TÌM KIẾM

GIỚI HÀNH NIỆM PHÁP

17/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH
B.- GIỚI HÀNH NIỆM PHÁP

Khi có trí tuệ mà trong kinh Phật gọi là Đại Minh Lực, Đại Oai Lực, Đại Thần Lực. Đại Thần Lực tức là sức thiền định, phải thân định trên tâm tâm định trên thân. Đại Minh Lực tức là Tuệ Lực.

Trong đoạn băng Thầy có nói khi mình muốn viết bài thì mình quan sát bài đó nó có pháp hành như thế nào thì lúc đó Thầy phải giữ thân và tâm yên lặng trên một cái định mà trong đó Thầy quyết định tìm trí tuệ Đại Minh Lực thì lúc đó trí tuệ phát triển ra biết pháp đó phải sử dụng như thế nào, áp dụng vào đời sống như thế nào, để tùy theo pháp đó thực hiện cho đúng với pháp đó. Sống cho đúng với pháp đó để được giải thoát, làm chủ được sanh tử luân hồi. Chỉ người có thiền định mới làm được, chứ người chưa có thiền định dù có muốn phóng tri kiến giải thoát thì không thể phóng ra Đại Minh Lực được. Chỉ trong Đại Minh Lực mới có tri kiến giải thoát đó mà thôi. Và chỉ người có Tứ Như Ý Túc mới làm được việc này, họ sử dụng Định Như Ý Túc để vào định, tức bắt thân và tâm phải định trên nhau rồi dùng Đại Minh Lực (tức Tuệ Lực) phát triển ra cho nó nhìn qua cái giáo pháp của Phật thấy được pháp hành rõ ràng thật sự, từ đó sắp xếp lại thứ tự, phải tu cái nào trước cái nào sau.

Như từ lâu nay chưa có ai dạy 4 chỗ niệm Phật mà hôm nay Thầy dạy cho quý thầy 4 chỗ niệm Phật này thì Thầy phải trải qua Đại Thần Lực tức là phát ra sức yên lặng của thân và tâm từ đó cái Minh Lực mới phát triển ra biết được Phật dạy có 4 chỗ Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới như vậy gọi là Niệm Tứ Bất Hoại Tịnh. Từ lâu người ta chỉ hiểu Tứ Bất Hoại qua danh từ chứ chưa ai hiểu qua pháp hành. Hôm nay quý thầy đã học qua giai đoạn lấy Pháp Niệm Phật do vậy Thầy mới nói rằng khi một người có thân định trên tâm và tâm định trên thân thì mới thực hiện Tứ Như Ý Túc được, khi đó mới thực hiện được cái Tuệ Lực. Mà phát triển được Tuệ Lực thì những pháp hành nào ở trong giáo lý của đạo Phật họ đều hiểu sáng suốt hết mặc dù trong kinh Phật chỉ nói vài chữ mà họ hiểu được pháp hành đó sẽ đạt tới mức độ nào và phải tu tập và quán xét như thế nào để thực hiện được pháp hành đó.

Cho nên các con phải ráng cố gắng học cho hết các giới hành (giới hành là 37 phẩm trợ đạo) và từ một pháp cho đến 10 pháp, từ 10 pháp cho đến 100 pháp mà Phật đã dạy chúng ta phải tu tập, phải trau dồi, phải dứt bỏ, phải tác chứng những pháp đó. Quá nhiều pháp, cho nên đến đây chúng ta lấy thân mà niệm pháp tức là lấy thân chúng ta để nương theo pháp sống cho đúng. Không phải đơn giản đâu.

Bây giờ chúng ta tiếp tục trau dồi thân thọ tâm pháp của chúng ta niệm pháp, sau đó nếu còn thì giờ chúng ta sẽ học lấy thân thọ tâm pháp của chúng ta niệm tăng, rồi chúng ta học lấy thân thọ tâm pháp của chúng ta niệm giới.

Chúng ta vừa qua được giai đoạn thứ nhất lấy thân thọ tâm pháp của chúng ta niệm Phật, bây giờ chúng ta giai đoạn thứ hai là lấy thân thọ tâm pháp của chúng ta niệm pháp.

Vậy pháp là gì? Hồi nãy lấy Pháp là các đối tượng, các sự kiện, các hoàn cảnh xẫy ra, còn pháp ở đây là Tam Quy là Phật Pháp Tăng. Vậy cái Pháp ở đây để Niệm là pháp gì? Pháp là những lời Phật dạy cho chúng ta tu tập làm chủ được sanh tử, chấm dứt được luân hồi.

Vậy tất cả pháp đó là gì? Đó là 37 phẩm trợ đạo tức là 37 pháp môn tu tập đưa con người phàm phu đến bậc thánh, chấm dứt đau khổ về sanh tử và luân hồi. 37 pháp này còn gọi là 37 giới hành vì có giới hành ta tu tập mới không phạm giới. Nếu không có 37 giới hành này thì người tu sĩ đạo Phật sẽ hoàn toàn không giữ giới luật của Phật được và giới luật của Phật chỉ là những giáo điều như các tôn giáo khác, bởi vì giáo điều của các tôn giáo khác không có giới hành, nó chỉ đưa ra như kỷ luật buộc tín đồ phải giữ gìn để sống được như vậy mới có thể cảm hóa được các vị Trời, khi tín đồ chết sẽ được các vị Trời đó rước về cõi Trời đó.

Như vậy các giáo điều khép chặt người vào khuôn khổ để được Đấng Vạn Năng đưa mình lên cõi có hạnh phúc hơn cõi thế gian này. Còn ở đây đạo Phật không có dạy như vậy, không có ai cứu mình mà chỉ có 37 giới hành này sẽ làm chúng ta sống đúng phạm hạnh, không phạm một giới nào mà Phật đã nêu lên, mà chúng ta đã thấy. Nếu không có 37 giới hành này thì giới luật của Phật sẽ trở thành pháp luật của một quốc gia, sẽ biến giới luật của Phật thành một bản hiến chương của một nước, không còn là pháp môn giới luật để chúng ta thực hiện đời sống phạm hạnh giải thoát. Giới luật của Phật nếu không có 37 giới hành này thì nó trở thành khô khan, cằn cổi, và chúng ta không bao giờ có thể đi vào con đường của đạo Phật mà tu được.

Do không ai triển khai 37 giới hành mà ngày nay Phật giáo đã suy vi tận cùng, chỉ còn là hình thức Phật giáo suông, còn nhìn vào thực sự bên trong thì nát bét, người tu sĩ không biết lối tu hành để đến cứu cánh giải thoát. Thực là đáng đau buồn cho Phật giáo trong thời điểm này. Rồi đây tiếp tục bao nhiêu thế hệ sai lầm khác, cứ người trước đi sai làm sao thì người sau cũng nhẫm theo cái sai đó, càng đi thì càng xuống dốc, không bao giờ lên dốc được.

Chúng ta đã thấy từ khi đức Phật nhập diệt, và khoảng 100 năm sau, sau khi các bậc thánh tăng trong thời đức Phật cũng đã thị tịch mất đi, giới hạnh không còn người nêu lên. Sau này các vị tổ tu theo đạo Phật thì họ phá giới, sống không đúng những giới hạnh của Phật nữa, cho nên họ chế ra những loại giới luật làm lệch lạc mất lối của đạo Phật đi, rồi họ còn viết ra những kinh sách làm cho lệch đường lối của đạo Phật nữa, rồi từ thế hệ này đến thế hệ kia cứ lấy kinh sách đó cho là của Phật thuyết mà cứ tu tập theo.

Nhìn vào tu sĩ hiện giờ trong thời đại này đều sống trong dục lạc của thế gian, cách sống của họ đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo. Nhìn thấy như vậy chúng ta biết rằng họ phạm giới luật là vì họ không có pháp hành để thực hiện giới luật, do vậy họ đi dần đến chỗ sai lệch như ngày nay. Họ tu sai giới luật Phật, mà họ lại kéo theo một số người khác cùng tu theo với họ, cho nên họ tu từ cái sai này đến cái sai khác, mãi mãi mà không ngừng lại được. Nếu còn người theo đạo Phật thì từ thế hệ này đến thế hệ sau vẫn còn sai như vậy mãi, không bao giờ hết.

Ngoài 37 phẩm trợ đạo, đức Phật còn dạy cho chúng ta thêm nhiều pháp, chứ không chỉ có 37 phẩm trợ đạo thôi. Thầy đã giảng cho quý thầy nghe Phật dạy cho chúng ta từ 1 pháp cho đến 10 pháp, cần phải tu tập, cần phải trau dồi, cần phải tác chứng, cần phải biến tri, cần phải thắng tri pháp như thế nào, mỗi pháp đều làm như thế nào. Từ 10 pháp cho đến 100 pháp Thầy chưa dạy.

Thầy mới giảng cho quý thầy từ 1 pháp đến 10 pháp, rồi từ 2 pháp cho đến 10 pháp, rồi từ 3 pháp cho đến 10 pháp, Thầy chưa giảng từ 4 pháp cho đến 10 pháp. Rồi từ 10 cho đến 100 pháp. Còn rất nhiều pháp chưa giảng.

Ở đây nói lấy thân của ta mà niệm pháp, tức là tuỳ nơi cái pháp đó mà sống y theo pháp. Cho nên chúng ta phải biết các pháp cho rõ ràng rồi mới tùy theo pháp đó mà thân sống theo pháp đó. Chúng ta sống theo pháp đó, đừng làm trái lại pháp mà Phật đã dạy thì chúng ta sẽ có sự giải thoát thật sự cho thân tâm của chúng ta.

Như vậy ngoài 37 phẩm trợ đạo, đức Phật còn dạy từ 1 pháp đến 10 pháp cần phải tu tập, cần phải trau dồi, cần phải tác chứng, cần phải biến tri, cần phải thắng tri. Rồi từ 10 pháp đến 100 pháp cần phải tu tập, cần phải trau dồi, cần phải tác chứng, cần phải biến tri, cần phải thắng tri, và 5 loại thiền định. Quý thầy thấy ngoài những pháp đó, đức Phật còn dạy cho chúng ta 5 loại thiền định nữa, chứ đâu phải chỉ có 37 phẩm trợ đạo và 4 thiền là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, còn 5 loại thiền định khác nữa. Vậy thì 5 loại thiền định khác đó là thiền định nào? Tổng kê ra để quý thầy thấy số pháp mà Phật dạy chúng ta rất nhiều, cho nên đến khi chúng ta lấy thân thọ tâm pháp mà niệm pháp thì phải hiểu pháp nào mà Phật dạy.

Đây là các pháp của Phật dạy:

1.- Định Niệm Hơi Thở
2.- Đinh Vô Lậu
3.- Định chói sáng
4.- Định Chánh Niệm Tỉnh Thức
5.- Định Hiện Tại An Lạc Trú

Rồi đức Phật còn dạy gì nữa? Dạy ta phòng hộ sáu căn mà Phật còn gọi là Thánh Phòng Hộ, dạy ta cách thức ăn ngủ nghỉ, dạy Thân Hành Niệm.

Đọc lại bài Thân Hành Niệm, Phật dạy chúng ta rất kỷ từng hành động thân như thế nào để tu. Đó là những pháp mà chúng ta cần phải hiểu.

Bây giờ Thầy chỉ kê ra ở đây tất cả các pháp mà Phật đã dạy, sau này khi Thầy dạy về 37 phẩm trợ đạo, tức là 37 giới hành, tới chỗ nào đó Thầy sẽ dạy chỗ đó rất kỷ để cho quý thầy thấy rằng khi chúng ta tu hành thì thấy thân hành ở chỗ nào, cái đặc tướng của thân hành, ý hành, khẩu hành ra sao. Khẩu hành thì có khẩu hành nội, khẩu hành ngoại; thân hành thì có thân hành nội, thân hành ngoại.

Thầy sẽ dạy rất kỷ về thân hành niệm. Rồi dạy cho quý thầy đặt niệm trước mặt thì phải đặt niệm như thế nào; rồi dạy dùng tưởng quán bất tịnh, dùng pháp tưởng như thế nào để quán. Những cái này Phật dạy rất đầy đủ trong kinh, không chỗ nào thiếu. Rồi Phật còn dạy ta tịnh chỉ các hành trong thân để thực hiện được 4 thiền và nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Khi Phật dạy thực hiện 4 thiền thì muốn nhập Sơ thiền Phật dạy cần tịnh chỉ cái gì, Nhị thiền thì cần tịnh chỉ cái gì, Tam thiền thì cần tịnh chỉ cái gì, Tứ thiền thì cần tịnh chỉ cái gì. Phật dạy rất kỷ. Đó là những Pháp.

Rồi Phật dạy ta pháp hướng để tu tập theo như cái lí mà tác ý ra. Hướng như thế nào để dẫn tâm chúng ta vào đúng vị trí của cái pháp đó cho đạt được kết quả như cái ý muốn của mình. Đó là Phật dạy cho chúng ta thực hành pháp hướng để chúng ta tác ý cho đúng. Phật cũng dạy ta dẫn tâm đến chỗ tam Minh như thế nào.

Trong khi dạy về tam Minh Thầy mới dạy về cách thức dẫn tâm, chứ chúng ta biết trạng thái của định đó như thế nào đâu mà dẫn tâm, do vậy mà Thầy phải hướng dẫn cụ thể để quý thầy biết được dẫn tâm đến tam Minh phải như thế nào.

Rồi đức Phật dạy ta dùng hơi thở tịnh chỉ ý hành nhập Thọ Tưởng Định. Đức Phật lại còn dạy mình dùng hơi thở, thay vì nhập Tứ thiền thì hơi thở ngưng rồi vậy mà ông còn bảo mình phải lấy cái hơi thở để mình tịnh chỉ Thọ và Tưởng, tức là ý hành, để nhập Diệt Thọ Tưởng Định, rồi dạy ta cách thức thiện xảo nhập định Vô Tướng nữa.

Những cái này làm sao lại không phải là những pháp? Cho nên Thầy nêu ra tất cả những pháp này để quý thầy biết, sau này Thầy sẽ dạy cho quý thầy biết cách thức mà tu tập khi quý thầy nhập vào định vô tướng.

Phật dùng từ thiện xảo thì thiện xảo như thế nào? Đâu có ai giải thích từ thiện xảo cho được, chỉ có những người đã trải qua, đã có hành trì thì mới biết từ thiện xảo đó. Phật dạy ta bất động trước các pháp, bất động trước sức chịu đựng của toàn thân trong cái thọ, nghĩa là cái thọ đau khổ đến mức cuối cùng chịu đựng của thân như thế nào đó, mà chúng ta vẫn giữ tâm bất động như thế nào để thọ không làm cho chúng ta đau khổ, mà nó trở thành sự mát lạnh trong thân tâm của chúng ta. Đó là những bí quyết, đó là những pháp hành, những giới hành mà chúng ta không thể bỏ qua khi hành thiền.

Do vậy chúng ta phải có sự hiểu biết rất rõ, biết một cách cụ thể thì chúng ta mới thấy sự làm chủ của đạo Phật cụ thể và rõ ràng.

Ở trên, Thầy mới kể sơ lược các pháp mà Phật đã dạy để cho chúng ta thấy rõ. Khi chúng ta thấu rõ các pháp rồi thì Phật dạy ta phải dùng pháp mà sống, mà trú, mà trau dồi hay là dứt bỏ. Phải làm đúng y như pháp, phải sống đúng y như pháp, phải trau dồi đúng y như pháp, phải tu tập đúng y như pháp. Đó là tất cả những cái mà các pháp đó đã nêu lên.

Rồi các pháp nào Phật bảo chúng ta dứt bỏ thì chúng ta dứt bỏ; các pháp nào Phật bảo chúng ta sống đúng thì chúng ta phải sống đúng; các pháp nào Phật bảo chúng ta trau dồi thì chúng ta trau dồi; các pháp nào Phật bảo chúng ta tu tập thì chúng ta tu tập; chứ chúng ta không được tu tập không thứ lớp, tu tập pháp này lộn qua pháp khác. Tu tập pháp nào thì phải làm theo đúng với pháp đó, có như vậy chúng ta mới có sự giải thoát.

Những điều làm đúng như vậy, Phật gọi là tùy pháp, tức là chúng ta sống đúng với các pháp mà Phật đã dạy. Ta sống đúng như pháp đã dạy thì đức Phật gọi tắt là tùy pháp, hay nương pháp, nghĩa là mình theo pháp đó, sống đúng với pháp đó gọi là tùy, mình nương vào pháp đó, mình dựa vào pháp đó, không làm sai pháp đó gọi là tùy pháp. Khi hiểu biết như vậy đó là ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh, lấy các pháp niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

1.- THÂN NIỆM PHÁP

Bây giờ đến giai đoạn lấy thân chúng ta niệm Pháp. Vậy thân niệm Pháp như thế nào? Nghĩa là pháp dạy về thân hành như thế nào thì ta phải tu tập đúng như vậy thì gọi là lấy thân niệm Pháp hay còn gọi là lấy thân TÙY PHÁP, cũng còn có nghĩa là lấy thân nương tựa Pháp.

Như vậy chúng ta phải hiểu khi lấy thân niệm Pháp thì chúng ta phải hiểu là lấy thân tùy với cái Pháp, lấy thân mà sống với cái Pháp, lấy thân mà nương tựa vào cái Pháp đó. Đó là chúng ta đã lấy thân niệm Pháp đó. Như vậy chúng ta mới thấy cái chỗ giải thoát, lấy thân chúng ta mà niệm Pháp thì cái thân sống y như Pháp, không sai trật, mà không có trật thì chúng ta có sự giải thoát hoàn toàn.

Thí dụ Phật bảo đời sống thế gian vui ít khổ nhiều, không phóng khoáng như hư không và bị biết bao nhiêu dây thương ghét trói buộc, còn đời sống xuất thế gian thì phóng khoáng như hư không, không bị trói buộc, đời sống thiểu dục tri túc, giải thoát Niết bàn hoàn toàn.

Phật dạy phải buông xả các pháp đó thì phải buông xả như thế nào. Phật phân biệt cho chúng ta thấy đời sống thế gian thì nó trói buộc nhiều sự khổ đau, còn đời sống xuất thế gian thì nó phóng khoáng như hư không, không còn bị trói buộc, chỉ có sống tri túc thiểu dục là chúng ta đã thấy được niết bàn ngay liền.

Đi qua một lối sống gọi là xuất thế gian, như vậy gọi là xả. Cái Pháp đã bảo xả mà chúng ta không chịu xả. Chúng ta cứ sống với tình cảm vợ con cha mẹ anh chị em. Ông Phật bảo xả các cái đó mà chúng ta không chịu xả thì có đi tu Phật chẳng qua cứ lạy Phật đá cho sói cái đầu, lạy Phật đá cho bạc tóc chứ cái tâm xuất thế gian, cái tâm giải thoát không nhúc nhích chút nào.

Phật dạy là phải xả pháp thế gian mà chúng ta nghe theo, chúng ta xả pháp thế gian ra, bỏ nó xuống, không ôm giữ nó nữa, không biết nó nữa, chúng ta hoàn toàn sống đời sống xuất thế, mà đời sống xuất thế thì phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc, không còn cái gì trói buộc chúng ta nữa.

Khi chúng ta biết những ràng buộc trong thế gian này là nhân quả của mình. Vậy mình phải sắp xếp cuộc sống như thế nào để trả các nhân quả nghiệp báo đó, giải quyết đời sống của mình cho ổn thỏa, cho yên ổn, làm cho vợ con được an vui và đồng thời cũng hướng dẫn cho họ được hưởng Phật pháp, thoát khỏi thân phận làm con người nhiều đau khổ, nhiều trói buộc. Chúng ta xả dần từng chút, giúp vợ con đều hướng về Phật pháp toàn bộ. Mình là người cha ở trong gia đình thì làm sao cho vợ con đều hướng về Phật Pháp, đừng để họ bị trôi lăn trong dục lạc thế gian sanh ra những cái đau khổ trong luân hồi. Mình phải làm gương hạnh trong tu tập giải thoát để giải thoát cho mình, sau đó độ cho mọi người cùng được hưởng Phật pháp, đều hướng về Phật Pháp. Đó gọi là chúng ta giải quyết gia đình của mình.

Muốn được như vậy thì theo Thầy nghĩ chúng ta phải sáng suốt và cẩn thận. Phật đã dạy chúng ta phải tùy theo cái Pháp Buông Xả này mà sống. Chúng ta chỉ còn đời sống xuất gia mà thôi.

Đây, Thầy nhắc lại câu chuyện ngài Bhaddiya theo Phật tu hành, chứng quả Alahán, mỗi khi ngài hưởng lạc giải thoát, lạc niết bàn trong lúc ở trong rừng hoặc ở dưới gốc cây, ngài thốt lên lời nói "Ôi hạnh phúc làm sao! Ôi hạnh phúc làm sao!". Nghĩa là ngài nghĩ đến trong khi làm vua cai trị cả một nước mà ngài thấy sao khổ sở quá; còn từ ngày tu theo Phật, mặc dù tu trong rừng, ngồi dưới gốc cây, nhưng ngài thấy khi li tất cả các dục đó nó đem lại hạnh phúc giải thoát vô cùng. Khi đức Phật đi kinh hành ngang qua, nghe ngài thốt ra lời nói đó thì đức Phật hỏi ngài tại sao ngài lại thốt lên lời nói như vậy, ngài trả lời "Thưa Thế Tôn, khi con đang trị vì quốc độ, dầu con được bảo vệ chặt chẽ của hằng ngàn quân lính, con vẫn cảm thấy sợ hãi, hoảng hốt. Dù con ăn mặc sang cả, ngồi trên ngai vàng sung sướng có kẻ hầu người hạ nhưng tâm con luôn luôn lo sợ, không bao giờ hết sợ hãi đó, luôn luôn lo lắng điều này, sợ hãi điều kia (Nghĩa là dù con là một vị vua được quân lính bảo vệ nhưng con vẫn sợ hải và hốt hoảng), không được yên đâu. Nhưng bây giờ, con đã bỏ hết tất cả rồi cho nên con không còn sợ hãi nữa, con thấy tuyệt vời không thể có gì so sánh được."

Các con là những người cư sĩ, ngồi đây mà nghĩ làm sao cho vợ con có cơm ăn áo mặc, tức là cái tâm mình đâu có giải thoát được, còn ông này đi tu rồi, ông ngồi không lo đói lo no gì cho ai hết, hạnh phúc quá trời rồi. Ông biết là li dục, biết là sung sướng, không sợ gì hết, rõ ràng là hạnh phúc làm sao. Chỉ có người tu mới được hạnh phúc vậy thôi chứ còn người thế gian làm sao được, hở chút nào cũng phải lo lắng ở trong đầu óc.

Thế mà bây giờ mấy ông thầy chùa đi tu rồi, mà cứ nghĩ chùa này to, chùa kia to. Cái đầu của mấy ông tùm lum trong đó hết. Còn ông Bhaddiya này không nghĩ cái gì hết, không nghĩ đến cất cái chòi nữa, ông ngồi ở gốc cây ở trong rừng, chớ ông đâu nghĩ tới cất cái chòi làm gì, cho nên ông nói "Ôi, hạnh phúc thay. Ôi hạnh phúc làm sao". Còn mình bận lo cho cái chùa nên đâu có nói "Ôi, hạnh phúc" được. Bởi vì phải lo cho cái chùa, nay thấy chỗ này còn xấu phải lo làm, không có tiền thì kêu phật tử đóng góp. Cái kiểu này còn hơn ở ngoài thế gian nữa. Rồi có cái đám ma nào đó nhờ thầy đến cầu siêu giùm, thầy phải lo viết sớ viết điệp. Thầy độ đám ma, không lo độ mình.

Cho nên nhìn cuộc đời thế gian của mấy con cư sĩ, vợ con nhà cửa của cải tài sản còn trói buộc. Ông này là ông vua mà đi tu, ông thấy được ở chỗ buông xả ngai vàng của báu xuống rồi, bao nhiêu cung phi mỹ nữ của ông cũng buông xuống hết rồi, cho nên bây giờ ông thấy hạnh phúc quá chừng. Còn mình ngu si thiệt, mình đâu phải vua mà mình cứ lo cho đời sống của vợ con thì chắc chắn không có hạnh phúc rồi.

Cũng như mình làm ông thầy chùa mà cứ lo viết sớ viết điệp để cầu an cầu siêu, làm tuần làm tự cho thiên hạ hoài, thì chắc chắn là mình làm tôi tớ cho ba người cư sĩ, họ cứ đến chùa mình nờm nợp, họ bỏ tiền ra xây cái chùa này cho đẹp một chút, rồi họ sai mình túi bụi. Ông thầy chùa mà bị người cư sĩ sai thì đâu còn làm ông thầy chùa nữa. Có sung sướng gì đâu. Các thầy cứ nghĩ xem bổn phận mình là lo giải thoát cho mình, thế mà cứ lo viết sớ điệp làm tuần làm tự hoài thì có sung sướng gì không? Như Thầy bây giờ ngồi đây thuyết pháp, rồi lát nữa có phật tử đến, phải ra tiếp họ. Họ bỏ ra có 5, 10, hay 100 đồng gì mà bắt mình nói thôi khan cổ họng, mà họ có tu gì đâu, bảo họ tu mà họ đâu chịu tu. Cho nên Thầy ẩn bóng là khỏe, đâu có ai lại yêu cầu Thầy làm gì được, có vậy Thầy mới giải thoát hoàn toàn.

Thầy đem pháp dạy, mà thiên hạ đâu có chịu tu. Thầy nói cho rả họng mà mấy con cứ nói chuyện với nhau hoài, phải chi mấy con nỗ lực tu hành, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì Thầy còn rống tiếng rống con sư tử, gầm lên tiếng sư tử cho mấy con nghe. Đằng này gầm riết thiếu điều muốn đứt hơi mà rồi chẳng ai lo tu. Thôi gầm chi nữa, mình nên làm thằng câm cho khỏe hơn, cho nên Thầy ẩn bóng là xong tất, không còn nói nữa.

Không cứu nổi thiên hạ, sao mà họ nặng như chì vậy, gánh không nổi họ, vậy thôi đừng gánh nữa, bỏ xuống đi, để họ ra sao thì ra, chìm nổi họ ráng chịu. Các con muốn đi lên thì may ra Thầy còn lôi lên được. Còn các con muốn chìm thì nhận xuống cho chìm luôn cho rồi. Đời tu hành là vậy đó, thấy người nào muốn chìm thì nhận xuống cho chìm luôn. Cho khỏe chứ mình cứ nói hoài mệt quá.

Khi chúng ta học tới đây, học Phật Pháp Tăng thì chúng ta phải nương gương hạnh của các bậc thánh tăng nhiều lắm, chúng ta noi gương để tu hành. Khi ngài Bhaddiya thấy được chỗ giải thoát như vậy, nên ngài rất hạnh phúc, ngài có bài kệ như thế này:

Khi ta ngồi cổ voi,
Mang mặc áo cẩm bào,
Ăn gạo thật ngon thơm,
Với món ăn khéo nấu.
Được bảo vệ chặt chẻ
Tâm vẫn thấy sợ hãi
Tâm luôn luôn bất an

Nghĩa là lúc ông đi ra thì ngồi trên một cổ voi, ai thấy cũng kinh khủng. Mặc thì áo cẩm bào, ăn thì gạo thật thơm với món ăn khéo nấu, quân lính bảo vệ chặt chẻ. Ngồi trên cổ voi thì sợ con voi hất xuống, nát xương cho nên ông quá sợ, tâm luôn luôn bất an, không an ổn.

Nay theo Phật tu hành, 
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư, không chấp thủ,
Là con của đức Phật.

Nay theo Phật tu hành rồi, ăn đồ ăn không được nấu khéo như trước nữa, ai muốn cho gì thì cho. Vui đồ ăn đặt bát, người ta đặt gì trong bát của mình thì mình ăn nấy. Thiền tư, không chấp thủ, ở đây chữ thiền tư là định vô lậu, tư là tư duy, suy tư, nghĩ tưởng, quán xét; không lúc nào ông dính mắc vào đối tượng nào hết cho nên ông xả được cái tâm của ông, trở thành tâm vô lậu cho nên Thiền tư, không chấp thủ, là con của đức Phật.

Thầy nhắc lại bài kệ này là muốn quý thầy phải nhớ cái đầu tiên của chúng ta theo đạo Phật là phải xả cái tâm của mình, phải li dục li ác pháp, tức là phải sống đúng những giới hạnh của Phật, không được vi phạm giới hạnh của Phật, cho nên chúng ta luôn luôn phải có sự quán xét. Quán xét để thấy giới hạnh của Phật làm chúng ta không bị khắc khổ, không bị khó khăn khổ sở. Tại sao vậy? Chúng ta ăn ngày một bữa mà không chịu suy tư ăn như vậy là giải thoát hay không giải thoát. Nếu không chịu suy tư, coi chừng chúng ta sẽ thấy ăn một bữa rất khổ. Nếu chúng ta suy tư thực phẩm là bất tịnh, rồi chúng ta suy tư ăn chỉ một bữa như vậy, chiều chúng ta không ăn thấy cũng quen rồi, sáng chúng ta không ăn thấy cũng quen rồi, không còn đói khổ nữa. Thật sự là mình có giải thoát rồi, thật sự là mình có hạnh phúc rồi, ăn như vậy là mình không có dính mắc ở trong cái ăn. Rồi tất cả những pháp khác nữa trong sự suy tư thiền tư này giúp cho chúng ta xả được toàn bộ cái tâm dính mắc, tức là tâm vô lậu đó.

Hôm nay Thầy nói như vậy, đủ biết qua bài kệ này, bước đầu vào đạo Phật, chúng ta vui nhận đồ ăn của người khác cho, còn y áo thì lượm ở bãi rác

Áo lượm rác, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của đức Phật.

Nghĩa là con của đức Phật rồi thì bắt đầu chúng ta kiên trì nhận đồ ăn do khất thực. Ông là ông vua mà ăn đồ ăn như đồ bỏ, thế mà ông chấp nhận. Y áo của ông vua phải là y áo sang đẹp, thế mà ông kiên trì lượm ở đống rác, nghĩa là lượm rồi gom lại trong nhiều ngày mới đủđể may cái y. Như vậy phải có sự suy tư để phá chấp trong khi lượm vải bỏ ở đồng rác may y và nhận đồ ăn khất thực để ăn hằng ngày. Nếu không kiên trì thiền tư thì chỉ cần viết thư gởi về là có đủ tất cả y áo và thức ăn, đâu phải kiên trì trong thiếu thốn. Nếu thông tin gởi về, như vậy là không kiên trì và còn chấp trước.

Thường khất thực, kiên trì,

Tại sao lại khất thực kiên trì? Thầy nói sự khất thực để quý thầy biết, có khi đi vào xóm bị họ xua chó ra cắn mình, họ đã không cho mà còn xua chó đuổi mình. Nhiều khi đi suốt buổi không có ai cho gì hết, vừa bị đói lại buồn bực, thật sự bất mãn lắm. Nếu không kiên trì thì khó mà thực hành pháp khất thực. Còn có bữa họ cho nhiều, mình vui lắm, nhưng vui cũng trật. Khi khất thực không ai cho hết, ngày đó thối chí ghê gớm. Cho nên ở đây khi ông này nóikiên trì là Thầy hiểu tâm trạng của ông ta trong khi đi khất thực. Ông nói Thường khất thực, kiên trì, Kiên trì là gì? Khi người ta cho thì mừng, ham đi lắm, mà khi không có ai cho, thì hết muốn đi khất thực. Nhất là mình có chùa, có cơm gạo thì khỏi đi, không muốn đi khất thực chút nào hết. Ở chùa nấu ăn cho khỏe, đi sao thấy khổ quá, nhiều khi bị họ nói mĩa mai nặng nhẹ mình nữa. Thậm chí như ông Phật đi khất thực mang bình bát không có gì hết trở về, ông nông dân dòm vô bình bát không có gì, ông nói "Ông không chịu cày ruộng như tôi để có ăn mà lại ôm bình bát đi xin". Nghe nói câu đó, thật hết muốn đi khất thực.

Có nhiều cách thức họ mắng chửi mình, như họ nói "Tật làm biếng, không lo làm ăn mà ôm bát đi xin", "Ai nấu cơm cho mấy ông ăn, đi đi". Thấy nhục nhã ghê gớm lắm.

Như lúc Thầy khất thực ở Mỹ Luông, Thầy đi cả chừng 5 cây số mà chỉ có một nhà cho mình một bát cơm, còn bao nhiêu nhà khác không cho gì. Có người đi ngang còn cười nữa chứ. Cái đó làm cho mình không muốn đi khất thực chút nào hết. Còn khi ra chợ, họ cho toàn bánh mì, thì làm sao ăn hết được. Rồi có khi họ mua xôi cho. Bữa thì rầy, bữa thì khác. Đừng nghĩ khất thực là ngon lành lắm đâu.

Cho nên phải có tổ chức thế nào chứ khất thực như vậy, nhất là khi mới vào tu mà đi khất thực thì ít có ai cúng dường lắm. Như đức Phật kia mà người ta còn không cúng dường, huống hồ là tu sĩ chưa ai biết mặt, cho nên khó đi xin lắm.

Thầy thấy trong cuộc đời tu hành, nếu chấp nhận làm người đi xin mới thực là vượt cái ngã. Mình mới thấy cái tâm vô ngã của đức Phật. Cái uy danh và đức độ của Phật mà bác nông dân còn nói lời nói đó thì đủ thấy. Nếu chúng ta có cái ngã một chút xíu thôi, thì chúng ta cũng thấy ghét trước lời nói của người nông dân trên, chúng ta có thể nghĩ "cày ruộng mà cũng làm phách". Ta thấy hạnh khất thực thì phải kiên trì lắm chứ không thì khó mà hành hạnh khất thực được, và khất thực không phải là chuyện dễ để:

Vui đồ ăn đặt bát,

Thầy nói có khi họ cho cơm mà không cho muối hay gì khác để ăn cơm nên phải ăn cơm lạt. Mình là một khất sĩ thì không được cất muối. Chỉ có ăn cơm lạt thì mấy thầy nghĩ làm sao giờ. Không có muối thì mình đành ăn lạt chứ làm sao, ăn phải như uống thuốc để lành bịnh đói mà thôi. Cái tâm của mình khó mà Vui đồ ăn đặt bát, được.

Cho nên khi lên Hòn Sơn ở, lúc đầu Thầy còn xuống núi xin ông chủ Hòn gạo mang lên, sau Thầy tập lần lần ăn lá cây thay cơm. Do ở chỗ khó khăn đó Thầy mới biết tâm niệm người đi khất thực.

Mặc ba y, kiên trì,

Ba y như vầy mà kiên trì thì đâu phải là chuyện dễ đâu. Mình tu theo Phật nguyên thủy rồi thì chỉ còn ba y với cái bát thôi. Cho nên, khi bị ướt, khi bị mồ hôi ướt đẩm hết toàn bộ ba y phải giặt thì chỉ có cách phải ở truồng hay mặc đồ ướt. Không kiên trì thì không thể sống 3 y đâu. Khó để sống đời sống thiểu dục tri túc chứ không tầm thường đâu.

Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của đức Phật.

Tại sao vị này luôn luôn có câu Thiền tư, không chấp trước, khi chúng ta không ngồi quán xét, không thông suốt được thì chúng ta bị chấp trước thì chúng ta bỏ dở hạnh đó tức khắc.

Qua bài kệ này, Thầy thấy rất tuyệt vời đối với một người quyết tâm tu giải thoát thì không thể nào không học bài kệ này. Không học bài học vĩ đại này thì không thể nào sống đời sống phạm hạnh.

Ði từng nhà, kiên trì,
Vui đồ ăn đặt bát,
Thiền tư, không chấp trước,
Là con của đức Phật.

Nghĩa là mình định đi chừng 5 hay 10 nhà là đủ ăn, nhưng khi đi không ai cho gì thì phải kiên trì đi từng nhà cho đến khi có đủ bữa ăn. Nhiều cái suy tư làm cho mình không kiên trì để đi xin hay không kiên trì đi từng nhà khất thực. Cho nên qua bài kệ này, ngài Bhaddiya có những cái kiên trì ở trong tu tập, cũng như khi đi khất thực. Đến đây thì ngài nói:

Về chúng tôi

Giới thiệu

Chính sách bảo mật

Chính sách và thoả thuận bản quyền

Thông tin liên hệ
Liên kết