TÌM KIẾM

4.- PHÁP NIỆM PHẬT

17/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)

 


GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH
4.- PHÁP NIỆM PHẬT

Bây giờ quý thầy tiếp tục học bài pháp trong Tứ Bất Hoại Tịnh là Pháp Niệm Phật. Như Thầy đã giới thiệu đại khái Pháp Niệm Phật cho bên phái nữ xong rồi, sau nầy quý thầy sẽ nghe lại Pháp Niệm Phật như thế nào, còn bây giờ là giai đoạn chúng ta thực hành chớ không còn giới thiệu nữa.

Quý thầy đã thấy cái đầu tiên là niệm Phật mà Thầy đã dạy quá cụ thể rồi. Bây giờ tới pháp niệm Phật, người ta nghe pháp niệm Phật nhưng không biết pháp niệm Phật là sao, làm sao mà cái pháp niệm Phật. Bây giờ thì quý thầy đã biết pháp niệm Phật rồi: Pháp niệm Phật tức là pháp đến với mình, mình đem cái pháp đó niệm Phật. Mà cái pháp đó đã niệm Phật thì cái pháp đó không còn chướng ngại ở trong tâm của mình nữa, nó không làm cho mình bị giao động nữa. Mình đã lấy cái pháp đó buộc nó phải niệm Phật. Cái pháp đó đến với tâm Phật, Phật không giao động thì pháp đó đến với mình tâm mình, mình cũng không giao động cho nên mình giải thoát.

1.- Pháp tham dục. Pháp tham dục đến với chúng ta thì niệm Phật như thế nào. Như có người đem cho Thầy vật gì đó, Thầy khởi tâm tham muốn cái đó, thì đó là pháp đến với Thầy làm cho tâm Thầy khả ý khả ái khả lạc với nó. Chúng ta đem pháp đó bắt buộc nó niệm Phật vì Phật không bao giờ có tham dục tham ái một vật gì hết, cho nên chúng ta bắt pháp đó phải Niệm Phật.

Khi một pháp đến khiến cho tâm ta khởi lên ham muốn, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Lấy pháp đó niệm Phật thì tâm Phật không tham, nghĩa là Phật không tham muốn, mà lấy pháp đó niệm Phật thì tâm Phật không có khả hỉ khả lạc, cho nên đó là vô tham, vì vậy mà chúng ta lấy các pháp bắt nó phải niệm Phật. Khi chúng ta lấy pháp đó niệm Phật mà chúng ta biết tâm Phật vô tham vậy thì chúng ta còn tham nữa không? Chắc chắn là chúng ta sẽ không tham.

Muốn được vô tham như Phật vậy, ta phải trạch pháp một câu, dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm ta như cái lí mà tác ý. Đây là tham dục. Tham dục là một pháp ác, khiến cho mình khổ, người khác khổ. Vậy chúng ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này. "Pháp tham dục này phải đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa". Chúng ta phải thường xuyên dùng pháp hướng này trước khi ngủ, trước khi ngồi thiền, trước khi đi kinh hành để sau này khi có pháp tham nào đến thì chúng ta đuổi nó đi được liền, pháp đó không còn lôi cuốn cám dỗ tâm tham muốn của chúng ta được. Đó là mình dùng pháp hướng đuổi nó đi, không để tâm ham muốn ở trong ta, do đó chúng ta mới li dục li ác pháp được. Vì vậy mà bắt pháp tham muốn này phải niệm Phật. Tâm tham muốn có niệm Phật thì mới không tham muốn. Tâm tham muốn không niệm Phật thì đụng pháp nào chúng ta cũng tham muốn hết.

Chúng ta dùng pháp hướng để tu tập, khi gặp pháp tham dục đến làm chúng ta đam mê, làm chúng ta thích thú, làm chúng ta khả ý khả ái khả lạc, chúng ta phải hằng ngày thường xuyên dùng pháp hướng nhắc nhở tâm mình để khi có pháp tham dục đến thì bắt pháp đó niệm Phật, cho nên chúng ta giải thoát được pháp tham muốn.

2./ Pháp thứ hai là pháp ái tức là tham sắc dục. Khi một pháp nào đến với tâm ta, khiến cho tâm ta khởi lên tham ái, ta biết tham ái là con đường sanh tử luân hồi. Sanh tử luân hồi còn là còn nhiều đau khổ, đó là một pháp ác, ta lấy pháp tham ái này bắt buộc nó niệm Phật, các pháp đến với Phật, Phật đều không khởi lên tham ái. Nghĩa là lấy pháp tham ái niệm Phật mà Phật là một người đã diệt hết tham ái rồi, không còn tham ái nữa, cho nên bắt nó niệm Phật thì chắc chắn là nó không khởi lên tham ái được. Do vậy khi có pháp tham ái đến thì chúng ta bắt nó niệm Phật. Khi ta lấy pháp tham ái niệm Phật chắc chắn tâm ta sẽ không khởi lên tham ái.

Muốn như vậy, ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình hằng ngày như cái lí mà tác ý Pháp tham ái là một pháp cực ác, nó mang đến cho con người muôn vàn sự đau khổ sau này, ta phải dứt và viễn li pháp ác này. "Tham ái hãy đi đi, đừng ở trong tâm ta nữa. Từ đây về sau pháp tham ái dứt trừ nơi tâm ta vỉnh viễn". Đó là mình đặt pháp hướng nhắc nhở tâm mình, một khi có pháp ái nghĩa là hình ảnh của một cô gái, của một người khác phái gợi sanh ra pháp tham ái trong tâm. Khi gặp như vậy chúng ta bắt nó niệm Phật. Khi bắt nó niệm Phật thì chúng ta biết rằng ông Phật không còn tham ái vì vậy tâm ái của chúng ta bị diệt đi. Cho nên pháp niệm Phật làm cho tâm của chúng ta trở thành nguội lạnh, không còn đắm đuối, không còn khởi lên tham ái nữa.

3./ Pháp tham ưu. Khi một pháp đến với tâm ta khởi lên tham ưu khiến ta buồn rầu, đau khổ, ta liền lấy pháp đó niệm Phật, khi pháp đó niệm Phật thì tham ưu không khởi lên vì tâm Phật không còn tham ưu.

Muốn cho pháp tham ưu niệm Phật để không khởi lên tham ưu, ta nên trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp tham ưu là pháp đem đến cho ta những tham muốn, bất toại nguyện nên ta sanh tâm sầu khổ ưu bi. Nó là một pháp ác không phải là pháp thiện, lấy pháp ác niệm Phật, biến pháp ác thành pháp thiện. "Từ nay pháp tham ưu sẽ trở thành pháp không tham ưu và ta luôn luôn cảnh giác pháp tham ưu. Xa lìa, từ khước, đoạn dứt pháp tham ưu trong tâm ta". Đó là câu trạch pháp để nhắc cho tâm ta xa lìa pháp tham ưu. Tức là lấy pháp niệm Phật để chúng ta nương vào chỗ ông Phật không còn tham ưu các pháp mà gột cái tâm của chúng ta không còn tham ưu nữa.

4./ Pháp tham ăn. Có một phật tử mang đến cúng dường cho ta một cái bánh rất ngon và thơm, khiến ta nhìn thấy là ưa thích liền, sanh tâm hoan hỉ vui mừng với chiếc bánh này liền. Đó là một pháp ác khiến cho ta sanh tâm tham ăn. Bất kỳ món ăn khất thực nào đến với Phật, Phật không sanh tâm ưa thích vì thế ta lấy pháp tham ăn niệm Phật. Khi mình khởi lên tâm tham đắm trong cái ăn uống, trong những món thực phẩm, ta lấy pháp tham ăn này niệm Phật. Phật khôngcó tham ăn. Nếu nó niệm Phật tức là không còn tham ăn nữa, không còn ưa thích cái tham ăn nữa, ăn để sống chứ không phải ưa thích nó. Tâm ta ưa thích thì ngay liền chúng ta đem pháp đó niệm Phật. Gương hạnh của đức Phật làm chúng ta tỉnh thức, làm chúng ta không còn thích ưa ăn ngon nữa, không còn thích cái bánh đó nữa.

Muốn được vậy ta phải trạch pháp câu này dùng làm pháp hướng như lí tác ý. Pháp tham ăn là pháp ác, chạy theo dục lạc thế gian khiến ta phải chịu thọ khổ trong biển sanh tử luân hồi. Đó là một pháp ác, ta phải viển li, từ giả, đoạn dứt. Tất cả các thực phẩm ăn uống chỉ là thứ thuốc trị bịnh đói. Các thực phẩm là pháp bất tịnh, hôi thúi, bẩn thỉu, ghê tởm như đống rác thúi, như đống phẩn hôi. Nuốt khỏi cổ là không còn khả hỉ khả lạc khả ái gì nữa. Ngon chỉ là một ảo giác gạt người ngu si. "Từ nay chúng ta phải xa lìa pháp tham ăn, không chạy theo ưa thích ăn ngon nữa, phải giống như Phật".

Chúng ta dùng pháp hướng này nhắc trước thực phẩm cám dỗ chúng ta. Nó làm chúng ta ưa thích nó, ưa ăn nó. Hằng ngày chúng ta dùng pháp hướng này nỗ lực nhắc tâm mình cho đến khi chúng ta thấy món ăn thật sự là bất tịnh, không còn quý báu ngon ngọtđối với chúng ta nữa, lúc bấy giờ chúng ta mới xa lìa được cái ăn uống. Đến giờ ăn thì chúng ta thấy ăn như là sự bắt buộc để giải quyết bịnh đói mà thôi chứ chúng ta không còn thích ăn nữa.

Nếu chúng ta không hướng tâm nhắc nhở như vậy thì khó cho chúng ta xa lìa được sự ăn uống, thấy thực phẩm là bắt thèm, bắt chảy nước miếng. Do vậy nên chúng ta phải nỗ lực tu tập để tránh pháp tham ăn. Sau này khi chúng ta tu định vô lậu thì cũng phải đặt niệm thực phẩm ăn uống trước mặt để quán xét suy tư để thấy nó là bất tịnh, thấy nó là ảo giác, cái ngon của nó là cái dục lạc ảo giác lừa gạt, làm cho những người ngu vô minh mới ham thích, còn những người trí biết nó nên không bị nó gạt được. Càng ngon miệng bao nhiêu thì nó lại càng gây ra sự tai hại, càng đem lại nhiều chất độc cho thân bấy nhiêu. Biết như vậy cho nên chúng ta xa lìa được tham ăn uống.

Pháp tham ăn này rất khó xa lìa, chứ không phải dễ. Nói là một lẻ. Chỉ thường xuyên tu, quyết tâm tu, thường xuyên đặt niệm thực phẩm bất tịnh trước mặt quán xét thì chúng ta mới xa lìa được nó. Thường xuyên hướng tâm tác ý đoạn dứt nó thì chúng ta mới được an ổn trước các thực phẩm, tâm của chúng ta mới được thản nhiên trước các thực phẩm, chứ thấy thực phẩm là thèm, thấy là muốn ăn liền. Như lâu ngày không ăn đường, thấy cục kẹo, thấy cái bánh ngọt, chén chè là thích ngay, thì đó là chúng ta còn ở trong ảo giác tham dục của sự ăn uống.

Muốn thoát khỏi ảo giác tham dục này thì hằng ngày chúng ta phải tu tập định vô lậu, đặt niệm tham ăn này trước mặt để dùng tri kiến giải thoát quán xét thấu suốt được món ăn là bất tịnh, món ăn là bẩn thỉu thì chúng ta mới dứt được tâm tham đắm nó. Ta phải bắt pháp tham ăn niệm Phật vì ông Phật không có tham ăn, không thích cái ăn uống, không có chạy theo dục lạc của ăn uống, không bị ảo giác lường gạt. Cho nên bắt pháp tham ăn này niệm Phật thì chắc chắn pháp tham ăn này đối xử với chúng ta rất là tốt trên con đường tu tập lấy pháp niệm Phật, pháp tham ăn không còn lường gạt chúng ta được nữa.

5./ Pháp tham mặc. Có một phật tử may cho mình một bộ y ba bằng vải quý giá có màu vàng óng ánh, thấy là sanh tâm ưa thích ngay. Biết tâm mình đang giao động trước pháp y, ta hiểu ngay đó là một pháp đưa đến đau khổ và mất phạm hạnh, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Trong đời sống của đức Phật, biết bao nhiêu phật tử cúng dường pháp y rất tốt đẹp, Ngài chỉ nhận cho vui lòng phật tử và Ngài cúng dường lại cho các vị tỳ kheo khác. Khi lấy pháp này niệm Phật, ta không còn sanh tâm ưa thích y tốt nữa, miễn là có y để mặc cho kín và ấm thân chứ không thấy y óng ánh đẹp tốt nữa.

Muốn được như vậy thì hằng ngày chúng ta phải trạch pháp một câu dùng làm pháp hướng như lí tác ý ra. Ở đây chúng ta nên trạch pháp câu này ra để phá tâm tham đắm y áo. Pháp tham mặc là một pháp xấu ác, làm mất phạm hạnh của người tu. Người ngoài nhìn vào chê cười, phỉ báng Phật pháp. Nếu ta còn tâm ưa thích mặc y áo tốt đẹp đó là ta chưa li dục li ác pháp được thì làm sao ta dự vào dòng thánh được, nghĩa là người còn ưa ăn mặc tốt đẹp, sang cả thì vị tu sĩ đó chưa dự vào dòng thánh đâu. Mà chưa dự vào dòng thánh thì thử hỏi cuộc đời họ làm sao chấm dứt được sanh tử luân hồi.

Trong câu chuyện Tây Du Ký nói có vị tu sĩ có tủ y rất nhiều, nhưng khi thấy y của Tam Tạng óng ánh sáng chói có hào quang nên khởi lòng ham thích, bèn xin Tam Tạng cho đem y về phòng chiêm ngưỡng, dụng ý muốn cướp lấy, không ngờ con quỷ ở bên hông chùa thấy y quý cũng khởi lòng tham bèn hóa gió hốt y đi mất. Trong khi ông thầy chùa tin là cái y của Tam Tạng còn ở trong phòng mình, bèn đốt cháy chùa để giết chết thầy trò Tam Tạng để cướp y. Cuối cùng chùa cháy rụi mà y thì cũng chẳng có. Đó là pháp ác đến gợi như vậy.

Ở đây chúng ta thấy pháp tham mặc này cũng là điều quan trọng cho người tu lắm, nó sẽ làm cho chúng ta mất phạm hạnh đi. Thí dụ một người tu sĩ mặc bộ đồ rách vá nhưng sạch sẽ thì phật tử đến với người tu sĩ đó rất kính trọng vị tu sĩ có phạm hạnh, không xài phí của đàn na thí chủ. Còn một người mặc y sáng chói rực rỡ, đeo chuổi lớn dài bóng loáng ngồi trên pháp tòa thì người ta thấy vị tu sĩ đó chưa tròn phạm hạnh.

Còn một vị thầy ăn mặc rách rưới đi lang thang, y rách không chịu vá lại, mà lại bẩn thỉu không giặt, thì hạng này thuộc loại ăn xin thật sự chứ không phải là một vị thầy. Phải phân biệt rõ chứ có nhiều người nói tôi ăn mặc rách rưới lang thang, không cần giặt gì hết, y áo hôi rình mà nói là Phật thì điều đó không đúng đâu. Ông Phật thì bao giờ cũng phải sạch sẽ, cũng phải đàng hoàng, mặc dù là y vải thô vá víu nhưng vẫn sạch sẽ, vẫn oai nghi giới hạnh đàng hoàng. Còn những vị thầy chấp nhận ăn mặc rách rưới nhưng lại bẩn thỉu, xốc xếch, không đúng oai nghi thì những vị thầy đó chỉ là những người mạo danh mà thôi, không đúng oai nghi của Phật.

Cho nên nhìn qua phạm hạnh của người tu trong cách ăn mặc, chúng ta cũng nhận ra bậc chơn tu hay người giả tu. Có những người giả làm người nghèo, làm ra cái hạnh khổ hạnh, nhưng cái khổ hạnh đó không đúng cái khổ hạnh của người tu sĩ đạo Phật. Người lợi dưỡng, sang cả trong ăn mặc của vị tu sĩ, chúng ta cũng biết đó không phải là người tu mà là người chạy theo dục lạc qua hình thức của người tu sĩ, của tôn giáo.

Chúng ta cũng đừng hiểu ăn mặc như trong tranh vẻ về các bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền. Hình ảnh về các bồ tát đó không đúng là hình ảnh của một vị tu sĩ có phạm hạnh của đạo Phật thật sự. Các hình ảnh đó là hình ảnh không giải thoát, không li dục li ác pháp. Mà không li dục li ác pháp thì không bao giờ có thiền định. Chúng ta thấy những tượng của các bậc bồ tát đó thì ta biết các bậc bồ tát đó không có li các ham muốn. Biết vậy, ta phải lìa xa pháp tham mặc, từ giả viển li pháp tham mặc, sống đúng đời sống phạm hạnh để li dục li ác pháp cho trọn vẹn. Ta phải xa pháp y tốt, y xấu.  Tác ý: "Pháp y tốt y xấu phải viển li nơi tâm ta. Ta không chấp nhận các pháp này".

Có người muốn tỏ ra mình ăn mặc y xấu thì người này cũng bị chấp vào y xấu rồi. Chúng ta có cái y, chúng ta mặc nó từ khi mới được cho,còn mới còn tốt, cho đến khi nó cũ rách, cho đến khi không còn xài được nữa mới thôi. Có người y đang mới đang tốt, họ đem vá chỗ này chỗ kia, họ nói làm cho hoại sắc cái y mới đi, làm cho nó trở thành xấu đi. Người này cũng bị chấp cái y đó.

Thầy thấy có thầy cái áo đó chưa phải đúng rách để vá, mà họ cũng đem ra vá vào y áo đó, làm như họ là người khổ hạnh, người giữ đúng phạm hạnh của Phật. Khi y áo mình rách hết rồi, có người cúng dường, mình nhận y đó, lẻ đương nhiên y đó phải mới rồi, mình cũng mặc nó, sau vài năm thì nó phải cũ, phải rách, khi đó mình vá để mặc chứ không phải đem bỏ đi, là không đúng cách.

Cho nên, chúng ta nên xa lìa cái tâm y tốt hay y xấu đó đi, chúng ta chỉ giữ cho đúng cách của một người tu sĩ. Nếu y rách hết mà có người cúng dường cho mình y mới thì mình mặc y mới; chứ không phải nói tôi mặc y rách như vầy ai cũng khen tôi là người có phạm hạnh, rồi bây giờ mặc y mới thì mất phạm hạnh đi. Phạm hạnh là do ở tâm của mình chứ còn cái y không phải là phạm hạnh.

Còn mình thấy cái y này hơi cũ, mình quăng đi rồi tìm y mới để mặc cho bóng láng là cái sai. Thầy muốn nói trên cái ăn mặc của vị tu sĩ để ta thấy pháp y đến thì nó không lường gạt chúng ta được mà nó cũng không làm sai lệch phạm hạnh của người tu. Vì thế chúng ta phải biết để thực hiện trên chỗ ăn mặc của chúng ta cho đúng phạm hạnh của người tu.

Vậy pháp tham y đến, bắt buộc nó phải niệm Phật. Nó niệm Phật như thế nào? Chúng ta phải quán xét lại cách mặc của đức Phật. Ngày xưa đức Phật dùng y phấn tảo, Ngài lượm những vải rách, vải bó thây ma rồi kết lại, sau đó ông Ca Diếp cúng Phật cái y mới thì Ngài trao cái y phấn tảo lại cho ông Ca Diếp (Maha Kassapa),Ngài chấp nhận y mới để mặc. Cho nên ta thấy Ngài có y cũ thì Ngài mặc chứ không bỏ, hay cho tỳ kheo khác. Ông Anada đã nói không nhận cái gì của Phật đưa, hay cái gì người khác cúng dường Phật rồi Phật đưa lại. Như vậy chúng ta đã thấy rõ trong đời của Phật cũng nhận y mới, rồi từ y mới lần lần cũ đi. Chúng ta cũng vậy chứ đâu phải là chúng ta tạo cho y lúc nào cũng cũ hoài để chúng ta chỉ mặc y cũ thôi. Đó là cái sai. Chúng ta chấp nhận y để mặc, đó chỉ là cái tướng của chúng ta trong ăn mặc, cái đó không phải là phạm hạnh.

Thí dụ như Thầy có cái y rách không mặc được nữa thì Thầy làm cái tấm trải chỗ nằm của Thầy khi Thầy đã có y mới. Không mắc mớ gì xé y mới rồi vá lại. Làm vậy có phải là ngu không. Như vậy là chúng ta chấp tướng xấu mà bỏ cái phạm hạnh của mình. Đó chẳng đúng cách của người tu. Cho nên chúng ta không chấp pháp y tốt, cũng không chấp pháp y xấu, không khéo thì chúng làm cho chúng ta lệch lạc phạm hạnh của người tu.

6./ Pháp ham tiền. Khi có người phật tử đến cúng dường ta tiền bạc, ta liền lấy pháp này bắt nó niệm Phật, nghĩa là có phật tử để bao thơ (tiền bạc) cúng dường, mình là vị tu sĩ rồi thì mình lấy cái pháp này bắt nó niệm Phật. Vậy pháp tham tiền này niệm Phật thì Phật có tham tiền không. Đức Phật có cất tiền không? Phật không cất tiền, vậy mình là đệ tử của Phật cũng không cất tiền. Cái pháp tiền này đến đây ghẹo gan mình đây, nó làm cho mình ham nó đây. Vậy mình đem pháp tiền này niệm Phật, đức Phật không nhận tiền thì mình cũng không nhận tiền.

Từ ngày tu hành thành đạo cho đến khi viên tịch, đức Phật không cất giữ tiền bạc, đức Phật chỉ đi xin thực phẩm ăn để sống, đức Phật xem tiền bạc như là rắn độc. Một hôm Ngài đi khất thực cùng Ananda. Ông Ananda nhìn thấy dưới ruộng cạnh đường đi, trong một hang có một hủ vàng, bèn gọi Phật, Phật bảo ông Ananda đó là rắn độc, ta hãy tránh nó đi. Thầy trò rời xa hủ vàng ấy.

Vậy người cầm tiền cúng dường mình là đem rắn độc lại cắn mình. Thế mà ngày nay các thầy không sợ rắn, lại thích tiền, thấy có bao thơ cúng dường thì ham. Cho nên ông nào cũng bị rắn độc cắn.

Khi người phật tử cúng dường tiền thì mình sẽ nói với họ như thế nào? Tôi nhận lòng của phật tử cúng dường, nhưng vì giới luật của Phật cấm chúng tôi nhận tiền, chỉ nhận thực phẩm đủ ăn một bữa trong ngày thôi, vậy phật tử cất lại số tiền này hoặc sử dụng tùy theo ý của phật tử trong xã hội. Như vậy là pháp tham tiền đó đã niệm Phật đó. Nó niệm Phật thì trả lại chủ cũ của nó, mình không bị dính mắc trong pháp cất tiền.

Lấy pháp tham tiền này niệm Phật thì pháp tham tiền này không cám dỗ được ta, nhờ thế ta tránh xa pháp ác, ta không còn nô lệ cho tiền bạc trong cái ăn, cái mặc, cái chùa to nữa. Ta làm chủ được tâm ta. Còn những kẻ không làm chủ được tâm cho nên pháp tham tiền biến họ trở thành tên nô lệ trung thành của tiền bạc. Tiền bạc sai họ làm việc này, việc nọ.

Muốn làm chủ được tâm thì phải mạnh dạn từ khước tiền bạc. Ta nên trạch pháp câu này để nhắc nhở tâm. Tiền bạc là rắn độc, là ông chủ độc tài, đầy gian ác. Tránh xa tiền bạc như tránh rắn độc.""Ta hãy tránh xa, từ bỏ, từ khước, không bao giờ nhận tiền bạc của ai hết. Pháp ham tiền hãy đi đi, ta không nhận ngươi đâu". 

Mình lấy thân niệm Phật, rồi tâm niệm Phật, thì thân tâm Phật làm sao thì thân tâm mình niệm Phật cũng phải giống như vậy.Như vậy chúng ta biết được Tứ Bất Hoại Tịnh rất vi diệu và rất siêu ở trong sự tu tập, vì chỉ có quy y, chỉ thọ Phật Pháp Tăng và giới bổn mà chúng ta đã học; chúng ta nêu lên những cái đó để chúng ta niệm, như vậy chúng ta đã hoàn toàn giải thoát.

Lấy thân thọ tâm pháp giải thích cái pháp. Lấy thân của mình mà TÙY theo cái pháp cho nên đức Phật nói TÙY pháp. Tùy pháp nghĩa là sống nương theo pháp. Cho nên mình lấy thân của mình niệm pháp, lấy thọ của mình niệm pháp, lấy tâm của mình niệm pháp, lấy các pháp của mình để niệm pháp. Mình biết lấy chỗ Tam Quy này làm gốc, mình lôi các pháp ác vào niệm Phật hết, vì vậy mà cái nào cũng niệm Phật, mình li dục li ác pháp rất dễ dàng, rõ ràng và cụ thể, mình được hoàn toàn giải thoát. Các con hiểu chưa? Các con thấy Thầy dạy không phải lấy miệng niệm Phật mà lấy ý niệm Phật, lấy các pháp niệm Phật. Ông Phật đâu có pháp gì nên tâm ông đâu có động. Pháp nào đến với ông cũng giải thoát hết, vì vậy mà mình bắt các pháp niệm Phật thì tâm mình cũng bất động, cũng giải thoát hết. Khi chúng ta bắt các pháp niệm Phật hết, đó là giải thoát hoàn toàn. Chúng ta tu thấy kết quả càng lúc càng rõ ràng, đem đến sự giải thoát rất rõ.

Tất cả các pháp trong thế gian này chúng ta cũng bắt nó niệm Phật được hết, pháp nào đã niệm Phật thì pháp đó đều giải thoát hết. Vì vậy đến chỗ chúng ta biết lấy pháp niệm Phật chúng ta thấy rất tuyệt vời, còn chúng ta không biết lấy pháp niệm Phật thì cái tâm phàm phu của chúng ta bị dính mắc vào các pháp liền, không thể nào giải thoát được. Lấy pháp niệm Phật thì nó hóa giải được tâm của chúng ta.

Đây là Thầy kê ra một số cho biết các pháp. Nhưng các pháp nhiều vô lượng chứ đâu phải ít pháp, có nhiều vô lượng pháp, biết pháp nào xẫy đến cho mình đâu, nhưng hễ cứ pháp nào đến với mình là cứ lôi nó niệm Phật, pháp thiện thì mình cũng bắt nó niệm Phật, mà pháp ác thì mình cũng bắt nó niệm Phật. Thằng lành thì nó niệm Phật dễ hơn là thằng ác. Mình bắt chúng phải quy y Phật hết, cho nó niệm Phật hết.Mình lấy ông Phật cho nó niệm Phật. Thân mình cũng niệm, rồi tâm mình cũng niệm, thọ mình cũng niệm, do đó mình tùy theo các pháp đó mà được giải thoát.

Chúng ta biết tu Tứ Bất Hoại Tịnh là dùng bốn chỗ thân thọ tâm pháp của ta mà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới. Nghĩa là mình bắt đầu từ thân thọ tâm pháp niệm Pháp, rồi thân thọ tâm pháp niệm Tăng. Tới niệm Tăng, Thầy sẽ kê ra những hạnh của các vị thánh tăng ngày xưa như ông Sariputta tu như thế nào, hạnh ông ra làm sao, ông Moggallana tu như thế nào, hạnh ông ra làm sao... mình lấy thân của mình tu phải giống như các bực thánh tăng đó. Rồi cái tâm của mình phải tu như thế nào để giống các bực thánh tăng đó. Rồi cái thọ của mình như thế nào để giống với các vị thánh tăng đó. Rồi các pháp niệm tăng thì phải niệm như thế nào. Do đó nội trong Tứ Bất Hoại Tịnh mình tu xong là cũng giải thoát rồi, cũng đầy đủ hết rồi. Từ đó mới thấy lòng tin của chúng ta đối với đạo Phật tuyệt vời, không bao giờ thối tâm, cho nên gọi là tín lực. Tín lực là lòng tin vào Tứ Bất Hoại Tịnh.

Pháp của Phật là những cái như Tứ Niệm Xứ, Tứ thiền, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, mình lấy thân thọ tâm pháp của mình niệm pháp là tu tất cả những pháp đó.

Quý thầy đã hiểu thân niệm Phật, đã hiểu thọ niệm Phật, đã hiểu tâm niệm Phật, bây giờ quý thầy hiểu tới pháp niệm Phật. Từ tham y rồi tới tham tiền, cho đến tham ăn, tham ưu, tham ái, tham dục, tất cả những pháp này đều bắt nó niệm Phật hết. Như khi có người mắng chửi mình, thì đó là pháp ác, bắt các ngôn ngữ mắng chửi đó niệm Phật thì chúng ta thấy ông Phật đâu có giận, cho nên tâm mình cũng đâu có giận. Các pháp đã niệm Phật rồi, các pháp đã quy y Phật rồi, các pháp đã biết niệm Phật thì nó phải sống đúng theo Phật cho nên pháp đó trở thành pháp thiện, vì vậy chúng ta không giận không hờn khi nghe lời mắng chửi. Không khéo khi nghe lời mắng chửi, mình tức rồi mắng lại người chửi thì pháp đó trở thành pháp ác. Khi có người đến mắng chửi mình thì mình lấy lời mắng chửi đó của họ cho nó niệm Phật. Những lời mắng chửi của họ đã niệm Phật thì tâm của mình không giận người mắng chửi đó được nữa. Quý thầy vừa hiểu cái pháp thứ 6 là pháp tham tiền niệm Phật.

7.- Bây giờ pháp tham ngủ niệm Phật. Pháp tham ngủ là một pháp ngu si, mê muội, lười biếng. Khi gặp pháp đó nơi thân ta, cái pháp đó đến làm cho mình lười biếng buồn ngủ, gục tới gục lui, đi thiếu điều muốn té. Đó là cái ngủ đã tới trong bụng mình rồi, cái pháp tham ngủ đã đến, vậy mình lôi đầu nó đi niệm Phật thì mình mới sáng ra, mới tỉnh ra, ta lấy pháp tham ngủ mà niệm Phật chứ không phải mình đi lạy Phật. Muốn lôi pháp tham ngủ niệm Phật thì chúng ta phải quán xét lại thân Phật. Quán xét xem ông Phật có tỉnh táo không. Ông Phật luôn luôn tỉnh táo, như vậy thì chúng ta phải noi gương của ông Phật, phải tu tập, phải rèn luyện mình, tức là chúng ta đặt pháp tham ngủ niệm Phật đó. Nghĩa là mình coi gương hạnh ông Phật. Phật sống làm sao mà không ham ngủ mà mình lại có. Bắt pháp này niệm Phật thì phải sống đúng như ông Phật. Nó niệm Phật thì phải không tham ngủ nữa. Đó gọi là lấy pháp tham ngủ niệm Phật. Cho nên trong tâm chúng ta có pháp gì thì chúng ta mau mau lấy pháp đó mà niệm Phật. Pháp niệm Phật thì phải theo gương hạnh của ông Phật, có vậy cuối cùng chúng ta mới thắng được các pháp đó.

Muốn pháp tham ngủ niệm Phật thì phải xét xem ông Phật có buồn ngủ không, Phật có bị hôn trầm gục tới gục lui không. Chắc chắn là ông Phật không có chuyện đó rồi, như vậy chúng ta mới lôi pháp tham ngủ đi niệm Phật. Ngày đêm Phật tỉnh thức, không bao giờ buồn ngủ như kẻ phàm phu, do thế mà pháp này niệm Phật thì ta hãy đi kinh hành như Phật.

Cách thứ nhất là mình thấy trong đời sống của Phật đi kinh hành rất nhiều, cho nên mình cũng phải đi kinh hành nhiều.

Cách thứ hai là phải tập tỉnh thức như Phật. Tập theo những lời mà Phật đã dạy mình tu tỉnh thức mới tỉnh, chứ mình không chịu tu tập tỉnh thức như Phật đã dạy thì làm sao tỉnh được. Do đó mình phải tập tỉnh thức như Phật, nghĩa là phải tập tỉnh thức trong giấc ngủ. Mình thấy ông Phật nằm xuống ngủ thì đặt cái niệm trước mặt, trong tâm Phật biết niệm rõ ràng mà thân ông ngủ, đến nửa đêm thì Phật dậy ngồi thiền hoặc đi kinh hành. Ta thấy ông Phật không ngủ gà ngủ gật, không ham ngủ. Như vậy mình phải bắt pháp buồn ngủ này niệm Phật tức là chúng ta phải tu tỉnh thức. Khi đã buồn ngủ, đã lừ đừ lười biếng, là càng lúc càng mê muội, không bao giờ tỉnh ngủ được.

Cho nên chúng ta phải đi kinh hành nhiều như Phật. Chúng ta phải nằm kiết tường rồi tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ như Thầy đã dạy. Như vậy mình mới đặt niệm tham ngủ niệm Phật được, chứ còn nếu mình không tu tập như vậy thì làm sao bắt nó niệm Phật được.

Muốn được tỉnh ngủ như Phật vậy, ta phải trạch pháp câu rồi dùng làm pháp hướng nhắc nhở tâm mình như lí tác ý để nhắc nhở cho mình phá đi cái pháp tham ngủ "Pháp tham ngủ là pháp vô minh, si mê; người đệ tử của Phật phải quyết tâm xa lìa pháp này vỉnh viển, từ khước và chiến thắng pháp tham ngủ không để ở trong thân tâm ta nữa. Từ nay pháp tham ngủ phải lìa xa thân tâm ta, hãy đi đi". Pháp tham ngủ là một pháp cực ác với người tu sĩ của đạo Phật. Do vậy pháp tham ngủ không được ở trong thân tâm ta. Chúng ta dùng pháp hướng này nhắc nhở mình như vậy và đồng thời chúng ta phải tìm mọi cách mà xả buồn ngủ như đi kinh hành, hay chạy một chỗ dở chân cho cao như Thầy đã giảng để phá cho thật sạch sự buồn ngủ. Trong tu hành quý thầy giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh thì buồn ngủ này sẽ đimất, chứ còn giờ giấc không nghiêm chỉnh thì muôn đời không bao giờ quý thầy phá được cái buồn ngủ này. Chỉ cần trật giờ này qua giờ kia 5 hay 10 phút là không nghiêm chỉnh giờ giấc rồi, là không phá sạch buồn ngủ được.

Như Thầy đã dạy cho quý thầy khi chúng ta tu tỉnh thức thì phải dùng pháp hướng tỉnh thức như thế nào. Đi kinh hành mà tu tập tỉnh thức trong khi chúng ta dùng Tứ Vô Lượng Tâm. Dùng kinh hành trong tỉnh thức bằng tâm từ thì chúng ta đi mà nhìn xuống chân đi để tránh dẫm đạp lên chúng sanh, để tránh không đạp côn trùng giết hại chúng sanh đó là chúng ta tu tỉnh thức trong Tứ Vô Lượng Tâm đó. Nhưng khi chúng ta đi kinh hành để thư giản, để tỉnh thức trong cái thư giản thì chúng ta đi như người vô sự, không lưu ý, không chú ý cái gì hết.

Nếu chúng ta tu tỉnh thức trong hành động mà áp dụng qua thư giản thì nó lại sai. Cho nên mỗi mỗi cái tỉnh giác đều có cái riêng biệt mà quý thầy muốn tu tập cho đúng thì phải hỏi lại cho kỹ từng hành động đó để mỗi khi quý thầy tu cái nào thì phải đúng với hành động của cái đó. Có như vậy nó mới đem lại kết quả của sự tu tập.

Rồi quý thầy phải có cái tỉnh thức trong giấc ngủ, khi nằm xuống quý thầy phải đặt cái niệm như thế nào để được tỉnh thức trong giấc ngủ. Quý thầy phải hỏi cho rõ rồi tập luyện thì nó mới đạt được kết quả, mới phá được cái hôn trầm thùy miên si mê trong giấc ngủ của quý thầy.

8./ Pháp tham danh. Danh là một pháp khiến cho người ta ham mê thích thú, hãnh diện. Dù ít hay nhiều con người dễ bị pháp danh lôi cuốn và cám dỗ, làm cho lạc mất con đường giải thoát, đắm chìm trong bể sanh tử luân hồi mà họ không hay biết.

Chúng ta phải thấy rõ ràng pháp danh này rất độc, thường thường người ta hay chạy theo cái danh. Hầu hết các tu sĩ hiện giờ đang sống trong biển danh lợi. Rất đáng thương cho kiếp sống tu hành của họ. Họ đều bị quỵ ngã trên pháp danh. Thí dụ như các tu sĩ học có cấp bằng cử nhân hay tiến sĩ. Những cấp bằng đó là những cái danh làm cho người tu sĩ mê mệt vì nó. Người có cấp bằng đó nổi danh hơn người không có cấp bằng. Đó là cái danh đã làm cho người tu sĩ không thấy được con đường giải thoát của đạo Phật, chỉ lấy những kiến giải của mình trên cái học thức của danh đó đem ra dạy người khác, trong khi mình chẳng tu tập giải thoát, tu tập chẳng ra ôn gì cả, mà lại dạy người ta thế này thế khác, chê bai người tu chứng không học như họ. Đó là cái giả danh của họ, chỉ đưa họ đến con đường sanh tử luân hồi mãi mãi, không bao giờ giải thoát được.

Khi học xong trường cơ bản Phật học, rồi lên Đại Học Vạn Hạnh để thi cử nhân thì bắt đầu có danh rồi đó. Chúng ta hãy dẹp cái danh đó xuống, bắt nó niệm Phật, do đó nó mới dứt đi, chứ không khéo nó chạy nữa, chạy qua tới Ấn Độ rồi mang cấp bằng tiến sĩ để về lòe thiên hạ chơi chứ không tu tập gì, chỉ có học và học, tức thu thập kiến thức sách vở, không tu tập giải thoát cái gì. Đau thì rên la, họ có đủ thứ khổ. Thật sự các cấp bằng đó chỉ là cái danh; cái danh đó làm cho biết bao nhiêu người chết.

Gặp pháp danh này ta bắt nó niệm Phật liền. Phật thì danh lợi đã xả hết nên khi pháp danh này niệm Phật thì tâm Phật bất động trước nó, do thế tâm ta cũng bất động, không bị pháp danh xỏ mũi, nghĩa là khi chúng ta biết nó rồi thì cái danh không thể xỏ mũi chúng ta được, chúng ta phải từ khước, không sống trong bất cứ cái danh nào.

Như gần đây có những phật tử về đây và được nghe Thầy giảng về các pháp Tứ thánh định, Tứ Như Ý Túc rồi họ mong Thầy đi ngoại quốc giảng cho các phật tử Việt Nam tại những nước họ đang định cư được nghe về các pháp đó. Nhưng Thầy không chấp nhận, vì đi như vậy là tạo danh cho mình.

Phật đã dạy "Khi người tu sĩ có danh có lợi, có sự cu