TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA
(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)
Phần thứ năm: GIỚI HÀNH
GIỚI HÀNH TỨ BẤT HOẠI TỊNH
A.- GIỚI HÀNH NIỆM PHẬT
Hiện giờ chúng ta đang trau dồi pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh, pháp môn đầu tiên trong 37 phẩm trợ đạo. Pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là pháp môn gây tạo cho chúng ta niềm tin sâu sắc đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới. Nếu chúng ta không thực hiện Tứ Bất Hoại Tịnh thì khó mà có niềm tin sâu ở Phật pháp. Vì vậy chúng ta muốn trau dồi Tứ Bất Hoại Tịnh thì phải chọn lấy cái thực tế của sự tu tập trong cuộc đời của chúng ta. Nếu chọn một phương pháp nào ngoài Vô thường, Khổ và Vô ngã của cuộc đời của chúng ta mà tu thì không đúng cách.
Quý thầy đã biết ba giới đầu tiên là Tam Quy: Phật-Pháp-Tăng. Đây là ba giới gốc, do ba giới này mà sinh ra 5 giới hay 5 pháp hay nói cho đúng là sinh ra muôn giới. Vậy chúng ta đã thọ tam quy, đã thọ 3 giới này thì chúng ta phải tu tập như thế nào?
Đạo Phật có vạch cho chúng ta 8 nẽo giải thoát, (nghĩa là trong Tứ diệu đế, ở Đạo đế, đức Phật có dạy chúng ta 8 nẽo để chúng ta tu hành giải thoát). 8 nẽo đó gọi là gì? Gọi là Bát Chánh Đạo, gồm có: 1/ Chánh Kiến, 2/ Chánh Tư Duy, 3/ Chánh Ngữ, 4/ Chánh Nghiệp, 5/ Chánh Mạng, 6/ Chánh Tinh Tấn, 7/ Chánh Niệm và 8/ Chánh Định. Vậy bây giờ quý thầy hãy tu nẽo thứ nhất là Chánh Kiến với 3 giới đầu tiên đó là 1/ Phật, 2/ Pháp, 3/ Tăng. Vậy lấy pháp gì tu 3 giới này?
Quý thầy phải lấy giới hành Tứ Bất Hoại Tịnh còn gọi là Tứ Kỉnh Pháp, cũng còn gọi là Tứ Tín Lực. Chúng ta lấy Tứ Bất Hoại Tịnh mà tu hành với 3 giới này (Phật, Pháp, Tăng),bởi vì thuộc giới hành thì mình phải lấy giới và pháp để hành nó thì sẽ đem đến sự giải thoát cho thân tâm của mình ngay liền, vì vậy chúng ta mới gọi là giới hành. Biết nó là giới hành thì chúng ta phải tu tập. Như vậy là chúng ta sẽ thấy trong bước đầu mà chúng ta tu tập là Tứ Bất Hoại Tịnh, còn có tên là Tứ Kỉnh Pháp, cũng còn có tên là Tứ Tín Lực.
Ở đây, gọi là Tín Lực là niềm tin đầu tiên. Chúng ta tin gì đây? Chúng ta tin Phật, Pháp, Tăng. Vậy Tín Căn là ở chỗ nào? Phật Pháp Tăng là nơitạo lòng tin của chúng ta, tạo cái căn để chúng ta tin, cho nên Phật Pháp Tăng là Tín Căn mà Tứ Bất Hoại Tịnh là Tín Lực, là lòng tin của chúng ta nơi căn gốc đó làm cho chúng ta không hoại diệt lòng tin, không hoại diệt thân tâm thanh tịnh của chúng ta, cho nên gọi là Tứ Bất Hoại Tịnh, 4 pháp làm thân tâm chúng ta không hoại sự thanh tịnh. Hiểu được như vậy thì chúng ta mới có thể bắt đầu sự tu tập, mới có thể tốt được.
Phật Pháp Tăng là Tam quy là 3 giới đầu tiên mà trong đạo Phật coi là 3 căn lành, 3 nơi tin tưởng của tất cả tu sĩ sau này. Tu sĩ nào dựa vào 3 tín căn này mà tu tập thì sẽ làm cho vị tu sĩ đó đầy đủ trọn vẹn niềm tin, bởi vì tin ai hơn? Tin Phật. Tin gì hơn? Tin Pháp. Tin ai hơn? Tin Tăng.
Tại sao Tin Phật? Bởi vì Phật là người đã thể hiện sự giải thoát, đã ra khỏi được sanh tử luân hồi, đã chấm dứt được sanh tử luân hồi.
Tại sao Tin Pháp? Pháp là những lời mà Phật đã dạy làm cho người ta tùy vào pháp đó, nương vào pháp đó mà sống được giải thoát, được ra khỏi sanh tử luân hồi, làm chủ được sống chết.
Tại sao Tin Tăng? Tăng là những người theo Phật, nương vào Phật và nương vào Pháp Phật mà thành tựu những oai nghi tế hạnh. Tăng có những kinh nghiệm tu tập, chúng ta thấy rất rõ ràng, vì vậy mà niềm tin của chúng ta đặt nơi đó cho nên không bị hoại diệt lòng thanh tịnh của chúng ta.
Ba nơi đó là ba nơi mà chúng ta tin tưởng. Ba cái căn này làm cho chúng ta tin vì vậy mà gọi là Tín Căn. Tất cả những tu sĩ của đạo Phật đều phải nương theo đây mà tu tập thì mới có đủ tín căn, mới có đủ tín lực để thực hiện con đường của đạo Phật sau này.
Nói về ngũ căn ngũ lực, chúng ta thấy rằng trong ngũ căn thì tín căn là đầu tiên, còn nói về ngũ lực thì tín lực là đầu tiên, mà đầu tiên thì nó ở đâu? Ở Phật, Pháp, Tăng chớ không thể ở chỗ khác được vì ở chỗ khác thì không thể nào có lòng tin và có lực tin được.
Bắt đầu mới vô, người cư sĩ cũng như người xuất gia, khi thọ xong tam quy, tức là họ biết Phật Pháp Tăng rồi, thì vị thầy dạy họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Thường các bậc thầy dạy họ niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng bằng miệng, bằng ý, bằng danh hiệu suông. Họ dạy như thế nào? Họ dạy niệm Phật "Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" hoặc là "Nam mô A Di Đà Phật". Đó là họ dạy niệm bằng miệng, bằng ý niệm, v.v... hoặc là người ta dạy một câu để niệm câu đó, thí dụ câu: "Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Chi Sư, Phật, Thế Tôn". Người ta dạy mình niệm câu đó gọi là niệm Phật.Hầu hết người ta niệm Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Như vậy không có nghĩa gì hết, mà cũng không giải thoát đâu. Nhiều người niệm như thế lâu ngày mà tham sân si phiền não vẫn còn. Họ niệm "Nam mô A Di Đà Phật", ăn chay, nhưng họ vẫn còn tham muốn cái này cái kia cái nọ, chứ chưa phải họ dứt bỏ hết tham, cho nên họ còn đau khổ, họ còn làm nô lệ cho những vật chất, cho những tham ái của họ.
Còn chúng ta niệm Phật như thế nào để hết tham ái, để diệt trừ thế gian vô thường hoại diệt này? Đó là chúng ta phải niệm cho đúng cách. Nếu niệm không đúng cách thì ngàn đời chúng ta cũng chẳng được giải thoát đâu.
Đạo Phật nói khi chúng ta bắt đầu tu thì có kết quả ngay liền, không có thời gian chờ đợi. Thế mà chúng ta niệm Phật đã qua 5 năm, 10 năm rồi mà nhìn lại thì chúng ta vẫn còn tham sân si, có giải thoát hoàn toàn không? Không. Các vị Hòa thượng còn trang trí thêm, làm vẻ đẹp thêm, phạm thêm giới. Ông thầy nào, vị hòa thượng nào cũng đeo xâu chuổi ở ngực, ở cổ, làm như là các cô gái về nhà chồng đeo chuổi ngọc, những cái đó cho thấy các ông thầy quá sang, trang điểm quá đẹp. Tưởng là niệm Phật để đưa mấy ông giải thoát, ai ngờ đâu là mấy ông phá giới. Trang điểm đẹp đẻ là sai giới luật của Phật. Phật cấm không cho chúng ta đeo tràng hoa, đeo chuổi ngọc, thế mà quý thầy bây giờlàm đẹp bằng đeo xâu chuổi hạt, chuổi hạt có khi bằng ngọc. Nếu chúng ta đi đến nơi nào có làm lễ gì thì hầu hết các bậc lớn đều có chuổi hạt đeo ở cổ, rồi chuổi hạt ở trên tay. Tay có chuổi hạt nhỏ, cổ có chuổi hạt dài lớn, mỗi chuổi hạt đều chọn lấy những hạt rất bóng, rất đẹp. Mỗi chuổi hạt đều có giá trị tiền bạc rất lớn. Thậm chí họ có thể tìm những hạt trân châu để làm các chuổi đó.
Đó là sự trang trí không đúng cách của tu sĩ đạo Phật. Phương pháp niệm Phật của họ là thường hay lần chuổi để niệm từng câu Phật, nhưng chẳng đúng theo con đường của Phật dạy, vì Phật dạy đâu có lấy miệng, lấy ý mà niệm.
Phật dạy niệm Phật như thế nào? Phật dạy chúng ta lấy 4 chỗ thân thọ tâm pháp mà niệm. Người tu đúng thì lấy tứ niệm xứ Phật đã dạy để niệm; người tu không đúng thì không lấy 4 chỗ đó để niệm mà người ta lấy miệng, lấy ý để niệm. Như niệm Phật thì người ta chỉ niệm hồng danh của Phật "Nam mô bổn sư Thich Ca Mâu Ni Phật". Pháp thì họ niệm làm sao? Pháp đâu có tên gì đâu cho nên họ nói "Niệm Pháp", còn niệm tăng thì họ có niệm gì đâu, không lẻ họ niệm "Nam mô Mục Kiền Liên" hay "Nam mô Xá Lợi Phất"? Vì vậy họ niệm "Nam mô Tăng". Cho nên có nhiều chỗ thì dạy "Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng". Nên hầu hết bây giờ gặp nhau, chúng ta nói "Mô Phật", đó là chào hỏi nhau bằng từ "Mô Phật" coi như là chúng ta niệm Phật. Niệm như vậy chẳng qua là xã giao chào hỏi nhau, chứ đâu có ích lợi gì cho sự giải thoát của chính mình.
Họ chẳng biết làm sao niệm, cho nên thường họ niệm như thế này: "Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Khi họ học giới thì họ niệm "Nam mô Giới", họ chẳng biết gì khác hơn hết.
Bởi họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, như vậy thì thử nghĩ xem làm sao có sự giải thoát, niệm ở miệng thì làm sao có giải thoát được. Họ niệm cái danh từ "Phật, pháp, tăng", chứ không phải là hành động sống hằng ngày của họ phải giống Phật Pháp Tăng. Cho nên cách niệm của họ là cách niệm sai, không đúng. Thật là buồn cười, họ không biết pháp hành nên niệm Phật Pháp Tăng kiểu điên khùng, chẳng bao giờ có được sự giải thoát mà chỉ niệm theo hình tướng thôi, không giải thoát được thân tâm của họ, không thực hiện đượcbốn điều kiện đã nêu trên: thế giới là vô thường, thế giới là vô chủ, thế giới là vô hộ, thế giới là nô lệ cho tham ái. Họ không ra khỏi bốn điều kiện đó đâu.
Trước khi học Tứ Bất Hoại Tịnh quý thầy nghe lời dạy này của đức Phật để suy nghĩ cuộc sống và mọi pháp sanh diệt trong thế gian này. Đây là bài đức Phật dạy cho chúng ta biết khi chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh, trước là chúng ta phải hiểu được lí các pháp của đời sống con người phải như thế nào mà vì nó làm cho chúng ta không thể nào thực hiện được Tứ Bất Hoại Tịnh. Tứ Bất Hoại Tịnh là pháp làm chúng ta tin Phật, Pháp, Tăng được trọn đầy.
Vậy bây giờ Thầy đọc lại bài pháp khi người ta hỏi đức Phật:
"Bạch Thế Tôn, có cái gì không thực ở ngoài có thể gây lo âu phiền muộn cho mình"."
Đức Phật trả lời: "Có thể có, này các thầy tỳ kheo, ở đây chúng ta nghĩ rằng cái này chắc chắn là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi nữa. Cái này chắc chắn nó có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái này. (nghĩa là người đó nghĩ như thế này cái này là của tôi, thí dụ như cha mẹ của mình, bây giờ rủi như cha mẹ mình chết thì như thế nào, bởi cha mẹ là của mình, cho nên khi cha mẹ mình chết thì mình có buồn không? Cho nên đức Phật nói mặc dù mình thấy các pháp đó ở ngoài mình, chứ đâu phải trong thân mình, nhưng vì mình nhận nó là của mình, thì mình sẽ có sầu muộn, tai họa, khóc lóc, đấm ngực đi đến bất tỉnh khi các pháp đó mất đi).
“Này các thầy tỳ kheo, như vậy có cái không thực, ở ngoài có thể gây lo âu phiền não cho chúng ta”.
Bởi cha mẹ mình đâu phải là thực có. Thế mà mình chấp cha mẹ mình thực có, do đó có sự phiền não khi người mất đi. Đó là pháp bên ngoài. Lấy một ví dụ tượng trưng, chứ có biết bao nhiêu cái thực có bên ngoài làm mình phiền não, như cái đồng hồ này, cuốn tập này, cuộn băng cassette này, nếu chúng mất đi cũng làm cho mình đi kiếm tìm, hay thế này thế khác. Đó không phải là làm cho mình phiền não sao? Đó là tất cả pháp ở bên ngoài chứ không phải là pháp trong mình đâu mà nó cũng làm cho mình phiền não.
Theo đạo Phật mà hiểu biết như vậy thì mình hãy buông xả nó xuống đi. Đó là những pháp làm cho mình đau khổ, làm cho mình muốn chết đi, làm cho mình sầu muộn đi, có sung sướng gì đâu. Những pháp đó chúng ta hãy bỏ nó xuống đi. Nếu chúng ta không dẹp được thì chắc chắn chúng ta bị sầu khổ.
“Bạch Thế Tôn có thể có cái gì không thực, có ở ngoài có thể gây lo âu phiền muộn?” (Có người hỏi đức Phật có thể có cái gì không thực, có ở ngoài mà có thể gây lo âu phiền muộn cho mình, nghĩa là nó ở bên ngoài, nó không thực có).
"Có thể có, này các thầy tỳ kheo, có người nghĩ như sau cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi nữa. Cái gì chắc chắn là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy, thì người đó sầu muộn, than vản, khóc lóc, đấm ngực đi đến bất tỉnh". (nghĩa là có những vật bên ngoài mà người đó nhận là của mình, như cha mẹ hay nhà cửa... bây giờ mình đã hiểu biết tất cả những vật đó không phải là của mình, nó sẽ bị hoại diệt, nó sẽ bị mất mát, nó sẽ bị tiêu mòn, bị hao mất, mình không giữ được nó đâu. Nếu mình biết cái đó không phải của mình, mình không giữ được nó, nó không là vật thường hằng, vậy khi vật đó mất đi thì đừng có buồn. Nếu mình hiểu được như vậy, thì khi cha mẹ chết, mình sẽ không buồn bởi vì mình thấy cha mẹ không phải là vật của mình, không phải thật sự là cha mẹ của mình mà chỉ do nhân quả.
Thầy muốn nói khi chúng ta đi vào con đường tu theo đạo Phật không phải chúng ta là những con người vong ân bội nghĩa đối với cha mẹ. Chúng ta biết công ơn sanh thành của cha mẹ, nhưng tâm niệm của ta đừng dính mắc vào cái không thật đó để rồi khi cha mẹ chết mình sầu muộn mà mình phải cứu lấy mình. Mình biết cha mẹ là cái không thật, mình không thể nào chết thay thế cho cha mẹ mình được, cũng không thể nào gánh vát các bất hạnh cho cha mẹ mình được. Do vậy khi cha mẹ mình chết, mình không buồn, vì mình biết cha mẹ không phải là của mình mà do nhân quả. Do chỗ thấy này, mình biết được chỉ có tu tập mới giải thoát được.
"Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực, ở trong có thể gây lo âu phiền muộn chăng?". Đức Phật nói có thể có. "Ở đây, này các thầy tỳ kheo, có người có tà kiến thủ: đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ có, cái này thường còn, thường hằng, thường trú, không hoại diệt."
Đó là mình có những tà kiến, có những kiến chấp cho cái này đúng, cho cái kia sai. Mình cho những cái đó là cái đúng của mình và chấp nhận cái đó là cái đúng của mình, vậy cho nên khi những cái này không thỏa mãn cho mình thì đâm ra buồn, đâm ra đau khổ, tức tối.
Những cái chưa phải đúng đó là tà kiến của mình, chưa phải là chánh kiến, vì chánh kiến thì mình phải thông suốt nó, vì nó là những cái ở trong tâm của mình. Cái đòi hỏi, cái ham muốn đều ở trong tâm của mình, những cái đó đều làm cho mình đau khổ, làm cho mình phiền não.
"Tôi sẽ nghĩ như thế nào, người này nghe Như Lai hay đệ tử của Như lai thuyết pháp, loại trừ tất cả những kiến xứ này, những cố chấp, thiên kiến này, thiên chấp này."
Những tà kiến đó, kiến xứ đó, cái cố chấp đó, cái thiên chấp đó, cái thiên kiến đó, cái tùy miên, cái miên man ở trong đó, sự đòi hỏi ham muốn của mình về điều đó và khi được Phật và các đệ tử của ngài chỉ rõ cho mình biết cái đó không đúng thì từ đó mình phá vỡ cái tà kiến, cái kiến chấp đó đi thì cái tâm của mình sẽ được thoái mái và dễ chịu cho nên nó tịnh chỉ mọi hành động, từ bỏ mọi sanh y, diệt trừ mọi khát ái cho đến li tham đoạn diệt, Niết bàn. Người đó khi được nghe như vậy mà hiểu được thì hoàn toàn được giải thoát, hoàn toàn li được các kiến xứ đó.
Nếu người đó không hiểu thì họ nghĩ rằng lời của Phật và các đệ tử của ngài nói như vậy là mình đoạn diệt hết những tà kiến, những kiến xứ, những thiên chấp này thì khi mình đoạn diệt nó hết rồi, khi mình li hết lòng ham muốn của mình rồi, thì mình mất tiêu luôn, mình không còn có nữa, như vậy là đoạn mất hết còn gì. "Người đó có thể khởi nghĩ như sau chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại. Người đó nghĩ như vậy rồi đau khổ, sầu muộn, than vãn, đấm ngực, đi đến chỗ bất tỉnh."
"Này các thầy tỳ kheo, có cái không thực, có ở trong ta, có thể gây cho ta phiền muộn."
Nếu chúng ta bị kiến chấp rồi chúng ta không thỏa mãn được những cái đó, rồi chúng ta nghe những lời của đức Phật dạy mình phải đoạn trừ cái đó đi. Người đó lại khởi nghĩ nếu đoạn trừ thì mất hết, mình phải còn cái gì chứ nếu mất hết, như nói cha mẹ của mình mà bảo mình bỏ đi, đức Phật dạy như vậy mình bất hiếu sao, mình không thương cha mẹ thì còn thương ai, cha mẹ chết mà không khóc là sao?
Đức Phật muốn nói bỏ ở đây không có nghĩa là bỏ cha mẹ mà bỏ cái tâm nức nở, cái tâm than khóc trước sanh tử luân hồi. Mọi người chắc chắn ai cũng phải đi vào con đường đó hết. Vậy là mình không khổ, chứ không có nghĩa là bỏ cha mẹ chết đói hay để cho cha mẹ chết đi. Đâu có nghĩa như vậy. Đó là những cái tà kiến, kiến xứ sai của tâm, làm cho mình khổ sở, làm cho mình khổ đau. Mình hiểu đúng những lời của Phật dạy thì mình không khổ, và mình thấy mình hết phiền muộn.
"Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong lại không gây lo âu phiền muộn?"
Thế Tôn đáp: "- Có thể có, này các thầy tỳ-kheo, ở đây, có người không có tà kiến như sau" (nghĩa là những người không có tà kiến, không có kiến chấp, không có thiên chấp cho nên họ dễ giải thoát lắm), "đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này mãi mãi". (người đó có những tà kiến như vậy, họ nghĩ như vậy. Nhưng khi họ nghe Như Lai hay đệ tử của Như Lai nói rồi thì họ không còn dính mắc cái đó nữa, họ buông xuống.
Cũng như quý thầy yêu cầu Thầy giảng thì Thầy lần lượt giảng cho quý thầy nghe hết. Nhưng trên bước đường giảng giáo án là phải đi tuần tự để xây dựng lại một đường lối không nghiêng về một người nào hết mà đây là dựng lại Phật pháp.
Quý thầy hôm nay được nghe đường đi của đạo Phật là phước báu của quý thầy. Quý thầy chỉ được nghe đường đi của đạo Phật, chớ không phải quý thầy muốn ngay liền quý thầy học cái pháp thiền nào đó để về tu. Cái ham muốn đó là cái ham muốn sai pháp, nó đưa đến bất mãn cho quý thầy, không toại nguyện được cho quý thầy. Nhưng làm sao khi Thầy là người dựng lại đường đi của đạo Phật cho đúng cách để cho người sau, không riêng gì quý thầy đang hiện có mặt ở đây, mà còn biết bao nhiêu người đang mong đợi. Và nhiệm vụ của quý thầy là nghe, nghe rồi còn phải suy tư chín chắn, còn phải giải quyết, còn phải lo lắng thu xếp đời sống của mình như thế nào để đi được trên con đường này, thì đó là vấn đề quan trọng của quý thầy. Nghe giáo án không phải là để quý thầy giải thoát liền bây giờ. Còn quý thầy đòi hỏi cấp thời, tức là quý thầy không thấy được giai đoạn cuối cùng mà Thầy nói ra lời này.
Nếu Thầy thấy rằng không đủ duyên độ chúng sanh thì Thầy chẳng làm mích lòng ai hết, thì Thầy giảng giáo án này làm gì? Trong mùa hạ này, quý thầy đến dự với Thầy chỉ muốn tu thiền, thì Thầy chỉ dạy thiền cho quý thầy mà thôi, hay quý thầy muốn tu hơi thở thì Thầy dạy về hơi thở thôi. Quý thầy chẳng hiểu các pháp khác ra làm sao hết thì mặc quý thầy. Đến khi 3 tháng hạ này qua rồi, quý thầy về chùa của quý thầy hay trụ xứ của quý thầy, quý thầy hiểu được chỉ bấy nhiêu thôi. Quý thầy đến đây muốn tu hơi thở thì Thầy chỉ dạy về tu hơi thở, muốn tu cái gì thì Thầy chỉ dạy cho cái nấy, Thầy chỉ sửa lại cho đúng những cái sai của quý thầy thôi, rồi trong 3 tháng này các thầy tu tới đâu mặc các thầy, Thầy không có trách nhiệm.
Còn đằng này Thầy dựng lại giáo án này tức Thầy có trách nhiệm với quý thầy từ cái thấp đến cái cao. Tuy trong những ngày hạ quá ngắn ngủi, Thầy vẫn đem hết sức của mình ra để xây dựng giáo án cho quý thầy thấy rõ được con đường đi của Phật pháp, để quý thầy có duyên đem giáo án này ra tu tập, lợi ích cho mọi người. Còn riêng Thầy, kể từ ngày giáo án này ra đời rồi thì Thầy đã ẩn bóng, chuyện danh chuyện lợi, Thầy đâu còn, Thầy đã ẩn bóng, đâu còn đi thuyết giảng nữa, Thầy đâu còn gặp ai mà thuyết giảng nữa, Thầy đâu còn độ ai nữa, cuộc đời Thầy sống mà như đã chết rồi. Thầy đã nói rõ ràng những lời Thầy này coi như những lời di chúc của Thầy.
Ngày xưa đức Phật di chúc cho các đệ tử của Ngài lấy giới luật mà làm thầy, còn Thầy để lại giáo án này là để lại lời di chúc của Phật, tức là giới luật của Phật. Thầy làm xong giáo án này là trách nhiệm của Thầy coi như là độ chúng sanh làm Phật. Ai tu được hay không tu được đó là phước báu của họ, chứ không phải của Thầy nữa. Thầy đã làm xong nhiệm vụ của Thầy.
Những ý kiến của quý thầy đưa lên đó là những ý kiến không đúng với giáo án của Thầy, làm cho giáo án gián đoạn đi. Thay vì Thầy phải giảng từng bực từng bực của 37 phẩm trợ đạo. Trước kia Thầy đã dạy một số trong 37 phẩm trợ đạo, Thầy đã dạy Tứ Vô Lượng Tâm từ bi hỉ xả, rồi đến Tứ Chánh Cần, rồi nay đang giảng giới hành Tứ Bất Hoại Tịnh. Sắp đến đây quý thầy sẽ học Ngũ Căn, rồi Ngũ Lực, rồi sau đó mới học tới Trạch Pháp Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, rồi mới dạy tới Tứ Như Ý Túc, tứ thiền, rồi mới tới Tam Minh.
Trong đó Thầy xen vào Bát Chánh Đạo, tức là Chánh Kiến phải như thế nào, Chánh Tư Duy phải như thế nào, lần lượt khai triển 8 nẽo này ra trong những pháp tu này. Trong khi đó Thầy xen vào 4 Chơn Lý Khổ Tập Diệt Đạo. Như hồi nãy giờ là Thầy xen Khổ Tập vào rồi. Các pháp bên ngoài làm chúng ta khổ tức là Khổ Tập chứ gì, đó là chơn lý.
Cha mẹ mình chết làm sao mình không khổ, nhưng khi cha mẹ mình chết mình thấy đó là nhơn quả, vì vậy cho nên mình không buồn, mình làm cho hết bổn phận của người con đối với cha mẹ chớ không phải ngồi khóc than cha mẹ chết.
Như vậy là đạo Phật muốn cho chúng ta thoát ra khỏi tâm dày vò đau khổ, mình phải thấy hiểu biết nhân quả cho rõ ràng. Như vậy là Thầy đã dạy Khổ Đế.
Rồi cái tư tưởng, cái kiến chấp của mình như thế này, như thế kia mà không thỏa mãn được, rồi sanh ra buồn khổ. Chúng ta biết rằng đó chính là cái pháp bên trong của mình làm cho sanh ra những đau khổ đó. Đó là những cái mà đức Phật đã nêu ra trong Khổ Đế.
Khổ Đế bên ngoài là các pháp bên ngoài làm cho tâm chúng ta khổ. Rồi các pháp bên trong ta có những pháp làm cho chúng ta đau khổ. Do chỗ này mà Thầy đã giảng cả Khổ Tập Diệt Đạo. Như vậy là Thầy đã dạy cả 4 chơn lí Khổ Tập Diệt Đạo của Phật, rồi từng cái chúng ta tu tập trên 8 nẻo Chánh Đạo đều lần lượt diễn tả trên 4 chơn lí này hết, không thiếu chỗ nào cả. Như vậy quý thầy đã thấy được điều Thầy đã dạy.
Quý thầy thấy được từ nội tâm của ta khi không có các pháp làm chúng ta khổ và cũng không có các pháp bên ngoài làm chúng ta khổ, tức là chúng ta li dục li ác pháp rồi. Mà li dục li ác pháp rồi thì chúng ta sẽ sống như Phật. Cho nên chúng ta sẽ thành tựu được rất dễ Tứ Bất Hoại Tịnh. Nếu chưa li dục li ác pháp mà muốn tâm mình giống như tâm Phật thì chắc chắn rất khó, cho nên hằng ngày chúng ta phải dùng pháp hành như thế nào để thực hiện cho được Tứ Bất Hoại Tịnh.
1.- THÂN NIỆM PHẬT
Trong kinh sách Phật dạy có bốn chỗ niệm gọi là Tứ Niệm Xứ, đó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Vậy Thân niệm Phật là niệm làm sao? Đặt câu hỏi để thấy chỗ lấy thân niệm Phật thì phải niệm như thế nào cho được. Bởi vì Phật dạy lấy bốn chỗ thân thọ tâm pháp để niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, thế thì chúng ta phải niệm làm sao đây, niệm như thế nào?
Chúng ta đã thọ tam quy tức là nương tựa Phật Pháp Tăng rồi. Vậy nương tựa Phật Pháp Tăng là nương tựa như thế nào. Chữ nương tựa ở đây không có nghĩa là nhờ vả, vì khi nhờ vả người ta thì mình làm biếng không chịu làm. Người ta có gì cho mình ăn hay giúp đở mình cái gì thì mình không chịu làm. Đó là nhờ vả. Ở đây chữ nương tựa không có nghĩa là nhờ vả, mà chỉ có nghĩa sống đúng như Phật sống, sống đúng như pháp dạy, sống đúng như chư tăng sống, thì đó là gọi là nương tựa. Chữ nương tựa ở đây là quy y, mà quy y là trở về nương tựa, tức là sống đúng như vậy, do đó chúng ta hiểu chúng ta phải dùng bốn chỗ thân thọ tâm pháp của chúng ta để sống như Phật Pháp Tăng Giới.
Vậy thì nương tựa như thế nào để sống cho giống.
Thân niệm Phật là thân ta phải sống giống như thân Phật. Sống giống như thân Phật là khi thân của chúng ta niệm Phật thì ta phải xem thân Phật sống như thế nào trong trường hợp đó thì thân chúng ta phải sống như Phật vậy, gọi là thân niệm Phật, chớ không phải niệm Phật mà chỉ đọc danh từ suông là "Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" đâu. Niệm Phật đúng là thân ông Phật sống như thế nào thì thân ta phải sống giống như thân ông Phật vậy.
Vậy thân Phật sống như thế nào? Ở đây Thầy tóm lượt lại để quý thầy thấy thân Phật như thế nào thì thân ta niệm Phật cũng phải vậy.
1- Thân Phật thường hay phòng hộ sáu căn. Phật đi ra có nhìn bên nay bên kia không? Phật có ngó láo liên không? Khi Phật đi Phật nhìn xuống đất giữ gìn sáu căn của Phật không ngó qua ngó lại. Vì vậy thân chúng ta niệm Phật thì phải bắt chước Phật, phải sống như Phật, chúng ta đi cũng phải ngó xuống để phòng hộ sáu căn. Phật đi không ngó qua ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm đau khổ chúng sanh. Vậy thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải phòng hộ sáu căn, mắt phải nhìn xuống đất, không nhìn qua nhìn lại, luôn luôn ý tứ từng bước đi, tránh không làm đau khổ chúng sanh và giết hại chúng sanh. Hành động như vậy gọi là thân niệm Phật.
2- Thân Phật thường đi ăn xin. Thân ta niệm Phật thì ta cũng phải đi ăn xin như Phật. Phật ăn xin mà mình không ăn xin, lại đi làm nghề này nghề khác, cuộc sống không giống Phật, như vậy mình có niệm Phật không? Thân niệm Phật thì thân ta phải sống giống Phật chứ. Thân ta không niệm Phật là thânta sống không giống Phật.
3- Thân Phật thường hay ngồi thiền, thân ta niệm Phật thì thân ta cũng thường hay ngồi thiền.
4- Thân Phật thường đi kinh hành. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải thường hay đi kinh hành.
5- Thân Phật không giết hại chúng sanh. Thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải không giết hại chúng sanh.
6- Thân Phật không làm khổ mình khổ người. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không làm khổ mình khổ người.
7- Thân Phật không lấy trộm của ai. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không lấy trộm của ai.
8- Thân Phật không làm điều dâm dục. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không bao giờ làm điều dâm dục.
9- Thân Phật không ăn uống phi thời. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không ăn uống phi thời.
10- Thân Phật ít ngủ, không hôn trầm thùy miên. Thân ta niệm Phật cũng vậy, ít ngủ, không hôn trầm thùy miên.
11- Thân Phật không nằm giường cao rộng lớn. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không nằm giường cao rộng lớn.
12- Thân Phật không trang sức vòng hoa chuổi hạt. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không trang sức vòng hoa chuổi hạt.
13- Thân Phật không cất giữ tiền bạc, của báu. Thân ta niệm Phật cũng vậy, không cất giữ tiền bạc, của báu.
14- Thân Phật nằm nghiêng theo kiểu kiết tường. Thân ta niệm Phật cũng phải nằm nghiêng theo kiểu kiết tường.
15- Thân Phật thường hay đặt niệm trước mặt, ngủ mà rất tỉnh thức nên không mộng mị chiêm bao. Thân ta niệm Phật cũng vậy, thường đặt niệm hơi thở trước mặt, tỉnh thức, không mộng mị chiêm bao.
Phần thứ hai là Thọ niệm Phật. Thọ niệm Phật như thế nào?
Phật đã làm chủ được ba trạng thái thọ: 1/ Thọ lạc, 2/ Thọ khổ, 3/ Thọ bất lạc bất khổ. Bây giờ chúng ta hiểu được ba cái thọ như vậy thì thân Phật đối với ba cái thọ này như thế nào?
1- Thọ lạc niệm Phật. Phật không ưa thích cái lạc, cũng không vui mừng, cũng không ca ngợi, cũng không cầu mong, cũng không ước muốn, cũng không tưởng nhớ cái lạc. Do thế thọ lạc không tác dụng và lôi cuốn được Phật, không làm Phật đam mê, không làm say đắm Phật. Vì thế thọ đến đi như không có mặt thọ, thọcó mà như không có. Chúng ta thấy rõ ràng.
Thọ lạc như mình ăn miếng ngon, thấy nó ngon mình thích, mình ca ngợi cái này ngon quá, mình cầu mong ước muốn còn có ăn nữa, mình tưởng nhớ nó nữa. Còn Phật thì ngon dở gì cũng không cần thiết, cho nên đối với Phật thọ lạc không ăn thua nhằm nhò gì, không lôi cuốn, không say đắm Phật được. Chúng ta lấy thọ niệm Phật thì thọ của chúng ta cũng phải giống như Phật vậy, phải y như Phật vậy, cho nên chúng ta ăn ngon, hay chúng ta nằm êm ấm,... khi chúng ta có cảm giác khoái lạc, chúng ta chẳng thích gì cả. Đối với Phật thì Phật đâu chấp nhận thọ lạc, đâu tham mê nó, đâu có bị nó lôi cuốn. Chúng ta tu hành theo Phật cũng vậy, đối với thọ lạc chúng ta cũng không ham thích.
Người đời thích thọ lạc ở cái này cái kia, như thích ăn ngon, thích uống nước ngọt, thích uống rượu, mê hút thuốc... Họ chạy theo thọ lạc, họ mê tất cả những cái này. Trái lại, chúng ta là người tu Tứ Bất Hoại Tịnh, tu theo Tam Quy mà tâm niệm Phật thì chúng ta lấy thọ lạc niệm Phật, ta phải sống giống như Phật, không ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không tư