TRẢ LỜI CHO TU SINH
Bữa học hôm nay Thầy sẽ trả lời cho các con, các con có gì thì cứ hỏi, đây là những lời trả lời cuối cùng đối với các con. Minh Cảnh có gì hỏi Thầy?
Thầy đọc thư của cô Minh Cảnh trình bày sự tu tập, xin Thầy xem cô tu đúng hay không. Chỗ nào đúng thì Thầy cho đúng, chỗ nào sai thì Thầy nói sai để biết mà sửa lại.
Trước khi đọc, Thầy nhắc lại: Cuộc sống của chúng ta với sự tu tập phải phù hợp, nếu không phù hợp thì khó tu lắm. Các con đừng tưởng mình đi khất thực ăn rồi thành Phật được đâu, sống như thế nào thì nó mới phù hợp pháp, sống như thế nào thì đúng pháp, sống phải như thế nào thì mới có thể giải thoát được. Khó lắm chứ không phải dễ đâu.Như bây giờ quý thầy sống ở đây, đâu có làm gì đâu. Ở đây không cày ruộng, không cuốc đất, không làm rẫy, mà đúng giờ ra có cơm ăn, ai nấu cơm không cần biết, như thời đức Phật đi xin. Nhưng quý thầy có ngậm cái miệng của mình không? Nói chuyện cho đả thì như vậy có tu được không.
Cho nên khi vắng Thầy rồi, ngồi một mình mới nhớ hồi đó Thầy biểu độc cư mà mình không chịu độc cư, có người nấu cơm cho ăn mà cứ tìm người nói chuyện. Còn thích nói chuyện thì tu không thành được.
1./ Đây là thư của cô Minh Cảnh:
Kính bạch Thầy, con xin trình bày về 4 loại định mà con đang tu tập định nào tu đúng, định nào tu không đúng, xin Thầy chỉ dạy để con không phí bỏ thời gian.
Đầu tiên, con xin trình về cách con tu định vô lậu. Vào đầu, con ngồi kiết già, quan sát sắc thân vô thường này do đất nước gió lửa hợp thành. Con phân tích ra đất cũng vô thường, nước cũng vô thường, gió cũng vô thường, lửa cũng vô thường; 4 đại hợp thành sắc thân vô thường thì thọ cũng từ nơi sắc thân vô thường mà có, thì thọ không thể thường được mà là pháp hoại diệt vô thường.
- Ở đây, theo Thầy thấy định vô lậu mà con đã quán như vậy thì phải cố gắng quán sâu hơn nữa. Sắc thân của chúng ta là do 4 đại đất nước gió lửa kết hợp mà con quán như vậy thì chưa đủ, con cần quán sâu hơn nữa. Phải thấy 4 đại hòa hợp như thế nào, kết hợp như thế nào, câu hữu lại như thế nào. Thí dụ thổ đại câu hữu với thủy đại, thủy đại câu hữu với hỏa đại. Hỏa đại câu hữu với phong đại như thế nào mà nó trở thành cái thân chúng ta. Rồi nó tan hoại như thế nào, nó không câu hữu với nhau thì nó tan hoại như thế nào.
Chúng ta phải suy tư tìm hiểu thì cái chúng ta suy tư tìm hiểu đó gọi là tri kiến giải thoát. Phần suy tư đó để chúng ta thâm sâu hơn về sắc thân. Như suy tư về cái thọ, bởi vì ở trong thân ngũ uẩn có sắc, thọ, tưởng, hành và thức, thì sắc câu hữu, kết hợp lại với cái thọ cho nên chúng ta có cảm giác về cái thân này. Ai đánh thì chúng ta nghe đau. Cái đau, cái cảm biết đau đó, nếu không có ai đánh thì cái sắc chúng ta không có thọ, mà khi bị đánh hay bị con vật gì cắn thì chúng ta nghe đau thì đau đó là cái thọ. Vậy thì cái thọ do cái thức kết hợp với sắc thân của chúng ta, cho nên gọi là sắc thọ. Khi chúng ta biết cái đau là do có sự kết hợp của 3 cái: Sắc Thọ Thức, các con hiểu không?
Ở đây là dịp để Thầy dạy cho các con biết rằng cái thọ là có sự câu hữu: nó câu hữu với cái sắc thân, nó câu hữu với cái thức thân, nó câu hữu với cái hành của thân. Thọ câu hữu với cái tưởng làm ra cái tâm của chúng ta luôn luôn bị giao động, không được yên ổn, không được giải thoát. Do đó chúng ta rất sợ hãi trước cái thọ.
Những buổi thuyết giảng như vậy giúp cho các con hiểu biết để khi các con đứng trước cái đau đớn tận cùng của sắc thân, cho đến khi các con chịu đựng cái thọ đau đớn tận cùng của sinh mạng mà các con vẫn giữ được cái tâm bất động, làm cho sự câu hữu của sắc thọ tưởng hành thức này không tác động được tâm các con. Khi cái thọ đó không tác động được tâm thì tất cả đều trở thành mát lạnh, giải thoát tâm hồn của các con. Như vậy con còn phải quán xét hơn nữa, còn phải tu tập hơn nữa.
Từ cái sắc, thọ, thức con đều quan sát như vậy, quan sát đến đâu thì thức theo dỏi đến đó. Cũng quan sát từ tóc đến mắt tai mũi lưỡi cổ họng tim gan bao tử, thận, mật, ruột già, ruột non đều quan sát như trên, đều là vô thường, các pháp hoại diệt, cho đến tham sân si cũng từ nơi sắc thân vô thường mà có.
Về sự quán này thì con hơi có sự lộn xộn, nghĩa là con phải quán như thế nào cho đúng. Bây giờ mình quán từ tóc, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của con, từ trên đỉnh đầu cho tới chân, từ chân trở lên trên cho tới đỉnh đầu; con quán nó hoặc là bất tịnh, hoặc là vô thường. Phải phân biệt quán cho rõ ràng.
Nếu con quán nó vô thường thì con phải quán nó như thế nào? Như quán về tóc thì lúc nhỏ tóc đen, bây giờ già thì nó bạc. Đó là nó vô thường. Nó có sự thay đổi. Hồi nhỏ thì tóc rậm dài, bây giờ già tóc rụng gần hết, bị sói cho nên đó là vô thường. Con nên quán nó vô thường theo từng phần. Con thấy nó vô thường mà con không nói ra cái vô thường của nó, cái thay đổi của nó thì không thấu rõ được cái vô thường. Như nói con mắt của con là vô thường thì con phải quán nó hồi còn nhỏ thì con mắt sáng tỏ, bây giờ già thì không còn sáng tỏ nữa, mà bị mờ. Tóc thì hồi nhỏ đen bóng mà bây giờ thì tóc trắng bạc, nó vàng đi. Nó không còn như trước. Cái trắng bạc, cái vàng đi là sự vô thường của nó. Thầy muốn nói con phải quán từng phần để thấy thế nào là vô thường của các bộ phận trong thân, như tóc, mũi, cổ, họng, tim, gan, ruột, mật, phèo phổi,... thế nào là sự vô thường của các bộ phận đó, nghĩa là con phải quán từng cái. Do đó con phải đặt ra cái niệm cho từng bộ phận, rồi con phải suy xét, mới tìm thấy cái vô thường của từng bộ phận.
Còn nếu con quán nó là bất tịnh thì nó hôi, nó thúi như thế nào khi bị chết, bị giải phẩu. Đó là sự bất tịnh của thân con. Còn sự chuyển biến theo thời gian, từ dạng này qua dạng khác là cái hành. Sự thay đổi dạng của nó như thế nào thì đó là cái hành. Cho nên ở đây quán phần nào cho ra phần nấy.
Ở đây Thầy hướng dẫn thêm, nếu các pháp là vô thường thì phải nói cho rõ sự vô thường của nó, chứ mình chỉ dùng chữ vô thường mà mình không nói rõ tóc từ đen nhánh chuyển thành bạc. Như vậy là mình chỉ nói vô thường suông mà không chứng minh sự vô thường.
Thương ghét hơn thua tham muốn.
Ở đây con nói luôn cả tham sân si. Tham sân si không phải là sắc thân của con mà nó là các pháp. Muốn quán được như vậy thì con phải quán phần TÂM của mình. Tham sân si mạn nghi tức là ngũ triền cái.
Chỉ vì vô minh mà cảm nhận lấy sự thương ghét.
Ở đây con nói thuộc về tâm. Con quán cái thân thì con phải quán cho rõ, phải phân biệt phần nào ra phần nấy cho rõ. Quán về tâm là tâm, mà quán về thân là thân. Quán về tâm là quán về thọ, quán về tưởng chứ không quán về thức. Về định vô lậu, con quán phần nào cho ra phần nấy để phá cho sạch lậu hoặc, quán cho rõ ràng.
Nhưng cuối cùng là ảo giác giả tạo, con đặt niệm trước mặt là thọ vô thường. Con gọi 6 căn bám vào niệm thọ trước mắt, đừng để thất niệm.
Ở đây theo Thầy thấy con nên gọi 6 căn bám chặt vào tụ điểm để cho nó nằm yên trên tụ điểm đó mà không hướng ra 6 trần, không dính mắc 6 trần. Còn con quán 6 căn này như mắt tai mũi miệng hồi nãy là con thấy sự thay đổi sự vô thường của nó, như mắt hồi nhỏ thì xanh, lớn lên thì vàng, thì bạc, mờ, không thấy rõ nữa thì đó là vô thường của nó.
Còn về phần con nói ở đây bảo cho nó bám chặt vào cái niệm thọ thì làm sao nó bám chặt vào niệm thọ được. Thí dụ như cái ý thức mà nó bám vào cái thọ, thì cái thọ là cái cảm nhận của thân của con, chỗ nào đau nhức nó mới sanh ra cái thọ câu hữu với cái sắc, nó làm cho con khổ sở. Như cái đầu nhức mà con biểu ý thức bám vào cái đầu để biết đầu nhức thì nó nhức chết còn gì. Cho nên cái này không được. Bảo 6 căn phải bám vào tụ điểm, đừng bám vào chỗ đau nhức của sắc thân của con, thì chỗ đó sẽ không còn đau nữa. Như vậy con sẽ phá đi cái thọ, không còn làm cho con đau đớn trước cái thọ, trong khi 6 cái thức của con luôn luôn nằm chặt trên tụ điểm, nó làm cho tâm con không duyên qua thọ, do đó thọ không còn làm cho con khổ nữa.
Con quan sát từng phần, con ngồi 1 giờ tu định vô lậu, trong đầu óc không có một niệm gì xen vào, rất sáng suốt.
Không phải. Chỗ này con lộn. Khi con tu định vô lậu thì luôn luôn con có một tri kiến giải thoát theo cái niệm mà con đặt trước mắt, nó thấy từ cái niệm này đến cái niệm khác. Con thấy vô thường như thế nào của cái thân, thì như vậy trong đầu óc của con không thể nào không có niệm, mà nó phải có sự suy tư, nó có dòng tư tưởng liên tục chứ không thể nào như thế này “Con quan sát từng phần, con ngồi một giờ tu định vô lậu, trong đầu óc không có một niệm gì xen vô”. Con nói "trong đầu óc không có một niệm gì xen vô” là sai, bởi vì khi con dùng cái trí tuệ của con để quan sát, thì cái niệm đó làm động tâm con rồi chớ không phải ở trong đầu óc của con là thanh tịnh, con hiểu không? Nó thanh tịnh là nó trống rổng, không có cái niệm nào xen vô. Ở đây đọc thì người ta hiểu rằng trong đầu của con lúc bấy giờ đang quan sát cái thân vô thường của con, tức là con có dòng tư tưởng tri kiến giải thoát đang đi theo các pháp vô thường thì niệm khác không thể xen vô được. Bởi vì trong dòng tư tưởng về vô thường thì làm sao có niệm nào khác hơn niệm này. Đó là cái sai thứ nhất của con.
Nếu đầu óc của con bây giờ hoàn toàn không có niệm thì nói "Không có niệm xen vô" thì mới được, mới đúng cái rất sáng suốt và tỉnh thức. Bây giờ cái suy tư đang đi theo cái dòng tư tưởng của nó để quán sát cái thân là vô thường. Vì đang đi theo cái dòng suy tư cho nên không có niệm gì làm cho nó quên cái niệm đó được. Đó là pháp quán, cái thiền quán làm cho con hiểu được cái thân vô thường để không bị dính mắc, chớ không phải đầu óc con rổng rang, không có niệm gì xen vô. Khi nó đang có cái niệm quán thì không có cái niệm khác xem vô được. Con phải phân biệt như thế này khi con đang có một cái niệm để quán mà cái niệm ấy đưa ra một dòng tư tưởng thì không có cái niệm nào xen vô được, cho nên nó không có niệm khác xen vô, chứ không phải là không niệm. Còn khi con ngồi đây mà giữ tâm không có một niệm nào hết, hoàn toàn thanh thản, hoàn toàn không có niệm, nó đang ở trong nhất niệm hoặc là nó đang ở trong tâm thanh tịnh không có niệm, thì con nói không có niệm gì xen vô, nó vô niệm, là đúng. Cũng như đức Phật thí dụ trong đời chỉ ra đời một bậc Alahán, không thể đồng thời có hai bậc Alahán được.
Như vậy, chúng ta biết là đang ở trong nhất niệm thanh tịnh của tâm, cho nên nó mới không có niệm nào xen vô. Nếu có niệm nào khác xen vô thì niệm đó gọi là vọng tưởng. Còn bây giờ trong tâm của chúng ta đang có một cái niệm, tâm đang suy nghĩ về tóc tai mũi miệng,... nó đang suy tư về tóc tai mũi miệng,... cho nên lúc bấy giờ không thể nào có niệm khác xen vô được, không thể có niệm khác được, không có niệm khác nữa được, vì nó đang có cái niệm là cái niệm đang suy tư. Như vậy không thể nói là không niệm. Tâm đang có cái niệm thì nó không thể có cái niệm thứ hai nữa được. Con phải phân biệt rõ chỗ này.
Khi chúng ta nói rằng trong đầu chúng ta đang có một cái niệm thì đương nhiên không thể có cái niệm thứ hai, không thể có niệm khác xen vô được. Còn khi chúng ta giữ trong đầu không có niệm, giữ không kỹ thì nó mới có niệm khác xen vô. Còn bây giờ đang có niệm thì không thể nào có cái niệm khác được vì trong đầu chúng ta luôn luôn lúc nào cũng có cái niệm, mà cái niệm đó là do chúng ta điều khiển chủ động cho niệm đó khởi ra, chớ không phải để cho nó tự động khởi ra. Nếu nó tự động khởi ra thì đó là vọng tưởng. Còn bây giờ mình điều khiển cái niệm đó, niệm đó gọi là thiền quán hay định vô lậu. Chúng ta dùng cái niệm đó để quan sát thấu suốt cái lí lậu hoặc để chúng ta dẹp lậu hoặc đi, đó là cái niệm. Cho nên khi đã có cái niệm đó thì không còn có cái niệm thứ hai được nữa. Con hiểu không?
Cho nên chỉ khi nào chúng ta giữ đầu óc của chúng ta cho nó không có niệm, mà nếu nó có niệm thì mới gọi là có niệm khác, hay nó không có niệm thì nói nó không có niệm khác xen vô. Còn bây giờ nó đã có niệm thì không thể nào có cái niệm thứ hai nữa, cho nên không thể nào nói có cái niệm thứ hai xen vô được.
"Thì tự thấy được toàn thân vô thường" Đó là cái niệm quán xét vô thường cho nên mới thấy toàn là vô thường. Từ dòng máu lưu thông toàn cơ thể đều là vô thường, nó hằng sanh diệt, hằng diễn biến, hằng thay đổi không ngưng nghĩ, thấy từng cọng tóc, từng lổ chân lông, từng tế bào đều sanh diệt vô thường".
Ở đây con dùng một số từ để chỉ cho sự vô thường chứ chưa phải chỉ cái hành tướng, cái trạng thái vô thường của các pháp ở trong thân con. Chỉ nói cái lí suông suông như một người biết cái lí mà không có cái hình tướng để thấy sự vô thường. Thầy muốn nói mình muốn nói lên danh từ đó để chỉ cho sự vô thường rõ ràng thì phải nói dòng máu ở trong thân vô thường như thế nào, lúc thì đỏ, lúc thì đen, đó là sự thay đổi vô thường, lúc thì nhiều lúc thì ít, khi máu nhiều thì nó lại căng đầu chúng ta lên, khi nó ít nó làm chúng ta giảm xuống như thế này thế khác, đó là sự vô thường, đó gọi là vô thường. Còn nói về sự vô thường của tóc chúng ta xưa đen, nay trắng. Đó là sự vô thường.
Con không nói rõ hình ảnh của trạng thái thay đổi mà con chỉ nói danh từ suông, con không diễn tả được trạng thái vô thường, cho nên không thấm được cái lí vô thường. Con hiểu chưa? Thầy muốn nói thà là con nói ít, con quán tóc vô thường thì con nhớ hồi nhỏ tóc mình dài và đen mượt rất đẹp, còn bây giờ già rồi, tóc bạc trắng mà thưa, vì rụng. Đây là tóc vô thường. Bây nhiêu đủ để chúng ta thấy nó vô thường, mà nó rõ nét. Phải không? Còn bây giời mình nói nó vô thường mà mình không diễn tả được trạng thái vô thường của nó thì mình không thấm sâu, không thấy được cái lí vô thường của nó, mình chỉ nói vô thường suông, không thấy cái vô thường. Con chỉ nói nó vô thường thì cũng như Thầy nói thân của tôi là vô thường, khổ, không, vô ngã; chỉ nói như vậy nhưng tôi chưa biết nó vô thường như thế nào.
Nếu Thầy nói cái thân tôi vô thường, tôi nhớ lại hồi nhỏ, còn ở tuổi 20-25 thì sức tôi khỏe, tôi có thể làm mà không biết mệt, thuyết giảng không mệt; còn bây giờ tôi đã 60 tuổi, 70 tuổi mà nói một thời pháp như vầy thì tôi thở hết muốn ra hơi, do đó tôi thấy cái thân tôi đã kém rồi, cho nên tôi biết nó là vô thường. Hồi nhỏ thì da mặt tôi thẳng, không nhăn nheo, không có những vết tàn nhang, những vết nâu đồi mồi trên mặt, bây giờ thì trên mặt có những cái này, da nhăn, răng rụng,... đó là sự vô thường của thân tôi.
Quán vô thường là phải quán như vậy để cho mình thấy sự thật vô thường, nhờ vậy mình mới không có chấp thân của mình là cái ngã của mình nữa. Mình thấy nó là vật vô thường, làm cho mình khổ. Và mỗi lần vô thường vậy thì nó xẩy ra như thế nào: sức khỏe tôi dần dần mất đi, trải qua bao nhiêu lần bịnh đau, mà mỗi lần bịnh đau làm cho sức khỏe tôi kém dần, cho nên ngày nay sức khỏe tôi gần như kiệt quệ, làm cái gì nặng tôi thở quá nhiều. Đó là sự vô thường của thân tôi. Các con thấy mình cũng quán vô thường, mà quán đúng cách thì nó thấm được cái lí. Khi thấm được cái lí thì không còn chấp thân là ngã nữa, không còn chấp thân là của mình nữa.
Có những phần mà mình phải thấu suốt, chứ không khéo mình dùng danh từ vô thường, nhai đi nhai lại vô thường mà không thấy tướng vô thường của nó.
Thấy đúng như thật là vô thường cho nên cái đau nhức, cái khó chịu biến mất, xả thiền ra có sự an lạc. Lúc ngồi thiền cái thọ làm con cảm thấy đau, mà xả ra thì thấy an lạc. Con đặt niệm thọ. Con nói chung chung từ sắc thọ tưởng hành thức, con gồm chung ở chỗ này con nói chung. Lẻ ra con viết bài này con phải nói: Bây giờ con quán cái sắc, rồi ở trong cái sắc đó con phải quán tóc tai, mũi miệng.
Con có nhớ bài kệ của vị ni quán tóc của mình, rồi tới mặt mũi của mình... lần lượt vị ni quán để thấy được tướng vô thường của thân. Thầy phải nêu lên gương hạnh của những người tu định vô lậu quán vô thường như thế.
Thấy đúng như thật là vô thường cho nên cái đau nhức khó chịu biết mất, xả ra có sự an lạc. Thưa Thầy nhận thấy như vậy có phải là tri kiến giải thoát hay không?
Chưa đúng đâu. Tri kiến giải thoát lột sạch ra tất cả những cái gì gọi là vô thường. Nó thấy rất là thấu suốt, nó nhìn thấu sự vô thường, nó thấy cái thân của nó bất tịnh là nó ghê gớm vô cùng, nhìn thấy sự thay đổi của cái thân, nó thấy được đường đi nước bước của nhân quả chi phối từng phút giây rất rõ ràng. Lúc bấy giờ người quán được cái vô lậu, thấy được cái thân vô thường, người ta thấy được đường đi của nhân quả, thấy đường đi đó rất rõ ràng. Do sự quán xét thấu suốt như vậy, nó làm cho chúng ta có trí tuệ giải thoát. Còn ở đây quán như vậy chỉ là một số từ để nói lên sự vô thường của nó, mà không thấy hình ảnh vô thường.
Thầy muốn nhắc chung cho các con lấy bài của cô Minh Cảnh để tu định vô lậu diệt sạch lậu hoặc của chúng ta cho đúng.
Con vẫn tiếp tục tu định vô lậu cho đến khi chứng đạt được tâm bất động mới thôi hay sao, kính mong Thầy chỉ dạy thêm.
Bây giờ con tu định vô lậu mà thấy đã vô lậu là như thế nào tức là li dục li bất thiện pháp. Con thấy tới bữa ăn con không thích ăn đâu, con không thèm món ăn nào nữa hết. Con thấy là con li được tâm ham muốn ăn rồi, con thấy mọi vật chung quanh con, thậm chí như các lời dạy trong băng của Thầy con cũng không ham thích nữa, chỉ còn biết tu cho đến ngày giải thoát mà thôi. Hiểu được cái gì làm cái nấy chứ không muốn nghe nữa bởi nghe nhiều khi nó còn gợi chúng ta những ham thích. Đó là chưa li được dục.
Cho nên ở đây lời Thầy dạy cho các con đúng cái pháp vô lậu. Những người tu định vô lậu rồi thì không còn thích nghe gì hết, chỉ muốn âm thầm sống trong trầm lặng để giải thoát tâm hồn của họ chứ họ không bao giờ còn thích nghe băng, nghe đĩa, nghe này kia, hoặc còn thích pháp này pháp kia. Biết cái gì tu được là họ nỗ lực tu cái đó chứ họ không ham thích nữa cái gì khác nữa. Họ hoàn toàn buông xuống hết, không còn một vật gì, chỉ còn hai bàn tay trắng mà thôi. Đó là định vô lậu.
Định vô lậu giúp chúng ta li dục li ác pháp để chúng ta nhập được Sơ thiền. Định vô lậu tu để nhập được Sơ thiền và từ chỗ Sơ thiền đó chúng ta nương vào hơi thở để nhập Tứ thiền làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Đến như vậy mới là tu xong.
Còn bây giờ con thấy dính mắc một cái gì đó và tối nằm ngủ còn chưa tỉnh thức, tức là chưa vô lậu. Tại sao vậy? Tại khi nằm ngủ, thân ngủ mà cái tâm luôn luôn biết hơi thở tức là khi ngủ tâm vẫn tỉnh thức trong hơi thở. Vì vậy người tu thiền theo đạo Phật mà tâm li dục li ác pháp rồi thì họ rất tỉnh thức. Họ rất tỉnh thức thì họ không ham ngủ, không ham ngủ thì khi họ ngủ không bao giờ có chiêm bao, không bao giờ mệt nhọc. Còn bây giờ nếu các con không ngủ một đêm là cảm thấy mệt nhọc, đã muốn bịnh rồi, như vậy là chưa tỉnh thức. Do tu định vô lậu này thì nó đạt thành sự tỉnh thức. Hết tu vô lậu thì lúc bấy giờ các con hoàn toàn li dục li ác pháp, hoàn toàn không có mộng mị chiêm bao, thức tỉnh suốt trong đêm ngày, ngủ mà như không ngủ, như vậy là các con tu định vô lậu đã đạt được. Là hết tu định vô lậu.
Con tu định vô lậu trước để quét sạch cái đau nhức khó chịu rồi sau đó con mới tu định niệm hơi thở có chất lượng.
Đúng vậy. Định vô lậu phá cái thọ, nó quét sạch cái thọ làm cho tâm của con trước cái thọ đau khổ mà không giao động. Không có nghĩa định vô lậu làm cho thân con hết đau khổ, nhưng thân tuy đau khổ mà tâm của con không giao động trước cái đau khổ của thân. Con hiểu chưa? Không phải định vô lậu làm cho con như có một liều thuốc tê chấm dứt sự đau khổ, làm cho hết đau khổ của thân. Nó vẫn có đau khổ nhưng tâm của con vô lậu cho nên trước cái thọ đau khổ đó của thân, tâm của con không có giao động, tâm con không sợ hãi; nó đau mặc đau, con chỉ biết giữ cái tâm con nằm chặt ở trên tụ điểm, nằm chặt ở trên đối tượng của 6 cái thức mà thôi. Nó đau mặc đau, rồi sau đó con mới tu định niệm hơi thở.
Tu định niệm hơi thở, mới đầu vô con tu hơi thở bình thường khoảng 5 phút, bắt đầu hướng tâm thở hơi thở chậm nhẹ, 6 căn bám nhẹ vào tụ điểm và từ từ vận dụng hơi thở chậm nhẹ hơn nữa. Có hơi thở nhẹ và chậm như không có hơi thở mà vẫn vận dụng 6 căn bám chặt tụ điểm, tai con còn nghe âm thanh quá rõ cho nên con gọi nhĩ thức câu hữu với thân thức bám chặt tụ điểm thì bắt đầu nhĩ thức mới bám vào tụ điểm. Thưa Thầy, hiện giờ con nên phá âm thanh trước rồi sau mới tịnh chỉ hơi thở, hay là hướng tâm tác ý đồng một lượt phá âm thanh và tịnh chỉ hơi thở.
Không phải. Bây giờ con không nên theo hơi thở mà tâm con chỉ nương hơi thở, nằm trên hơi thở chậm và nhẹ rồi bắt đầu mới phá âm thanh với hơi thở đó, sau đó mới tịnh chỉ hơi thở để mà phá thọ. Nghĩa là phá thọ sau khi phá âm thanh, nương vào hơi thở để tịnh chỉ hơi thở, làm cho hơi thở ngưng để nhập Tứ thiền, đó là phá thọ. Còn bây giờ ý thức nằm trên hơi thở, thì biết hơi thở ra hơi thở vô nhưng luôn luôn lúc nào cũng kêu gọi nhĩ thức phải tập trung, phải nằm chặt trên tụ điểm và luôn luôn lúc nào cũng không được nghe âm thanh bên ngoài, nhĩ thức phải nằm trên tụ điểm nghe hơi thở, không được nghe ra ngoài. Dùng pháp hướng mà nhắc nhĩ thức như vậy thì nhĩ thức mới bám chặt trên tụ điểm, nó mới không nghe ra ngoài. Từ đó con mới phá được âm thanh. Không khéo thì con cứ nghe âm thanh, mà âm thanh thì dễ lôi cuốn cái thọ. Âm thanh câu hữu với cái thọ làm cho cái thọ tác động cái thân. Khi thân con bị thọ rồi thì cái thân tác động ý thức, ý thức bị giao động nên tâm bị giao động theo cái thọ. Cho nên khi ngồi kiết già đau chân quá chịu không nổi, phải xả ra, phải lôi chân xuống. Việc đó làm cho con mất định đi. Cho nên muốn được định thì phải phá âm thanh trước. Âm thanh không câu hữu với cái thọ; cái thọ không câu hữu với cái thức; cái thức không câu hữu với cái tâm thì tâm của con mới bất động, nó yên lặng ở trong trạng thái định. Nhớ chưa? Con phải phá âm thanh trước.
Tu định chánh niệm tỉnh giác, con tu trong mọi hành động và lúc nào cũng kèm theo tâm từ bi hỉ xả và hướng tâm gọi ý thức hãy sống trong hiện tại, phải chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nói nín, đại tiểu tiện, luôn luôn phải tỉnh giác.
Ở đây các con muốn tu tỉnh giác thì hãy nghe lại lời dạy của Thầy trong băng, mới thấu rõ cái chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác có nhiều cách thức tu, mà nó phải lợi dụng trong hành động đi kinh hành, lợi dụng trong hành động làm hằng ngày của chúng ta. Tu chánh niệm tỉnh giác thì phải tu tỉnh giác trong tất cả mọi hành động hằng ngày. Chúng ta tu chánh niệm tỉnh giác nhiều hơn và lúc nào cũng thực hiện tu chánh niệm tỉnh giác để cho có sức tỉnh. Cho đến khi chúng ta có sức tỉnh trên hơi thở đến độ chúng ta ngủ như không ngủ. Đó là mức cuối cùng của tĩnh giác mà các con phải tu tập cho đạt được để phá 18 loại tưởng, các con không còn chiêm bao trong khi ngủ nữa, luôn luôn tỉnh giác. Và đồng thời phá vọng tưởng.
Dưới đây con xin Thầy chỉ dạy cho con tu định sáng suốt cho đúng.
Định sáng suốt có nghĩa là khi chúng ta thực hiện định vô lậu xong mà ngồi lại thì tâm sáng suốt cho nên chúng ta giữ cái tâm sáng suốt đó, cái tâm yên lặng, cái tâm vô sự tức là pháp môn thư giản làm cho thân tâm chúng ta trở về trạng thái an ổn nhứt, không có mệt nhọc, không có đau khổ chứ không có nghĩa ngồi tập trung trong cái sáng suốt. Nếu tập trung trong cái vô sự, trong cái thanh thản, như vậy là sai. Người tu định sáng suốt, định thanh thản này là người thư giản cho thân tâm trở về trạng thái an ổn nhất, không bị mệt nhọc, không bị rối loạn. Như vậy không phải định sáng suốt này là cái định tập trung làm cho tâm mệt thêm. Làm như vậy thì không phải là định sáng suốt nữa.
Muốn tu tập buổi khuya ngồi ghế bình thường mà tỉnh táo, không bị buồn ngủ. Xin Thầy chỉ dạy cho con biết thời gian tu cả 4 loại định có hay không chênh lệch.
Bốn loại định đó thì định Chánh Niệm Tỉnh Giác phải tu nhiều, định Vô Lậu thì phải tu ít hơn định Chánh Niệm Tỉnh Giác, định Hiện Tại An Lạc Trú tu rất ít, chỉ tu một lần trong một đêm ngày. Mỗi loại định như định Hiện Tại An Lạc Trú, định Chánh Niệm Tỉnh Giác, định Vô Lậu, sau khi tu mỗi loại định như vậy rồi thì nên thư giản thân tâm bằng định Sáng Suốt, nghĩa là xen kẽ định Sáng Suốt vào sau mỗi khi tu các loại định khác để thư giản thân tâm, làm cho thân tâm an ổn và bình thường, phục hồi lại trạng thái bình thường, không còn mệt nhọc sau mỗi khi các con tu các định kia xong. Nó có tên là định Sáng Suốt là làm cho trong người chúng ta khỏe khoắn trở lại mà tu tập cái khác, coi như là sau thời gian làm việc mệt chúng ta được nghỉ ngơi. Định Sáng Suốt có nghĩa là sự nghỉ ngơi.
Thưa Thầy từ ngày Thầy dạy giáo án đến giờ, tâm con xả sạch, tâm con an ổn, ăn ngày một bữa không còn thấy đói gì cả, không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn uống hay thèm khát gì hết, cứ đến giờ là đi ăn. Tâm thanh tịnh nên tâm dục tự nó mất tiêu, không bao giờ hay. Con chẳng thương mà cũng chẳng ghét ai cả, muốn sống độc cư, sống trầm lặng không làm việc gì hết nhưng bổn phận phải làm, không muốn đến chỗ đông người ồn ào, bất đắc dĩra nghe băng và ra ăn cơm. Con thường hướng tâm ám thị phải sống trong thiện pháp. Ít ngủ, ngủ ít khi có chiêm bao. Hằng ngày con sống như vậy có phải là Sơ thiền không?
Không phải Sơ thiền đâu. Tất cả những cái này không phải là Sơ thiền mà đó là cuộc sống của con.
Nhiều khi mình cứ nghĩ tưởng là mình sống như vậy là đúng. Nhưng sự thật là sai. Trí tuệ người tu rất sáng suốt, người ta nhận được hoàn cảnh không phải sống như vậy đúng. Các con tưởng mình sống như vậy là giải thoát, nhưng nhìn xung quanh mọi người đang khổ sở với mình mà mình cứ chun rúc trong hóc mà tưởng là giải thoát thì không đúng. Trong thời đức Phật, người nào cũng đi xin ăn, ông Phật cũng xin ăn, các vị tỳ kheo khác cũng xin ăn, mà mình sống luôn luôn độc cư ở trong thất tu như vậy là không đúng.
Thầy vừa trả lời xong cho cô Minh Cảnh về một số vấn đề tu tập. Thầy thấy rằng có những cái sai, mà những cái sai này chung cho tất cả chúng chứ không là sai riêng của một người.
Sai thứ nhất là dường như người ta trạch pháp ra một câu dùng làm pháp hướng và pháp quán. Pháp hướng khác với pháp quán, hai pháp này khác nhau. Chúng ta quán mà lại quán chung chung, không đúng tánh cách của sự quán sát, không thành hiện trạng của sự quán mà nó trở thành danh từ suông.
Hầu hết những người tu hành trong thời đại này chỉ đứng trên chữ nghĩa, nói suông mà thôi. Thí dụ chúng ta nói thân này là vô thường, khổ, vô ngã; thì người ta chỉ nói suông danh từ như vậy chứ người ta đâu có thấy được trạng thái vô thường, khổ, vô ngã như thế nào. Cho nên muốn được thấy trạng thái vô thường, khổ, vô ngã thì chúng ta phải có sự quán xét, phải có sự suy tư nên gọi là quán pháp. Còn đằng này quán chung chung như làm biếng không chịu suy tư, sợ động não nó mệt cho nên cứ vay mượn tưởng giải của người khác, cứ nhai đi nhai lại câu nói quán vô thường, khổ, vô ngã. Quán như vậy thì suốt ngàn năm đi nữa, quý vị tu định vô lậu cũng không hết lậu hoặc. Do chỗ sai đó mà muốn phá thì phải mất rất nhiều thì giờ cho giáo án này.
Cái sai thứ hai là khi tu hành chúng ta phải hiểu khi nào thì chúng ta phải quán, khi nào thì chúng ta phải hướng. Khi đã quán xong rồi, chúng ta đã thấu triệt rồi thì chúng ta mới dùng pháp hướng để đoạn dứt nó, để lìa bỏ nó đi. Pháp hướng là pháp ra lệnh để cho tâm chúng ta không còn bám dính cái đó nữa. Còn pháp quán là pháp để chúng ta thông suốt, thông hiểu. Cho nên Phật nói lúc đầu tiên người mới vào đạo Phật thì những gì chưa thông hiểu phải thông hiểu. Muốn thông hiểu thì phải quán.
Bây giờ mình nghe danh từ suông, mình chưa có rõ. Như nói hôn trầm thùy miên. Ai nói danh từ đó cũng được, nhưng có người không biết hôn trầm thùy miên ra làm sao, trạng thái như thế nào. Phải hiểu là trạng thái hôn trầm thùy miên làm cho cơ thế chúng ta mỏi mệt lười biếng, dã dượi, làm cho chúng ta cảm thấy bần thần khó chịu, không tỉnh táo. Cái đó mới gọi là hôn trầm thùy miên. Nếu chúng ta nói hôn trầm thùy miên suông không thì không có nghĩa gì cả, người khác không hiểu. Mình muốn nói cái đó thì mình phải diễn tả nó ra, phải suy tư ra được, phải quán xét ra được cái trạng thái hôn trầm thùy miên như thế nào. Nếu không thông rõ như vậy thì chúng ta tu hoài cũng vô ích. Bởi vì tu khó là chỗ thông hiểu phải thông hiểu.
Vấn đề quan trọng của đạo Phật là thông hiểu. Quý thầy đã biết, đã thấy rất rõ: Không thông hiểu thì không làm sao tu được. Mình phải thông hiểu, đừng vay mượn của người ta, nhai đi nhai lại hoài của người mà không thông hiểu thì không thể được. Quán tức làm cho tri kiến của mình thông suốt, tri kiến của mình tự nó phóng ra những hiểu biết đó, nó làm cho mình thấu rõ được pháp đó nó như thế nào đúng, như th