TÌM KIẾM

Giới Luật Cư Sĩ

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

 


 

I.- GIỚI LUẬT CƯ SĨ

1. NHỮNG GÌ CẦN THÔNG SUỐT

Hôm nay chúng ta tiếp tục học giáo án của đức Phật dạy giai đoạn 1 của người cư sĩ.

Khi muốn là đệ tử Phật, bắt đầu người cư sĩ thay đổi 6 nghề nghiệp, họ không làm 6 nghề bất thiện, nhưng rồi họ sẽ tu cái gì đây? Không lẻ người cư sĩ chỉ biết thay đổi nghề nghiệp bất thiện thôi sao? Cho nên hôm nay Thầy phải giảng đủ để biết được vị trí tu tập của người cư sĩ ở chỗ nào.

Thay đổi nghề nghiệp bất thiện để làm nghề nghiệp thiện đó là chánh nghiệp để cho cư sĩ làm những điều thiện, còn sự tu tập để cho đời sống của họ được sự an vui, được hạnh phúc, ở trong gia đình cũng như đối với mọi người xung quanh, đem lại an vui cho nhau, thì những bài pháp của Phật có dạy cho người cư sĩ tu rất là rõ ràng, chứ không chỉ dạy riêng cho những người tu sĩ xuất gia, mà không có pháp cho người cư sĩ tu. Nếu giai đoạn 1 của người cư sĩ mà chúng ta chỉ lướt qua, chỉ nói có thay đổi 6 nghề nghiệp bất thiện mà không dạy cách thức tu thì sợ e chúng ta sẽ có sự thiếu khuyết.

Tuy trong giai đoạn 2, là giai đoạn của những bậc cắt ái ly gia, bậc xuất gia, nhưng đức Phật có dạy rõ ràng giới luật không chỉ cho các vị xuất gia mà cả giới luật cho người cư sĩ tại gia. Cho nên bắt đầu bây giờ chúng ta trở lại giai đoạn thứ nhất để dạy cho người cư sĩ tu tập. Như vậy là chúng ta phải đi từng bước một, từ người cư sĩ rồi đến người tu sĩ phải tu như thế nào cho đúng cách, nếu không khéo thì người cư sĩ không biết pháp của họ tu, họ tu lầm lạc sang pháp của người xuất gia. Và ngược lại, người tu sĩ cũng không hiểu pháp nào là pháp của mình tu, do đó người tu sĩ lại tu nhầm lẫn qua pháp của người cư sĩ.

Chúng ta phải biết các pháp của cư sĩ đã tu tập hoặc sẽ tu tập thì người tu sĩ chúng ta cũng đã phải tu tập trước, tu tập hết không có pháp nào của Phật dạy mà chúng ta không tu. Vì người tu sĩcũng từ chiếc áo của người cư sĩ để rồi sau đó chúng ta trở thành người tu sĩ, chớ không phải chúng ta ở trên trời rớt xuống làm người tu sĩ liền được.Cho nên đức Phật dạy các pháp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó rất rõ ràng và cụ thể.

Vì vậy mà bài pháp giáo án hôm nay giúp cho người cư sĩ bắt đầu tu trong chiếc áocư sĩ những pháp nào, rồi tiến đến giai đoạn của người tu sĩ thì tu những pháp sâu hơn, cao hơn, để không khéo người cư sĩ không hiểu, họ lại tu trong những pháp cao hơn, sâu hơn ví dụ như Bốn thiền, thì không thể nào người cư sĩ thực hiện được pháp Tứ thiền, tại sao vậy? Vì Phật nói nhập Thiền Thứ Tư tịnh chỉ các hành, là tịnh chỉ các hành ở trong nội thân của chúng ta, đòi hỏi thân tâm phải hoàn toàn thanh tịnh mà người cư sĩ thì tâm thân của họ chưa thanh tịnh. Vì có sự thanh tịnh, Phật mới nói là tịnh chỉ, chứ không phải định chỉ. Tịnh là thanh tịnh, mà thanh tịnh ở đây phải biết rằng pháp nào của người cư sĩ được tu nó mới làm cho tâm của họ thanh tịnh. Từ chỗ tâm thanh tịnh đó họ mới ly trần, mới cắt ái ly gia, họ mới trở thành người tu sĩ, từ đó họ mới tu tiếp để thực hiện được Bốn Thánh Định tức là từ Sơ thiền tới Tứ thiền. Chớ không phải Bốn Thánh định này tu tập dễ dàng đâu, chỉ khi nào tâm chúng ta thanh tịnh,ngũ triền cái chúng ta đã đoạn dứt thì chúng ta mới thực hiện được Tứ thánh định.

Do vì vậy mà hiện giờ nghe nói đến tu thì người ta chuyên môn ngồi thiền chứ người ta không phân biệt được thứ thiền nào là của người cư sĩ tu, thứ thiền nào là của người tu sĩ tu. Có phân biệt rõ như vậy thì chúng ta mới thấy được giáo án của Phật đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. 

Thầy xin nhắc lại giai đoạn tu tập thứ nhất của đạo Phật của người cư sĩ thì người mới bắt đầu đến với đạo Phật phải không hành 6 nghề bất thiện và còn phải tu tập những gì?

Phật dạy có bốn điều người cư sĩ tại gia phải rõ:

2. NHỮNG GÌ CẦN THÔNG HIỂU

Nghĩa là người cư sĩ khi đến với đạo Phật, trước tiên cần phải tìm hiểu những gì cần hiểu của đạo Phật, mà tìm hiểu đúng pháp của người cư sĩ sẽ tu chứ nếu họ tìm hiểu pháp xuất gia của người tu sĩ thì họ tu nhầm như đã nói ở trên, do vậy, họ tu chẳng có thành công, chẳng có kết quả gì hết. Cho nên ở đây Phật dạy thông hiểu những gì cần phải thông hiểu, những gì đáng thông hiểu của người cư sĩ, chứ không phải thông hiểu hết được. Mà phải thông hiểu ở góc độ những pháp môn của người cư sĩ, chứ không phải thông hiểu pháp môn của người tu sĩ, chẳng hạn như bây giờ 250 giới của tỳ kheo thì người cư sĩ không nên thông hiểu 250 giới đó mà nên thông hiểu 5 giới của chính người cư sĩ, đó là thông hiểu những gì phải thông hiểu.

3. NHỮNG GÌ CẦN TRAU DỒI

Nghĩa là người cư sĩ khi đến với đạo Phật cái thứ nhất là phải thông hiểu những gì ở mức độ, vai trò của người cư sĩ cần thông hiểu. Rồi đến giai đoạn trau dồi thì trau dồi như thế nào đối với những pháp gì mà người cư sĩ cần phải trau thân tâm của mình. Có những pháp để người cư sĩ trau dồi, có những pháp người cư sĩ phải thông hiểu. Như vậy, đối với người cư sĩ, có những pháp cần phải thông hiểu, và có những pháp cần phải trau dồi.

4. NHỮNG GÌ CẦN DỨT BỎ

Nghĩa là người cư sĩ khi đến với đạo Phật, đức Phật nói cái này phải bỏ là phải dứt bỏ, chứ không được còn dính dáng với nó. Cũng như người tu sĩ đến với đạo khi đức Phật đã dạy những pháp nào cần dứt bỏ thì người tu sĩphải cố gắng hết sức mình để dứt bỏ nó, chớ đừng không dứt bỏ thì không thể nào tiến trên con đường đạo được. 

Nghĩa là có những pháp để thông hiểu, có những pháp cần phải dứt bỏ, có những pháp cần phải trau dồi và có những pháp cần phải tu tập. 

Đó là bốn điều kiện khi người cư sĩ bước chân vào đạo Phật phải hiểu, nghĩa là trước tiên phải thông hiểu, sau đó người cư sĩ phải trau dồi thân tâm mình, rồi kế đó người cư sĩ phải dứt bỏ những gì cần dứt bỏ, rồi đến những pháp môn hằng ngày cần phải tu tập. Đó lànhững điều người cư sĩ cần phải hiểu và thông rõ. Chứ nếu không nắm vững được cái này chắc chắn người cư sĩ không biết đường lối đâu mà tu. 

5. NHỮNG GÌ CẦN TU TẬP

Như vậy khi thay đổi nghề nghiệp đời sống quý vị cư sĩ mới sống thiện, nghĩa là thay đổi nghề nghiệp ác đang làm đó để sống bằng những nghề nghiệp thiện hơn, cho nên đời sống của người cư sĩ bây giờ mới là đời sống thiện. Sau đó người cư sĩ cần phải tu tập những cái gì?

Thứ nhất cần phải nghiên cứu tìm hiểu những lời của Phật dạy. Nghĩa là tronggiai đoạn thứ nhất, người cư sĩ có 4 điều kiện cần phải nắm cho vững, phải hiểu cho rõ. Thứ nhất, Phật dạy ở đây phải thông hiểu những gì cần thông hiểu. Vậy thì người cư sĩ phải thông hiểu cái gì, tìm hiểu cái gì đây. Ở đây Phật dạy rất rõ là người cư sĩ phải tìm hiểu những cái sau:

1. Tứ diệu đế

2. Thập nhị nhân duyên

3. Nghiệp

4. Thân ngũ uẩn

5. Tứ bất hoại tịnh

6. Tứ chánh cần

7. Tứ niệm xứ

8. Tứ thiền

9. Tứ như ý túc

10. Ngũ căn

11. Ngũ lực

12. Thất giác chi

13. Thập thiện

14. Nhân quả luân hồi

15. Tam minh

16. Tứ vô lượng tâm

Đó là tất cả những pháp Phật dạy, người cư sĩ đến với đạo Phật cần thông hiểu những gì phải thông hiểu, tức là thông hiểu 16 pháp Phật đã nêu tên ra, lúc bấy giờ người cư sĩ sẽ tìm hiểu từng pháp đó như thế nào để người cư sĩ hiểu rõ ràng, coi có phải cái đó có hợp với mình không, có phải là ước vọng của mình trên bước đường mình gửi thân tâm vào đó để tu hành không? 

Sau khi nghiên cứu thông suốt được rồi, thấy 16 pháp này phù hợp với ước vọng, nguyện vọng của mình thì người cư sĩ đó mới tiếp tục trau dồi những gì mà mình đã tìm hiểu được trong những pháp trau dồi. Chứ không phải bây giờ tôi ngồi thiền, nhập định hoặc nghiên cứu như vậy rồi tôi tu Tứ thiền hoặc dùng Tứ Như Ý Túc hoặc là tôi dùng những điều kiện cao siêu thì nó không đúng cách đâu. 

Cho nên ở đây khi được nghiên cứu kỹ như vậy rồi thì bắt đầu phải tu tập cái gì đây, phải trau dồi những cái gì đây?

Đó là những điều kiện cần phải phân minh, cần phải rõ ràng, đúng đường lối tu tập. Chứ nếu không phân minh, không rõ ràng đường lối tu tập như vậy thì chắc chắn là người cư sĩ nhào vô chẳng biết đường lối nào mà tu.

Cho nên ở đây Thầy thấy như thế này: Khi quý thầy đến với Thầy thì hầu như là người thì chỉ ngồi thiền, người thì nhiếp hơi thở, người thì tri vọng, biết vọng liền buông, người thì công án, người thì niệm Phật, chứ không nghe quý thầy đi từng bước một của sự tu tập. Quý thầy chưa bỏ hết những gì mà quý thầy có, chưa từ bỏ, chưa từ giã những cái đó mà quý thầy vội vàng tu những pháp của những bậc ly trần xuất thế, thì điều đó là cái sai rất nhiều của thời đại bây giờ. Người ta không thấy được đời sống phạm hạnh.

Qua đời sống chuyên tu thiền nó khác hơn là đời sống của cư sĩ vì họ đang sống với bao nhiêu gia duyên, nhiêu sự việc trói buộc, ràng buộc, như phải làm cho hết bổn phận của người đời, của người cư sĩ. Thế mà họ vội vàng tu thiền; họ không hiểu rõ được đường lối cách thức thì tu mãi mà vẫn dậm chân tại chỗ, uổng phí công sức, vừa mất thì giờ mà tu tập chẳng đi đến đâu. 

Hôm nay Thầy vạch một lối đi cho cụ thể và rõ ràng để cho quý thầy, quý cư sĩ tìm hiểu rất rõ ngọn nguồn để bước đi vững chắc không bị vấp ngã. Đây là những bài pháp mà đức Phật đã dạy cho các đệ tử của Người trong thời xa xưa mà thời bây giờ người tu hành đúng theo lời dạy này vẫn thấy hiệu quả giải thoát thân tâm rõ ràng. Nghĩa là qua 16 pháp Thầy kể tên ở trên, đến bây giờ nếu chúng ta tu đúng, chúng ta vẫn thấy được sự giải thoát thân tâm rõ ràng, làm chủ được sự sống chết và sanh tử luân hồi rõ ràng.

Qua kinh nghiệm bản thân của Thầy, những lời dạy này tu tập cụ thể có thứ lớp, có tầng bậc, sắp xếp có thứ tự rất khoa học từ dễ đến khó, từ cư sĩ mới tu cho đến người xuất gia tu sĩ, đâu đâu rõ ràng. Người cư sĩ tại gia phải tu những pháp nào, người xuất gia tu sĩ phải tu những pháp nào, rõ ràng và rất minh bạch.

Theo như lời đức Phật đã dạy ở trên, ở giai đoạn đầu, người cư sĩ phải thông hiểu những gì cần phải thông hiểu. Vậy phải thông hiểu cái gì đây?

Có rất nhiều điều trong đời sống cần phải hiểu và phải thông suốt nó. Nghĩa là quý vị cư sĩ khi vào đạo Phật, mặc dù quý vị đang sống ở trong cuộc sống, nhưng chưa hiểu cuộc sống như thế nào.Phải nói rằng chưa hiểu, không biết nó như thế nào mà mọi người đều ham mê và điên cuồng chạy theo nó, không bao giờ chịu buông nó ra. Đó là điều mà quý vị cần phải hiểu tại sao nó cuốn hút, nó lôi người ta dữ tợn như vậy, nó xâm chiếm người ta dữ vậy, nó sai bảo người ta dữ vậy? Để cho người ta ở trong cái khổ mà người ta không thấy cái khổ đó, người ta biết nhưng mà người ta không tránh được nó.

VẤN ĐỀ CẦN THÔNG SUỐT: Vì đâu có sự sai khác trong xã hội?

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu đời sống thế gian. 

Nghĩa là chúng ta bây giờ bắt đầu suy nghĩ, nhờ đó chúng ta mới thông hiểu những cái đó. Qua những bài pháp của Phật dạy, chúng ta mới thông hiểu đời sống của chúng ta, chúng ta có so sánh mới biết đời sống nó như thế nào đây. Tại sao có người yểu tử, có người trường thọ. Đó là một sự tìm hiểu, bởi vì Phật dạy cái gì cần hiểu thì phải tìm hiểu nó cho thông suốt.

Vì vậy mà bây giờ chúng ta đặt ra những câu hỏi như thế này: Tại sao có người yểu tử, có người trường thọ? Có người mới sanh ra là chết, có người được 12, 13 tuổi là chết, có người thì 30, 40 tuổi chết, tại sao có người sống đến 100 tuổi mới chết? Tại sao nó lạ lùng vậy? Lẽ ra con người 100 tuổi thì nó đều 100 tuổi chứ, tại sao lại có người yểu tử mà có người trường thọ? Đó là những cái chúng ta thấy nhan nhản ở trong cuộc sống của chúng ta, những sự việc rất cụ thể và rõ ràng. Vậy thì chúng ta phải tìm hiểu những điều này có lý do như thế nào?

Tại sao có người bệnh nhiều mà có người lại ít bệnh?Điều đó là điều có thực của loài người ở trong xã hội này, chứ chúng ta không thể nào chối cãi được. Tại sao có người sanh ra cho tới lúc già chết, họ chỉ bệnh có tí xíu là họ chết, còn có người sinh ra ngay từ nhỏ họ dã bị bệnh liên miên bất tận. Cái gì mà làm cho họ bệnh nhiều như vậy?

Đó chúng ta cần phải đặt ra để tìm hiểu cuộc đời chúng ta đang sống, những điều thực tế xẩy ra trong cuộc sống của chúng ta.

Tại sao có người xấu, có người đẹp? Nghĩa là tại sao có người sanh ra tướng mạo phương phi, đẹp đẽ; nhưng lại có người gù lưng, tật nguyền, mặt mày xấu xa, mũi tẹt răng hô… đủ loại xấu. Như vậy thì phải có cái gì ở trong đó, những lý do khiến cho con người sinh ra đã có sự không đồng đều, lẽ ra đẹp thì phải đẹp hết, xấu thì phải xấu hết chớ, tại sao có người vầy người khác.Đó là những cái mà chúng ta cần phải tìm hiểu.

Tại sao trong xã hội chúng ta sống có người có quyền thế lớn, có người có quyền thế nhỏ, có người không có quyền thế nào cả, suốt cuộc đời chỉ đi làm đầy tớcho người khác hoặc làm nô lệ cho người khác mà không có quyền hạn gì hết. Đó là những cái người cư sĩ cần phải tìm hiểu trong cuộc sống của mình.

Tại sao có người tài sản nhỏ, có tài sản nhỏ mà có người tài sản lớn, giàu có lớn?Tại sao có người sanh vào gia đình hạ liệt, có người lại sanh vào gia đình cao quý? Đó là những cái nhan nhản trước mắt của chúng ta, không thể nào chối bỏ được điều đó.

Tại sao có người trí tuệ thông minh mà có người trí tuệ yếu kém, không thông minh, đần độn? Do duyên gì, do nhân gì giữa con người với nhau lại có kẻ hạ liệt, người ưu tú như vậy?

Đó là những điều chúng ta đặt ra câu hỏi để tìm hiểu, mà tìm hiểu một sự thật chúng ta chưa hiểu được, không thể hiểu được. Chính đức Phật đã dạy chúng ta để so sánh và có thể phân biệt được, để tìm ra nguyên nhân đó. Từ tìm ra nguyên nhân các sai biệt đó thì chúng ta mới biết con đường của đạo Phật để chúng ta hiểu được những điều này. Nếu không thông suốt lý do sai biệt đó thì chúng ta đâm ra hoang mang, nghi ngờ cuộc sống của chúng ta.

Nếu chúng ta trả lời rằng có một Đấng Vạn Năng, một đức Cha Lành, một đức Phật Toàn Năng thì không lẽ những Vị đó sinh chúng ta ra mà lại đặt chúng ta trong những hoàn cảnh sai biệt như có người xấu có người tốt sao?

Đặt vấn đề: Quý vị là những người cư sĩ, khi quý vị sinh con ra, quý vị muốn các con của quý vị như thế nào? Chắc chắn quý vị đều muốn các con của quý vị đứa nào cũng phải tốt đẹp, cũng phải thông minh, không có đứa xấu, đứa tốt. Thì một đấng Toàn Năng Sáng Tạo ra loài người cũng phải nghĩ như vậy, họ cũng phải nghĩ rằng những con người mà họ sáng tạo ra phải tốt đẹp như nhau. Nhưng tại sao trong thực tế lại khác biệt như vậy?

Như vậy có phải có Thượng Đế hay không? Hay là không có Thượng Đế ở đây? Tại sao Thượng Đế sanh con người ra kẻ vầy người khác? Kẻ đau khổ nhiều người đau khổ ít?

Do vì vậy mà đạo Phật giảng bài này cho chúng ta hiểu do vì đâu mà có sự việc này.

Muốn hiểu rõ điều này thì chúng ta phải hiểu Nghiệp. Bây giờ đức Phật nói về vấn đề Nghiệp. Vậy Nghiệp là cái gì đây?

Đức Phật dạy nghiệp là chủ nhân của loài người, nghĩa là nghiệp đẻ ra loài người. Nghiệp là người chủ. Nghiệp muốn cho người đó tốt xấu nọ kia, chớ không phải có người nào muốn như thế. Do nghiệp, sanh chúng ta được sanh ra. Nghiệp thường sai khiến con người như thế này như thế khác, nó bảo gì thì con người phải làm theo chứ không có chống lại nó được.

Con người là thừa tự của nghiệp. Nghĩa là mình sinh ra đây là thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là thai tạng của con người, tức là nghiệp sanh ra con người đó.

Nghiệp là quyến thuộc, là điểm tựa, và nghiệp lại phân chia ưu liệt của loài người.Nghĩa là nó phân chia ra người tốt, người xấu đó. Nó sanh con người ra rồi nó phân chia con người ra. Vậy nghiệp từ đâu mà đến?Nó có phải là Đấng Vạn Năng không?

Đó là những điều mà chúng ta đặt ra để tìm hiểu, để chúng ta thấu rõ được đời sống con người, để chúng ta thấu rõ số mệnh của con người ở trong cuộc đời. Như vậy chúng ta tìm hiểu cái nghiệp này như thế nào cho đúng?

Thứ nhất, chúng ta phải hiểu nghiệp là thói quen của chúng ta. Nghĩa là một người mới sinh ra thì họ chưa biết ghiền thuốc, họ cũng chưa biết ghiền rượu, nhưng khi lớn lên, rồi gặp môi trường bạn bè, hoặc người ở trong nhà buôn bán rượu thì bắt đầu họ nếm thử chút chút. Ban đầu họ thấy đắng, cay, hôi, họ không có uống được nhưng rồi lần lần họ thấm nhuần, họ quen đi rồi trở thành ghiền đi. Mà trở thành ghiền thì đó là đã trở thành cái nghiệp rồi. Cho nên bây giờ người nghiện rượu nghe mùi rượu thì thấy như thế nào? Họ thích liền, họ không có từ giã được, họ không có ly nó ra được, mà họ sáp vô để họ uống một ly rượu. Có nhiều người khi đã ghiền rượu rồi thì mỗi buổi sáng không uống ly rượu thì họ thấy con người của họ khó chịu, nó ụa, nó ọe, nó làm những điều kiện như người bị bệnh vậy. Làm cho cái thân của họ quá khổ sở, cái tâm của họ chao động, không có tỉnh táo được nữa.Mà khi uống vào ly rượu họ thấy họ tỉnh táo và cái thân của họ bình thường trở lại. Nghe nó sảng khoái, nghe nó có hỷ lạc ở trong đó. Cho nên họ rất thích thú. Thói quen đó gọi là nghiệp. Cái thói quen đó mới dẫn chúng ta đi vào trong sinh tử luân hồi, cho nên gọi nghiệp là thai tạng.

Nghiệp là chủ nhân tức là nó sai chúng ta, nó làm chủ chúng ta. Nó sai chúng ta làm cái gì chúng ta làm cái nấy. Bởi vì khi chúng ta quen cái đó rồi, khi cái thói quen đó khởi lên, nó muốn cái gì thì chúng ta không ngăn được cái nó muốn.Nên nói đó là cái nghiệp sai chúng ta làm cái điều đó.

Chẳng hạn bây giờ do cái tâm sắc dục của chúng ta, vì thân của chúng ta sinh ra nơi sắc dục nên cái thân cũng có những đòi hỏi sắc dục. Vì vậy mà khi thấy người khác phái thì sinh ra cái tâm sắc dục, rồi nó đòi hỏi hỷ lạc của sắc dục. Cái thân sinh ra từ sắc dục, nó đã có cái nghiệp sắc dục rồi, thế mà chúng ta không ngăn chặnsắc dục, chúng ta bước vào nghiệp, nó trở thành thói quen, nó nghiện ngập, xa sắc dục không được.Cho nên từ đó đức Phật dạy cắt ly sắc dục, đoạn dứt sắc dục để chúng ta chấm dứt sự sanh tử luân hồi.

Như bài giảng Thầy vừa giảng xong về giới luật, mà giới bất tịnh thì chúng ta đã biết con đường sinh tử, nó không phải cái gì khác hơn là tâm dâm dục của chúng ta. Ở đây, chúng ta thấy tâm dâm dục đó chính là cái nghiệp, mà chính cha mẹ sinh mình cũng sinh ra từ nơi cái nghiệp đó, cho nên ngay cả thân và tâm chúng ta được sinh ra cũng từ cái nghiệp đó, vì vậy mà chúng ta thừa tự cái nghiệp đó. Cho nên Phật nói con người là thừa tự của nghiệp. Thì quý thầy thấy có đúng không?

Phật dạy: Con người chúng ta là thừa tự của nghiệp nghĩa là cha mẹ mình đã vì cái nghiệp dâm đó mà sinh mình ra, cho nên thân tâm của mình không phải là thừa tự cái nghiệp dâm đó sao. Do vậy, khi đi vào con đường tu hành của đạo Phật là chúng ta phải xa lìa nghiệp dâm, đoạn dứt nó, chấm dứt nó, như vậy chúng ta đi ngược lại nghiệp dâm có khó chịu không? Nghĩa là chúng ta chống lại nghiệp dâm.

Cho nên như hồi nãy Thầy nói đức Phật dạy chúng ta có 4 điều kiện, cái gì thông hiểu thì chúng ta phải thông hiểu, cái gì trau dồi thì chúng ta phải trau dồi, cái gì dứt bỏ thì chúng ta phải dứt bỏ, cái gì tu tập thì chúng ta phải tu tập.

Bây giờ cáichúng ta đã hiểu được là cái nghiệp dẫn chúng ta đi trong sinh tử luân hồi đau khổ. Chúng ta biết rằng bản thân chúng ta, thân tâm chúng ta đang là thừa tự của cái nghiệp, chúng ta biết rằng cái nghiệpđưa dẫn người ta tới chỗ mãi mãi đau khổ trong bốn cái khổ sanh - lão - bệnh - tử. Chúng ta đang thừa tự cái nghiệp thì chúng ta phải đoạn dứt nó. Phải mạnh mẽ đừng có yếu kém, nếu chúng ta yếu kém thì không thể nào dứt bỏ nghiệp được. Cho nên Phật nói: Có những pháp cần phải dứt bỏ thì phải dứt bỏ, chớ không thể nuôi dưỡng nó được, không thể kéo lê thê theo mình được, mà phải dứt bỏ ngay liền, chấm dứt ngay liền.

Đó là cái pháp gọi là nghiệp. Chúng ta biết mình đang là thừa tự của nghiệp, thì mình không nhận cái thừa tự đó nữa, nghĩa là mình chấm dứt cái nghiệp đó đi. Ngay từ bây giờ mình đừng có nghiệp dâm dục, cái tâm mình khởi lên dâm dục thì mình dùng những pháp để tu tập. Pháp đó là pháp gì? Cái pháp để loại trừ thân tâm thừa tự nghiệp dâm dụclà mình phải quán bất tịnh. Mình phải xét thân tâm của mình nó như thế nào được gọi là thanh tịnh, như thế nào gọi là không thanh tịnh. Từ đó mình sẽ thấy cái thân ghê gớm, mình sẽ thấy cái thân bất tịnh, nhơ bẩn, ô uế, uế trược; từ đó chúng ta thấy không còn thừa tự sản nghiệp của cái nghiệp dâm dục này nữa. Tức là chúng ta chấm dứt sự sanh tử rồi đó.

Như vậy thì quý thầy thấy rõ ràng là những gì chúng ta cần dứt bỏ là chúng ta phải dứt bỏ. Nghĩa là chúng ta thấy cái đó nguy hiểm, đừng vì một chút dục lạc mà chúng ta kéo lê thê cái đời đau khổ của mình, để luôn luôn mãi thừa tự nghiệp dâm này, thừa tự những cái sanh tử này. Chúng ta biết thừa tự cái này sẽ đem đến sự khổ đau cho chúng ta. Cho nên muốn chấm dứt cái nghiệp dâm thì có những cái mà chúng ta phải đoạn dứt. Vì vậy chúng ta phải tu tập, siêng năng luyện tập những điều đã được Phật dạy: quán thân bất tịnh để đoạn dứt được nghiệp dâm. Nếu không quán bất tịnh thì khó mà đoạn dứt được nghiệp dâm, từnghiệp dâm đó mới có những thai tạng của cái nghiệp sanh chúng ta ra.

Vậy chúng ta biết rằng cái nghiệp là thói quen, cái nghiệp là sự ô nhiễm làm cho chúng ta khó bỏ nó. Do những thói quen mà hằng ngày trong những hành động của chúng ta tạo ra nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp ham muốn chứ không gì khác hơn hết. Nếu chúng ta hằng ngày chửi bới thiên hạ thì nó quen đi, thành ra lúc nào chúng ta cũng dễ dàng chửi bới người ta được hết. Còn ngày ngày chúng ta không mắng, không chửi ai hết, ngày này qua ngày khác thì nó không thành cái nghiệp của chúng ta.

Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta làm điều thiện thì không có chửi mắng ai, làm điều thiện thì không có trộm cắp của ai, làm điều thiện thì không bao giờ có những hành động tà dâm bất tịnh. Đó là những điều mà chúng ta phải hiểu và thông suốt, và biết từ bỏ, dứt bỏ nó.

Nói như vậy chúng ta đã hiểu sơ qua về nghiệp, nếu giảng rộng thì giảng thêm nghiệp đi trong luân hồi, nghiệp tái sanh thì cần phải rất nhiều thời gian giải thích để cho quý vị thấu suốt.

Tạm thời ở đây Thầy ngắn gọn, sau này có những việc chúng ta cần phải nghiên cứu về các nghiệp này nữa để chúng ta thông suốt tất cả các nghiệp trong thân chúng ta.Chúng ta biết rằng trong thân chúng ta có ba nơi hành nghiệp: đó là thân của chúng ta, miệng của chúng ta, và ý của chúng ta. Ba chỗ hành động này gọi là hành động nghiệp. Nghĩa là nghiệp cũ có rồi tạo nghiệp mới. Như vậy chúng ta luôn luôn trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi là do chỗ nghiệp này, chứ không phải gì khác hơn hết.

Bây giờ quý thầy đã hiểu được nghiệp thì chúng ta mới biết được tại sao có người giàu người nghèo, người tốt người xấu, người bệnh nhiều, người bệnh ít như những vấn đề hồi nãy đặt ra. Quý thầy thấy nghiệp làm cho cuộc sống mọi người có sự sai khác nhau như vậy.

Đây quý thầy nghe kỹ, nhất là những người cư sĩ đangở giai đoạn tu tập thứ nhất, phải lắng nghe và chú ý cho kỹ. Nghĩa là các vị cư sĩ còn sống trong gia đình, còn vợ, còn con, còn cha mẹ, bạn bè thân thuộc, bà con xóm làng, không phải là người xuất gia đã bỏ tất cả, thì quý vị lắng nghe bài so sánh này để biết được chính nghiệp chi phối và phân chia ra con người có ưu liệt và có tốt xấu. Vì vậy quý vị phải lắng nghe cho kỹ để thực hiện được những gì mà chúng ta cần phải chấm dứt, phải đoạn dứt nó.

1. Nghiệp: Lý do Yểu Tử hay Trường Thọ

“Khi một người đàn ông hay một người đàn bà tàn nhẫn giết hại chúng sanh, tay lấm đầy máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, lòng không có chút từ bi, không biết thương xót loài vật, do nghiệp sát sanh ấy thành tựu”. Nghĩa là Phật muốn nói cái nghiệp giết hại chúng sanh, đả thương chúng sanh, làm cho chúng sanh chết mà tâm không chút thương xót chúng sanh, nghĩa là khi việc giết hại chúng sanh đó đã thành thói quen, tức thói quen giết hại chúng sanh đã thành cái nghiệp rồi, ở đây Phật nói gọn như thế này: "do nghiệp sát sanh ấy thành tựu", thì người đó sau kiếp sống này, khi họ bỏ thân này, họ bị chết đi, thì họ sẽ đi về đâu? Họ sẽ vào cõi dữ, ác xứ, đọa xứ, địa ngục, sau một thời gian dài sống trong cảnh giới súc sanh, cảnh giới đau khổ của địa ngục, ở cảnh giới ác thú của những thú dữ đang giết chóc lẫn nhau… trải qua nhiều đời nhiều kiếp trong cảnh giới đó, họ mới được sanh làm người. Tuy họ được sinh ra làm thân người nhưng vì cái nhân ác trước kia của họ, vì cái nghiệp của họ thành tựu rồi, thì họ sinh lên người, người đó bị yểu tử. Yểu tử nghĩa là có những nghiệp mới vào trong bào thai chừng 1 tháng, 2 tháng là đã bị trôi thai. Hay người vừa sanh ra là đã bị chết, hay có người sanh ra được 3, 4 tháng, có người sanh ra được 1, 2 tuổi, có người sanh ra được 11, 12 tuổi rồi xe đụng hoặc là bệnh tật chết. Có người sanh ra được 20 tuổi, 30 tuổi chết. Cái chết đó là do chỗ người đó đã sát hại chúng sanh, cho nên họ bị yểu tử, tuổi những người yểu tử này không trên 30 tuổi được. Nghĩa là khoảng dưới 30 tuổi là yểu tử. Còn những người nào sống được trên 30 tuổi, đến 50, 60 tuổi mới chết, có người thì sống được trường thọ 100 tuổi mới chết. Từ 30 đến 60 tuổi là trung thọ. Từ 60 trở lên là trường thọ.

“Nếu có người đàn ông hay người đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, tay không bao giờ lấm máu chúng sanh, luôn có lòng từ bi thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, các loài hữu tình. Do nghiệp ấy thành tựu”, nghĩa là thành nghiệp thiện không giết hại chúng sanh, sau khi họ bỏ thân này thì họ sinh vào cảnh giới thiện, cõi giới thiện, nghĩa là cõi giới tốt không có ác pháp ở trong đó, hoặc là sanh vào cõi trời, sau cùng thì họ sinh làm người, họ được trường thọ, tuổi từ trên 60 đến 100 tuổi. Con đường đưa họ đến trường thọ là con đường không giết hại chúng sanh.

Như vậy bài kinh này nhắn nhủ người cư sĩ giữ tay đừng lấm máu, tâm thường thương xót chúng sanh dù là loài nhỏ nhít như côn trùng sâu bọ cho đến loài lớn như con người; người cư sĩ nên thương chúng, đừng đoản mạnh chúng, đừng làm đau khổ chúng, để có vậy mới sanh vào cõi Trời hay cõi nào đó cũng hưởng được cái thân không yểu tử, cái thân được yên ổn không bị đau khổ trong đó.

Khi người cư sĩ hiểu như vậy thì người cư sĩ tu pháp nào đây? Ở đây Phật dạy người cư sĩ phải dứt bỏ và khi đã thông suốt rồi, biết là hành động giết hại chúng sinh thì sẽ đưa đến thọ mạng yểu tử. Cho nên người cư sĩ thấy việc làm cho chúng sanh đau khổ là không tốt, vì ai làm cho chúng ta như vậy chúng ta cũng đau khổ, chúng ta cũng ham sống sợ chết. Suy tư như vậy người cư sĩ phải thông suốt, cho nên người cư sĩ phải đi vào điều kiện thứ ba là phải dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, nghĩa là dứt bỏ không sát sanh nữa, và từ đây về sau cũng không ăn thịt chúng sanh nữa vì ăn thịt chúng sanh thì phải giết chúng sanh. Khi biết như vậy thì người cư sĩ đem lòng từ biến mãn khắp chúng sanh. Con kiến đi trên mặt đất ngư