Ngã mạn, cống cao là một trong 5 pháp ác của ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ cái này vì cuộc sống con người do nhân quả mà thành nên có người xấu kẻ tốt, người sang kẻ hèn chứ đâu phải ta hơn ai, ta bình đẳng như mọi người, chỉ có kẻ ngu si mới không thấy nhân quả nên cho mình hơn người. Sự thật chẳng ai hơn ai hết". Đó là câu trạch pháp nhắc cho chúng ta biết chúng ta đang sống trong nhân quả, đừng tự cao tự đại, kiêu căng ngã mạn gì hết.

7- Tâm Phật không khoe khoang, tâm ta niệm Phật cũng vậy, phải giống như Phật, không khoe khoang. Khoe khoang là bản chất của ngã mạn, kiêu căng. Có gì mà khoe khoang. Mọi pháp trên thế gian này đều do nhân quả chi phối, diễn biến, nên kẻ hơn người kém, kẻ hay người giỏi, không có ai hơn ai chi cả.

Muốn dứt bỏ tánh khoe khoang, ta trạch pháp câu này để hằng ngày như lí tác ý "Khoe khoang là tánh xấu ác làm cho người khác tủi thân, buồn khổ. Ta hãy dứt trừ, xa lìa, không bao giờ còn có tánh khoe khoang nữa”.

Thí dụ như được vật gì (quần áo) tốt đẹp thì mình đem khoe với người khác "Tôi được cái này”. Người khác cũng ham muốn như vậy mà không được, làm cho người ta buồn tủi phận mình nghèo làm sao có được vật này.

Thí dụ các con có được chiếc nhẫn hột xoàn, rồi đem khoe ba tôi mới cho tôi nè, hột xoàn rất là đẹp, thì người kia cũng muốn vật đó nhưng họ nghèo làm gì có được, cho nên họ tủi thân, họ khổ sở. Chúng ta đừng có khoe khoang vật gì tốt đẹp của chúng ta có. Khoe khoang như vậy rất tai hại.

Thầy nhớ trong bộ Tây Du Ký, Đường Tam Tạng được đức phật Quan Âm cho cái y có hào quang chiếu sáng.Khi thầy trò Tam Tạng ngủ nhờ tại ngôi chùa kia, Tôn Hành Giả thấy y của mấy ông thầy trong chùa xấu không bằng y của thầy mình, Tôn Hành Giả mới đem y của Tam Tạng ra khoe và chê bai y của các thầy trong chùa. Ông thầy trong chùa xin Tam Tạng đem y vào phòng xem cho thỏa thích không ngờ có con quỷ đi ngang thấy y đẹp, động lòng tham hóa gió hốt y của Tam Tạng đi, trong khi ông thầy chùa cũng dự tính đốt cháy cả ba thầy trò Tam Tạng đặng lấy y. Đêm đó ông thầy tưởng cái y còn trong phòng của mình nên cùng với đám đệ tử đốt chùa để giết chết thầy trò Tam Tạng. Tôn Hành Giả thấy mấy ông thầy chùa tham quá nên thổi gió thêm cho cháy chùa. Khi chùa cháy xong thì y của Tam Tạng đã bị quỷ lấy mất rồi. Cuối cùng thì chùa cháy tiêu mà y không có. Tìm lấy y lại rất vất vả cực khổ. Các con coi có đồ quý có nguy hiểm không, tại mình khoe nên chúng tính kế giết mình.

Chúng ta biết rằng khoe khoang không hay ho gì hết. Chúng ta phải biết rằng đây là nhân quả, có được cũng do nhân quả mà không có cũng do nhân quả.

Tâm chúng ta còn yếu lắm, có gì mừng vui là khoe, làm được cái gì hay cũng khoe ra, mình tu được giỏi chút cũng khoe. Thí dụ các con ngồi được 5, 7 tiếng đồng hồ cũng khoe cho người ta biết mình ngồi được 5, 7 tiếng, cho mình hay hơn họ chơi.

Chúng ta không nên khoe như vậy. Tất cả những cái tu tập được phải cẩn thận dè dặt. Muốn được vậy thì hằng ngày chúng ta phải trạch pháp nhắc đi nhắc lại câu pháp hướng "Khoe khoang là tánh xấu ác làm cho người khác tủi thân, buồn khổ, ta hãy dứt trừ, xa lìa, không bao giờ còn có tánh khoe khoang nữa”để chúng ta bỏ khoe đi, dẹp sạch khoe đi mới không còn khoe nữa.

8- Tâm Phật không phẩn nộ, tâm ta niệm Phật thì cũng giống như tâm Phật, phải không phẩn nộ. Phẩn nộ là một cơn giận dữ, có thể giết người mà chẳng hề sợ ai. Người đang phẩn nộ giống như một con thú dữ, một con thú ác. Thú hướng phẩn nộ sẽ sinh ra ác thú, ác cầm, những loài độc dữ. Người phẩn nộ không thể sanh cõi trời được, không thể sanh làm người được, chỉ có thể sanh làm ác thú hay vào địa ngục mà thôi. Nghĩa là người có tâm phẩn nộ thì thú hướng của họ không thể sanh vào cõi trời hay cõi người mà chỉ sanh làm ác thú hay cảnh dữ mà thôi. Hiện giờ họ là con người, mỗi lần sân hận dữ tợn thì phải biết thú hướng của họ chỉ sanh vào những loài vật hung dữ chứ không thể là loài hiền được. Do vậy chúng ta biết phẩn nộ rất là tệ ác, là cái hướng không tốt cho đời sống của chúng ta.

Muốn có tánh không phẩn nộ, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý, để hằng ngày chúng ta tu tập cho cái tánh phẩn nộ không còn nữa, chúng ta mới có thú hướng khác tốt hơn, chứ không thì hành động phẩn nộ đó sẽ đưa chúng ta đi vào chỗ sanh ra loài thú dữ, hoặc là loài độc dữ, hoặc là ở cõi địa ngục khổ đau. Đây là câu pháp hướng: "Phẩn nộ là tánh hung ác, làm khổ mình khổ người, ta hãy dứt bỏ, tránh xa, từ khước. Từ nay về sau, ta không còn tánh phẩn nộ nữa". Mình hướng tâm nhắc như vậy để từ nay về sau giữ gìn tâm của mình không phẩn nộ nữa.

Không phẩn nộ nữa thì tâm ta niệm Phật mới giống như Phật được. Nếu còn phẩn nộ mà tâm ta niệm Phật thì chắc chắn không giống như Phật được. Cho nên muốn tâm niệm Phật giống Phật thì phải làm sao bỏ phẩn nộ, phải không phẩn nộ.

Muốn được vậy thì hằng ngày phải trau dồi, phải rèn luyện, phải tu tập tới lui bằng pháp hướng nhắc tâm mình bỏ phẩn nộ, bỏ những pháp ác đã chứasẳn trong tâm mình do nhân quả đã huân tập nhiều đời nhiều kiếp cho nên bây giờ phẩn nộ đã trở thành một tâm phẩn nộ rất dữ tợn.

Muốn bỏ tâm phẩn nộ không phải trong một ngày, một tháng mà hết, mà chúng ta phải siêng năng cần mẫn từ năm này đến năm khác, ngày nào cũng dùng pháp hướng đặt trước mặt rồi nhắc tâm mình tới lui để dứt bỏ tâm phẩn nộ, không để phẩn nộ mang trong tâm nữa. Làm như vậy thì một ngày nào đó chúng ta sẽ không còn phẩn nộ nữa. Mà khi không còn phẩn nộ nữa thì chúng ta hướng về hướng thiện, hướng tốt. Tâm của mình không phẩn nộ nữa là tâm mình giống như tâm Phật rồi, mà giống như tâm Phật thì thú hướng đó mình sẽ thành Phật, mình sẽ như là ông Phật không khác nữa. Đó là cái hướng chúng ta tu tập tốt.

9.- Tâm Phật không hiềm hận, vậy tâm ta niệm Phật cũng giống như tâm Phật, không bao giờ hiềm hận (nghĩa là không bao giờ hận thù ai hết). Hiềm hận tức là hận thù và hiềm nghi là pháp ác làm cho khổ mình khổ người.

Muốn tâm niệm Phật không còn hiềm hận ai, ta phải trạch pháp một câu để dùng pháp hướng như lí tác ý: "Hiềm hận là hận thù, là nghi kỵ, là pháp ác làm đau khổ mình, đau khổ người. Ta hãy từ bỏ, đoạn dứt, không bao giờ có tâm hiềm hạn ai hết". Hằng ngày dùng câu này nhắc tâm mình đừng có hiềm hận.

Bây giờ mình đâu có hiềm hận ai, nhưng mình cần phải dùng câu pháp hướng tác ý nhắc tâm mình để cho nó không hiềm hận ai. Bởi khi nó đã mình hiềm hận rồi, thì nó đã làm chúng ta khổ rồi. Bây giờ tuy không có hiềm hận ai cho nên chúng ta nghĩ chúng ta không có tâm hiềm hận. Thật ra tâm mình còn phàm phu, mỗi mỗi cái đều có thể xẩy tới cho mình, cho nên tâm mình niệm Phật thì phải giống như tâm Phật. Muốn giống tâm Phật thì mình phải chuẩn bị trước, phải ngăn ngừa trước để cho tâm chúng ta đủ lực, đến khi gặp đối tượng làm cho chúng ta hiềm hận thì chúng ta không hiềm hận. Chứ không khéo chúng ta nói chưa có đối tượng hiềm hận nên nói tôi đâu có hiềm hận ai đâu. Chúng ta cho là chúng ta không có tâm hiềm hận mà không tác ý câu pháp hướng trên.

10.- Tâm Phật không giả dối, tâm ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như tâm Phật, không giả dối, không lường gạt, không bịp bợm ai, luôn luôn thành thật, biết sao nói vậy, biết sao làm vậy.

Muốn cho tâm ta niệm Phật không giả dối, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý "Giả dối, lường gạt, bịp người là một pháp cực ác làm khổ mình vì trạo hối (nghĩa là mình lường gạt người ta rồi thì lương tâm mình cắn rức, do đó mình cứ hối hận) và làm khổ người (vì lường gạt người). Vì thế ta phải xa lìa, từ bỏ giả dối, luôn luôn ngay thẳng, chơn thật". Cứ nhắc tâm mình như vậy để đến khi gặp đối tượng thì chúng ta kịp thời đối phó, kịp thời tâm chúng ta không còn giả dối nữa. Thầy nhắc lại câu tác ý: "Giả dố