TÌM KIẾM

Phần thứ hai: Giới Đức Của Người Tu Sĩ

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA


Phần thứ hai:  GIỚI ĐỨC CỦA NGƯỜI TU SĨ

Hằng phút hằng giây trong giai đoạn giới đức này quý thầy phải tu tập trau dồi nhiều hơn phần giới hạnh. Trong giai đoạn giới hạnh, quý thầy phải dứt bỏ và sống cho đúng hành động của mình trong sơ thiện (giới hạnh),phần giới hạnh ít tu tập trau dồi mà phải sống cho đúng, chỉ dứt bỏ hành động ác mà sống trong thiện. Phần giới hạnh là phần dứt bỏ, phải từ giả không làm nữa. Phần này là phần giữ gìn cảnh giác nghiêm ngặt, mọi hành động không được vi phạm, dù sự việc rất nhỏ cũng không được lầm lạc.

 

Trái lại, phần giới đức cần phải trau dồi tu tập hết sức vì đây là phần đức rất là quan trọng. Phần giới đức cần có pháp hành để tu tập và trau dồi. Trong giới đức cũng có phần dứt bỏ. Thí dụ mình đang ghiền thuốc út mà chỉ trau dồi này kia trong khi vẫn hút thuốc thì làm sao dứt bỏ, do vậy phải tự mình dứt bỏ hút thuốc, cũng như dứt bỏ không ăn phi thời hay những thói quen khác mà chưa dứt bỏ hết cho tròn giới hạnh và tiếp tục trau dồi giới đức.

Trước khi học giới đức Thầy xin kể lại một số chuyện trau dồi của các bậc Thánh Tăng để chúng ta nương theo gương giới đức của các ngài mà sách tấn trên đường trau dồi tu tập.

Khi tu xong rồi, ngài Punnaxin Phật đi hóa độ cho người ở vùng biên cương Sunàparanta, đức Phật hỏi để trắc nghiệm xem ông có thể thực hiện được con đường giáo hóa chúng sanh không. Nghe ông trả lời, Phật xác nhận ông đầy đủ phẩm chất để làm việc đó. Qua câu chuyện của ông chúng ta tìm hiểu xem ông đã tu pháp nào mà lậu hoặc quét sạch. Không phải các tỳ kheo tu hết các pháp môn đức Phật dạy mà các ngài chỉ tu trong pháp hợp căn cơ của mình. Người ta dùng đề mục thiền quán xả sạch tâm của mình hết lậu hoặc, từ đó người ta nhập các định dễ dàng, không khó khăn và thực hiện tam minh để chấm dứt luân hồi. Chúng ta lấy các kinh nghiệm này rút tỉa ra con đường tu tập cho dễ dàng hơn nhờ vậy chúng ta đi ngay vào thiền an lạc trú thánh định không còn khó khăn. Khi tâm chúng ta còn lậu hoặc thì tu rất khó dừng hơi thở.

1.- Khi đến tuổi trưởng thành ông Punna đi với một đoàn lữ hành thương gia đến nước Savatthi, được nghe Thế Tôn thuyết pháp, ông khởi lòng tin và xin xuất gia. Phật cho một đề tài thiền quán "Hộ trì các căn". Chúng ta thấy ông chỉ tu pháp hộ trì các căn mà thành tựu tam minh. Ở đây cho chúng ta thấy rằng mỗi giáo pháp của Phật đều có sự vi diệu của nó, cho nên chúng ta chỉ chọn lấy một đề tài nào đó mà thực hiện thì chúng ta sẽ đạt được con đương giải thoát, chứ đâu cần nương vào hơi thở, dừng hơi thở để nhập Tứ thiền. Nhiều khi chúng ta tu điều đó mà tâm chúng ta chưa hết lậu hoặc thì chúng ta cũng chưa đạt được tam minh. Đức Phật cho ông Punna đề tài thiền quán là hộ trì các căn môn tức là pháp môn Thánh Hộ Trì Các Căn làm cho các căn của ông không dính mắc các đối tượng, từ đó ông xả li, diệt được các lậu hoặc, thành tựu được tam minh. Vì sự quyết tâm tu tập và biết rõ đường tu trong giáo pháp của đức Phật cho nên chỉ trong thời gian ngắn nỗ lực thực hiện rốt ráo trong thời gian ở nơi độc cư yên tịnh ở trong rừng xa vắng và chứng đạo. Nghĩa là ngài chỉ nhắm quét sạch các lậu hoặc nên đạt cái vi diệu của Phật pháp chứ không phải tu luyện cái gì khác hết. Sau đó ngài đã giáo hóa cho hơn 500 cư sĩ ở vùng biên cương đó theo ngài tu học. Khi gần lâm chung, ngài có để lại bài kệ kinh nghiệm tu hành của ngài. Đây là bài kệ:

Ở đây chỉ có giới

Nghĩa là ông đến với đức Phật ông chỉ thấy có giới mà quý thầy biết hộ trì các căn môn đó là giới hạnh chúng ta tu tập chứ không có gì khác hơn, cho nên ông mới nói “Ở đây chỉ có giới”.

Là Pháp thật tối thượng

Ông ca ngợi giới luật là pháp Phật tối thượng

Vị nào có trí tuệ
Cũng chỉ là vô thượng

Nghĩa là mình có trí tuệ mà trí tuệ là giới luật, giới luật là trí tuệ như Thầy đã xác định ở trong bài kinh đức Phật đã dạy. Cho nên dù có trí tuệ thông minh đi nữa chỉ là vô thượng chứ không thể tối thượng được.

Vị nào đủ giới tuệ
Làm thầy cõi nhân thiên

Chúng ta phân biệt rõ giới hạnh, giới đức, giới tuệ. Mà bây giờ đủ giới tuệ thì phải có giới hạnh giới đức rồi mới có giới tuệ cho nên vị này làm thầy cõi nhân thiên. Do có giới tuệ chúng ta nói chuyện với tam thiên được, nghe chư thiên nói chuyện được. Khi chúng ta chưa có trí tuệ thì chắc chắn không nói chuyện với chư thiên được. Chúng ta phân biệt rõ giới hạnh, giới đức, giới tuệ. Mà bây giờ đủ giới tuệ thì phải có giới hạnh giới đức rồi mới có giới tuệ, cho nên làm thầy cõi nhân thiên. Do có giới tuệ chúng ta nói chuyện với tam thiên được, chúng ta nghe chư thiên nói chuyện được, chưa có trí tuệ thì chắc chắn chúng ta không nói chuyện với chư thiên được.

Đề tài Hộ Trì Các Căn Môn tức là pháp để giữ gìn giới hạnh nghiêm túc các căn môn của chúng ta. Thánh Hộ Trì Các Căn là pháp Thánh để hộ trì các căn của mình, vậy Thầy đọc lại bài kệ này để chúng ta thấm thía bài học giới luật của chúng ta:

Ở đây chỉ có giới
Là pháp thật tối thượng.
Vị nào có trí tuệ
Cũng chỉ là vô thượng
Vị nào đủ giới tuệ
Làm thầy cõi nhân thiên

Bài kệ này nhắc lại kinh nghiệm tu thế nào mà ngài Punna đạt được ba cái giới này, được làm thầy cõi nhân thiên.

2.- Giờ Thầy đọc thêm một vị Thánh Tăng trong thời đức Phật nữa, ngài Vassabala. Trong một buổi gặp gở của vua Bimbisara với đức Phật thấy đức Phật hàng phục được ngài Maha-Kassapa, do thế mà ngài Vassabala khởi lòng tin và xuất gia, chỉ trong một tuần lể ngài triển khai thiền quán giới đức, giới hạnh, giới tuệ ngài chứng được 6 thắng trí và chứng quả Alahán. Ngài có làm bài kệ nói lên kinh nghiệm tu hành của ngài như sau:

Nếu thấy được sự thật
Thật vi diệu vi tế
Với trí tuệ thiện xảo
Với tâm tư khiêm tốn
Sống rập theo giới luật
Do chính đức Phật dạy
Với người ấy Niết bàn
Chứng đạt không khó khăn.

Sống rập theo giới luật nghĩa là giới luật Phật đặt ra mình sống y như vậy mà với trí tuệ thiện xảo, với tâm tư khiêm tốn thì sống rập theo giới luật mới được. Vậy ông tu cái gì? Ông nói: Khi hiểu được sự thật pháp của Phật thật là vi diệu thật là vi tế rồi thì sống rập theo giới luật không có khó khăn đâu và chứng Niết bàn không khó. Đây là bài dạy giới cho nên Thầy chọn lựa bậc Thánh Tăng trong thời đức Phật đã tu về giới; nhưng khi dạy về giới đức thì Thầy chọn những vị tu về giới đức tức là tu về thiền định, tu về Tứ Niệm Xứ, hoặc Bốn Định, hoặc là Tứ Như Ý Túc để lấy những gương hạnh tu hành của vị đó cho chúng ta thực hiện. Chúng ta chọn những bậc Thánh Tăng như vậy để nương theo, cho nên các gương hạnh này không thể thiếu trong giáo án này được. Các thầy chỉ chọn lấy gương hạnh nào của quý ngài phù hợp với mình để nương theo mà tu tập.

3.- Đây là vị thứ ba: Ngài Nita. Ngài xin Phật xuất gia để được sống thoải mái đời sống của tu sĩ, nghĩa là ngài thấy đời sống của tu sĩ ăn ngày một bữa thoải mái, đi xin ăn, rồi ngủ, rồi chơi, không làm gì hết, sướng quá, xét qua đời sống của tu sĩ sướng hơn ngoài đời nhiều cho nên ngài Nita xin Phật xuất gia chỉ vì mục đích đó thôi. Đây là vị tăng làm biếng nhất trong tăng đoàn của đức Phật cho nên khi xuất gia rồi, ngài không chuyên chú vào sự tu tập, chỉ tu lấy lệ, chuyên ăn no và nói chuyện nhảm nhí và ban đêm thì ngủ dài. Bậc đạo sư thấy vậy nên nói lên bài kệ để giáo giới cho ngài:

Trọn đêm ngươi nằm ngũ
Ban ngày thì tụ hội
Kẻ ngu sống như vậy
Sẽ đoạn khổ được sao?

Do lời dạy này của đức Phật, ngài bị dao động nên triển khai thiền quán, đặt niệm ăn uống ngũ nghĩ nói chuyện nhảm nhí trước mặt tu định vô lậu, chẳng bao lâu ngài chứng quả Alahán, ngài lấy bài kệ của bậc đạo sư làm bài kệ chứng đạo của mình, và cũng là bài pháp hướng tâm tu hành.

Các thầy thấy khi người ta bị cái tật gì mà bị quở là thấy xấu hổ lắm nên người ta lấy cái đó làm thiền quán và quét sạch tâm vô lậu và chứng tam minh. Cho nên mình có tật nào thì bắt chân kiết già thiền quán, quán cho sâu cho bật cái tật đó ra thì thành tựu đạo Phật, vì cái đó là điều cốt cán làm cho đời sống chúng ta thoát khổ.

4.- Bây giờ quý thầy nghe tiếp thêm các bậc Thánh Ni: Bà Dantikà là con gái của một vị giáo sĩcủa nhà vua, khi đến tuổi trưởng thành, bà trở thành một tín nữ của Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá) nghĩa là bà là một người hộ trì của Jetavana, về sau bà xuất gia được sự hướng dẫn của bà MahàPajàpati. Một hôm bà leo lên núi Linh Thứu ở Ràjagaha chơi sau bữa ăn cơm ngọ, bà thấy một người nài điều khiển con voi, nhờ thấy vậy, bà tin nơi lời Phật dạy điều khiển tâm mình như người nài điều khiển con voi. Do sự tùy pháp, hướng pháp, bà điều khiển tâm mình, bà làm chủ được nó và chứng quả Alahán. Vậy điều khiển như thế nào? Cũng như chúng ta ăn ngày một bữa mà một lát thèm ăn cái gì khác thì chúng ta diều khiển "đừng có ăn" tức là để trừ lòng ăn vặt chúng ta hướng tâm, tùy theo pháp hướng chúng ta trạch ra thích hợp cho ta, như vậy chúng ta điều khiển tâm như điều khiển con voi. Bà điều khiển cho đến mức bảo các hành ngưng, hơi thở ngưng thì chúng cũng ngưng theo, tức là bà đã điều khiển được cái tâm của bà, cho nên bà chứng đạt quả Alahán.

Các thầy thấy đâu phải bà ngồi quán cái gì, bà chỉ theo dỏi cái tâm của bà tức bà phòng hộ sáu căn. Chẳng hạn khi thấy cái gì mà tâm khởi lên tư tưởng gì thì tác ý cho tâm trở về bất động với cái đó là diệt trừ lậu hoặc, đó là tu phòng hộ sáu căn, là mình đã thuần hóa con voi tâm của mình để cho nó theo sự điều khiển của mình mà nó không còn ham muốn gì hết, khi tâm không còn ham muốn gì hết là lậu hoặc hết sạch như vậy điều khiển được tâm, khi đó mình dùng pháp hướng bảo các hành ngưng thì nó ngưng, vì vậy mình làm chủ sự sống chết của mình. Bà chỉ tu pháp phòng hộ sáu căn mà thành tựu, cũng như ngài Punna. Như vậy chúng ta thấy gương hạnh của bà nói lên sự tu tập phòng hộ sáu căn. Bà có bài kệ nói lên kinh nghiệm tu tập của mình:

Ra khỏi ngôi Tịnh Xá
Để nghỉ trưa ban ngày
Trên đỉnh núi Linh Thứu
Ta thấy một con voi
Dầm nước xong đi lên
Trên bờ một con sông
Một người cầm cái móc
Yêu cầu nó duổi chân
Con voi duổi chân ra
Và người nài lên voi
Thấy kẻ chưa nhiếp phục
Đi đến được nhiếp phục
Ta thấy nó vâng chịu
Theo quyền lực của người
Như vậy ta định tâm
Đi vào trong rừng ấy

Nghĩa là bây giờ bà đi vào trong rừng yên tịnh thanh vắng để điều khiển cái tâm

Ta làm chủ được tâm
Sai bảo nó vâng theo
Sống chết ta tự tại
Chấm dứt được luân hồi.

Bà nói rất rõ bà chỉ thấy con voi và người nài mà thức tỉnh được để tu pháp phòng hộ sáu căn, tu chứng đạo. Còn các thầy tu sao đây? Bài kia (Punna) đức Phật nói rõ pháp cho Punna tu là phòng hộ sáu căn, còn bà Dantikà thì đức Phật không trao mà bà trèo lên núi Linh Thứu chơi và thấy người điều khiển voi rồi bà điều khiển tâm, như vậy bà điều khiển sáu căn là pháp hộ trì các căn, cũng y như pháp đức Phật trao cho Punna, vậy thôi.

5.- Bà Ubirì ở tuổi thanh xuân, bà rất đẹp và được đưa vào hậu cung của vua Bimbisara, sau vài năm bà sanh một đứa con gái rất đẹp đặt tên là Jiva, nhưng đứa con gái bà bị chết, ngày nào bà cũng ra nghĩa địa than khóc, bậc đạo sư thấy vậy đến và hỏi bà: "Tại sao ngươi khóc?". Bà đáp: "Bạch Thế Tôn, con khóc đứa con gái của con". Thế Tôn nói: "Tại nghĩa địa này có 84,000 đứa con gái chết bị thiêu, vậy ngươi khóc than cho ai". Rồi Thế Tôn chỉ cho bà những chỗ đất mà người chết bị thiêu và Thế Tôn đọc một bài kệ:

Hởi nàng Ubirì
Người khóc nơi nghĩa địa,
Khóc than ôi Jiva
Con gái thân của tôi
Hãy tự mình hồi tỉnh
Hởi này Ubirì
Trong bải đốt tử thi
Khóc cả tám vạn tư,
Người đồng tên Jiva
Người khóc Jiva nào

Nghĩa là đức Phật khuyên trong nghĩa địa này có 84,000 người chết có cùng tên Jiva. Vậy bà khóc cho ai trong số 84,000 con gái tên Jiva hay khóc cho cả 84,000 người con gái đó. Nghĩa là có bao người chết chứ đâu phải chỉ mình Jiva của bà, vậy bà khóc gì đây. Đức Phật chỉ nhắc bà như vậy. Sau khi được bậc đạo sư chỉ dạy, bà suy tư, xin bậc đạo sư xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu với đề tài thiền quán người chết, bà chứng quả Alahán. Tức bà lấy chỗ đau khổ nhất là đứa con gái, người thân của bà chết tu thiền quán, chẳng bao lâu thì bà chứng quả Alahán. Có phải vấn đề này ngoài vấn đề Phật pháp không? Không phải đâu. Trong Phật pháp có sanh lão bệnh tử khổ, mà đây là đề tài về "chết khổ", cho nên bà quán xét cái chết, thấu được lí sanh tử nên bà giải thoát hết lậu hoặc. Chúng ta thấy đó là một đề mục thiền rất cụ thể cho nội tâm của bà mẹ thương người con quá tha thiết. Lấy cái đó làm đề mục tu thì giải quyết biết bao nhiêu sự ham muốn của đời người cho nên lậu hoặc bà quét sạch. Đây là bài kệ của bà:

Mũi tên khó nhìn thấy
Đâm dính nơi tâm ta,
Chắc chắn đã được Ngài,
Nhổ lên khỏi tâm ta,
Sầu muộn vì con gái,
Làm cho ta sầu khổ.
Sầu muộn ấy không còn
Đã được chấm dứt hẳn
Nay mũi tên được nhổ,
Mọi ham muốn lắng dịu
Ta đi đến quy y,
Bậc ẩn sĩ Mâu ni,
Quy y Ba ngôi báu,
Phật, Pháp và chúng Tăng.

Chỉ có sự đau khổ vì đứa con thôi, thế mà được bài kệ của đức Phật, bà đã giải thoát được nổi khổ và khi đến tu hành, bà lấy đề tài đó làm pháp hướng tu tập và cuối cùng Bà chứng quả Alahán. Như vậy bà tu pháp môn nào đây? Bà lấy cái chết để quán phá đi lậu hoặc của bà tức là bà tu Định Vô Lậu. Trong khi mình thấy đề mục đó thì mình biết bà tu Định Vô Lậu rồi. Còn cái kia tu Phòng Hộ Sáu Căn, người ta không tu Định Vô Lậu mà người ta điều khiển cái tâm đừng cho dính mắc, đừng cho dính mắc nên riết nó không dính mắc nữa, nó cũng vô lậu hết, thành ra không có thiền quán vô lậu mà bằng trực tiếp ý thức của chúng ta xả tâm. Còn ở đây lấy đề mục người chết tức là phải có sự quán thấu suốt được lí của sự chết, cho nên nó phải là vô lậu, phải đặt cái niệm sự chết đó trước mặt của mình rồi quán xét người chết này đến người chết khác, mọi cái chết cũng đều như nhau cho nên cuối cùng bà không còn đau khổ nữa và cái tâm phiền muộn của bà, cái tâm ham muốn của bà cũng tan biến mất đi, thì đó là lậu hoặc sạch, cho nên bây giờ chính là lúc bà quy y Tam Bảo. Bậc ẩn sĩ Mâu ni tức là đức Phật là một ẩn sĩ. Một ẩn sĩ thì không cầu danh cầu lợi, chỉ ai khổ thì Ngài đến độ. Bà này bị mất con nên sầu khổ mà Ngài đi khất thực biết được bà khổ nên đến độ, chứ đi khất thực mà vô nghĩa địa làm gì. Ngài biết trong đó có người quá thống khổ và người này có thể độ được cho nên lấy cái đề mục thiền đó hướng dẫn cho bà. Những bậc ẩn sĩ đi tìm những bậc có cái duyên sắp sửa thành tựu được chỗ tu hành cho nên bậc ẩn sĩ chỉ sử dụng bài kệ, còn như người bình thường chưa đủ duyên, chưa có sự thống khổ đến mức độ như vậy thì dù đức Phật có dùng 100 bài kệ chắc không độ người ta nổi đâu, người ta còn ham làm giàu, còn ham vợ đẹp con xinh, còn ham đủ thứ thì chắc chắn có nói gì người ta cũng trơ trơ, họ không tu nổi đâu.

Đây là những gương hạnh để chúng ta lấy đó làm gương tu hành.

Trước khi tiếp tục giáo án, Thầy cần nhắc quý thầy cần lưu ý những bài pháp bổ túc thêm cho giáo án làm sáng tỏ thêm phần tu tập của chúng ta đầy đủ về lí pháp và hành pháp để quý thầy biết cách tu tập rõ ràng sau này khi không có Thầy, cho nên thường có những bài bổ túc thêm trong giáo án. Nghĩa là khi quý thầy tu gặp khó khăn thì nhớ những bài bổ túc thêm đó sẽ làm sáng tỏ ra cho quý thầy. Còn quý thầy cứ ở trong giáo án nghe Thầy giảng suông suông về giới hạnh, giới đức, giới tuệ mà không có những bài bổ túc thêm thì quý thầy khó nắm vững để tu tập. Chính các bài bổ túc làm cho quý thầy thông hiểu rõ để tu tập.

Như vào đầu giáo án đức Phật đã dạy chúng ta có 4 điều kiện cần phải thực hành cho đúng và cho nghiêm túc. Đó là 4 điều kiện: Thông hiểu, trau dồi, dứt bỏ, tu tập.

Thế nào là thông hiểu: phải thông hiểu giới hạnh, phải thông hiểu giới đức, phải thông hiểu giới tuệ. Sau khi thông hiểu rồi thì phải trau dồi. Trong khi trau dồi thì có những cái chúng ta cần phải dứt bỏ cũng có những cái chúng ta cần giữ lại, thì những bài bổ túc cho chúng ta biết dứt bỏ cái gì để lại cái gì. Rồi đến phần hằng ngày chuyên cần tu tập cho căn bản cho thấm nhuần. Ở đây quý thầy cần phải biết những pháp nào thông hiểu, những pháp nào trau dồi, những pháp nào dứt bỏ, những pháp nào tu tập.

Bây giờ chúng ta phải học tiếp giới đức cho xong, sau đó chúng ta phải học tới giới tuệ và giới bổn. Thầy thấy giới luật quá tuyệt nên chúng ta phải học kỹ để biết đường lối tu tập.

Ở đây vị tỳ kheo phải hộ trì các căn, nghĩa là vị tỳ kheo phải giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của mình. Khi học giới đức thì quý thầy thấy pháp hộ trì các căn đứng hàng đầu mà chính đó là giới đức của chúng ta bởi vì khi ra đường mắt chúng ta nhìn xuống là hộ trì con mắt để không thấy các vật thì tâm không ham muốn. Tâm không ham muốn là giới đức của chúng ta, cái đức là ở trong tâm chúng ta, còn mắt nhìn xuống là hành động. Cho nên người ta nhìn cái đức của vị tỳ kheo đi không ngó qua ngó lại thì người ta biết vị tỳ kheo đó có giới đức nghiêm chỉnh, không bị giao động, vì không ngó qua ngó lại thì đâu có thấy vật gì cho nên tâm không bị giao động. Vị tỳ kheo phải phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý của mình, đó là giới đức đầu tiên mà vị tỳ kheo cần phải học.

Trước khi học bài này Thầy đã nêu lên gương các vị tỳ kheo Thánh tăng tu pháp hộ trì các căn. Đó là người ta đã thực hiện tu giới đức đó. Quý thầy thấy Thầy dạy một bài pháp là phải có sự thực hiện bài pháp đó để chúng ta lấy gương đó mà tu tập.

Thế nào là vị tỳ kheo hộ trì các căn? Vị tỳ kheo khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến cho nhãn căn không được chế ngự khiến cho tham ái ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, vị tỳ kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn và nỗ lực thực hành sự hộ trì nhãn căn. Có những nguyên nhân nào khi mắt thấy vật mà sanh ra ham muốn ưa thích, dính mắc thì mình phải chế ngự nguyên nhân đó. Thí dụ khi ra đường gặp người phụ nữ thấy họ cười với mình rồi về bị tâm tham ái người đó nổi lên. Đó là vì nhãn căn không được chế ngự nên thấy người ta cười với mình rồi về tương tư sầu não, làm tâm ưu bi sầu khổ khởi lên, các pháp bất thiện khởi lên. Vị tỳ kheo phải biết rõ nguyên nhân đó nên trừ diệt và thực hiện sự hộ trì nhãn căn không cho dính các pháp đó, quét sạch các pháp đã dính mắc ra khỏi tâm, nhờ vậy tâm thanh thản, không ưu bi sầu khổ nữa. Ở đây đức Phật bảo chúng ta hộ trì các căn làm cho chúng ta thoát ra khỏi dòng lôi cuốn trói buộc chúng ta bằng những sợi dây vô hình chắc chắn này.

Khi tai nghe tiếng, mũi ngử mùi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận biết các pháp, vị tỳ kheo ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng nhờ hộ trì cao quý các căn ấy, do sự hộ trì này mà tâm không đắm nhiễm các pháp thế gian nên nội tâm thanh tịnh, thanh thản, không cấu uế tham dục, do vậy thân tâm hưởng lạc trọn vẹn của giới đức này. Nghĩa là khi chúng ta hộ trì các căn, là chúng ta thực hiện được các giới đức thì chúng ta hưởng trọn vẹn lợi lạc của học giới này. Vị tỳ kheo giữ gìn phòng hộ sáu căn rất quan trọng trong sự trau dồi giới đức của họ. Vị tỳ kheo trau dồi tu tập giữ gìn sáu căn không cho dính mắc sáu trần như vậy được tâm thanh tịnh trong sạch không cấu uế trần cảnh như vậy là giới đức của vị ấy thứ nhất trong giới luật của đức Phật.

Ở đây vị tỳ kheo phải chánh niệm tỉnh giác. Thế nào là vị tỳ kheo chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác là một giới đức của vị tỳ kheo cần phải trau dồi tu tập hằng ngày không được biếng trễ. Chúng ta thấy đức Phật gọi phòng hộ sáu căn là Thánh Phòng Hộ sáu căn; định Chánh Niệm Tỉnh Giác là Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác, chúng ta nghe tên chúng ta biết đó là pháp của những bậc Thánh tu hành chứ không tầm thường. Vậy thế nào là chánh niệm tỉnh giác. Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác là giới đức của vị tỳ kheo cần phải trau dồi tu tập hằng ngày không được biếng trễ. Vị tỳ kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng khi nhìn quanh đều tỉnh giác. Nghĩa là đi tới đi lui, nhìn tới nhìn lui, nhìn quanh đều tỉnh giác, như vậy tỉnh giác để làm gì? - Để phòng hộ sáu căn để không bị dính mắc; cho nên lúc nào cũng phải tỉnh giác trong hành động của mình: đi, liếc, ngó. Khi co tay khi duổi tay đều tỉnh giác, khi mang y thượng, y kép đều tỉnh giác. Khi ăn uống nhai nuốt đều tỉnh giác. Khi đi đại tiểu tiện đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, nằm, ngồi, thức, nói, yên lặng, thầm lặng đều tỉnh giác. Nói chung là tất cả các hành động của thân khẩu ý lúc nào cũng đều có sự tỉnh giác. Niệm hành động luôn luôn không mất tức là không thất niệm, nghĩa là luôn luôn giữ niệm hành động của mình không để cho mất tức không thất niệm, nếu mất tức là mình bị thất niệm. Thí dụ mình đương ngó ra mà quên đi, đó là mình bị thất niệm. Cho nên đức Phật thường nhắc chúng ta là khi tu một pháp nào, đang luyện tập một pháp nào thì luôn luôn phải đừng cho thất niệm. Như vậy là giới đức của vị tỳ kheo thứ hai trong giới luật của đức Phật.

Như vậy chúng ta thấy giới có tuần tự. Nếu quý thầy tu Chánh Niệm Tỉnh Giác thì trước đó phải tu Phòng Hộ Sáu Căn. Khi quý thầy "Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành" là quý thầy đã tu lớp 2 mà bỏ qua lớp 1 là lớp phòng hộ các căn. Lớp 1 là tu phòng hộ sáu căn, rồi qua lớp 2 của giới đức là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Khi tỉnh giác là để chúng ta giữ gìn phòng hộ sáu căn; khi thấy, nghe,... đều quan sát cho nên mình tỉnh thức. Tỉnh thức để ngăn lòng ham muốn của mình, nếu không tỉnh thức thì lòng tham muốn xâm chiếm, ác pháp xâm nhập tâm hồn chúng ta. Đó là lớp 1 tu Thánh Phòng Hộ Sáu Căn, lớp 2 của giới đức thì tu Thánh  Chánh Niệm Tỉnh Giác, chúng ta tu phòng hộ được rồi, từ phòng hộ ăn uống, mặc y áo,... phòng hộ khỏi dính mắc mọi vật rồi, khi qua tu Chánh Niệm Tỉnh Giác thì rất tỉnh giác.

Nhờ giới đức tỉnh thức này nên ngũ triền và ngũ kiết sử không xâm chiếm được tâm của vị ấy. Sau này khi đến giới tuệ Thầy sẽ dạy cho quý thầy về ngũ triền cái và ngũ kiết sử và thất kiết sử để quý thầy biết những cái đó là cái gì mà chúng ta phải quét sạch nó ra. Bây giờ chúng ta chỉ lướt qua để chúng ta biết thôi. Nhờ giới đức tỉnh thức này nên ngũ triền và (thất) ngũ kiết sử không xâm chiếm được tâm của vị ấy. Vị ấy sống hoàn toàn thanh thản an lạc, tâm của vị ấy lần lần thanh tịnh trong sạch. Ở đây vị tỳ kheo ít muốn, biết đủ.

Thế nào là ít muốn, biết đủ? Đây là giới đức của vị tỳ kheo nên cần tu tập hằng ngày, bởi nếu không trau dồi tu tập hằng ngày thì khó sống được giới đức này. Ở đây vị tỳ kheo phải chấp nhận bằng lòng với ba tấm y để che thân, với đồ ăn đi xin để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng chỉ mang theo 3 y 1 bát, không thêm cũng không bớt, cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng chỉ mang theo hai cánh và chiếc mỏ. Vị tỳ kheo sống bữa đói bữa no mà vẫn không quan tâm mà chỉ quan tâm đến cuộc sống thiểu dục tri túc, giới hạnh và giới đức của người tu sĩ. Chỉ khi đói mới biết vị tỳ kheo có giữ giới thiểu dục tri túc, hay khi y áo rách mục hay bị ướt hết chúng ta mới biết vị tỳ kheo có giữ giới thiểu dục tri túc hay không. Người đời không thể sống thiểu dục tri túc. Người nghèo nói: "Tôi cũng biết đủ", nhưng thật ra vì ông ta không làm giàu được nên đành phải sống trong cảnh nghèo, đó không phải là cái thiểu dục tri túc của Phật giáo. Vị tỳ kheo Phật giáo thiểu dục tri túc trong khi y áo rách mục hay bụng đói, hay đau ốm không thuốc thang thì mới thiểu dục tri túc. Nếu Thầy không giảng như vậy thì quý thầy chỉ thấy sơ sơ chỗ thiểu dục tri túc thì không thấu suốt đạo Phật đâu. Như vậy là giới đức của vị tỳ kheo thứ ba trong giới luật của đức Phật. Chỗ sống thiểu dục tri túc này mà sống được như vậy thì đức Phật coi đó là giới đức của vị tỳ kheo trong giới luật của Phật. Vị tỳ kheo nào sống ngược lại giới đức này là vị tỳ kheo phạm giới đức đạo Phật, vị ấy là trùng trong lông sư tử. Nghĩa là trong cảnh khó mà không giữ tâm của mình thiểu dục tri túc là trùng trong lông sư tử. Cho nên người để dành thuốc men, để dành hai y, để dành hai cục xà bong, để dành hai cây kim,... như vậy đâu phải là thiểu dục tri túc. Thiểu dục tri túc đến mức không còn gì ngoài ba y một bát mới là thiểu dục tri túc.

Vị tỳ kheo khi đã thành tựu giới hạnh và ba giới đức cao quý trên đây, phải xem là cao quý chứ không phải thường cho nên vị tỳ kheo nào giữ được ba giới đức này xứng cho người ta cúi đầu đãnh lễ, coi như là vị Phật sống tại thế gian này.

Thứ nhất là chúng ta phải hiểu các giới hạnh chúng ta đã tu tập ở trên cọng với ba giới đức chúng ta vừa học (giới đức hộ trì các căn, giới đức chánh niệm tỉnh giác, giới đức thiểu dục tri túc) rất quan trọng trong vấn đề tu của đạo Phật. Khi đã tu tập giới hạnh giới đức này viên mãn (tức 25 giới hạnh và 3 giới đức) thì nên lựa một chỗ thanh vắng, tỉnh mịch như rừng cây, ngoài trời, đống rơm, hang núi, khe suối, hang động...(nghĩa là đến những nơi thanh vắng để tu tập thêm những giới đức khác). Khi khất thực ăn cơm xong, vị ấy ngồi kiết già lưng thẳng tại chỗ trên và an trú chánh niệm trước mặt. Khi thực hiện 25 giới hạnh và giới đức trên hoàn toàn viên mãn mới thực hiện tiếp các giới đức này, chứ chưa viên mãn thì dù thực hiện tiếp cũng không thành tựu, bởi lớp thấp phải học cho xong thì mới lên lớp cao. Khi lên lớp cao này thì chúng ta phải đầy đủ 25 giới hạnh và đạt được ba giới đức như đã giảng trên. Đủ điều kiện đó chúng ta mới vào rừng để tu tập giới đức tiếp sau đây theo cách thức sẽ dạy.

Vị tỳ kheo sau khi ngồi kiết già lưng thẳng đứng, vị ấy đặt niệm tham ái trước mặt. Mặc dù vị ấy đã quét tham ái nhưng chưa quét sạch hết tham ái trong lòng mình cho nên đi vào trong rừng tìm chỗ thanh vắng thanh tịnh rồi ngồi lưng thẳng đặt niệm tham ái trước mặt quán xét tận tường tham ái, vị ấy từ bỏ tham ái ở đời. Quán xét cho thấu suốt nó tức là tu Định Vô Lậu mới từ bỏ lòng tham ái của chúng ta được. Quý thầy thấy chỗ tu của đạo Phật có từng bước rất rõ ràng, tu mù mờ theo kiểu ngồi thiền hít thở là không phải cách thức tu tập. Vị ấy sống với tâm thoát li tham ái, gọt rửa tâm hết tham ái. Quý thầy thấy khi vị ấy đặt niệm tham ái để quán xét, tức dùng pháp quán quan sát tham ái của mình nó như thế nào, nó sanh khổ như thế nào, nó sanh khổ ra sao, để quét sách ra.Như từ lâu tới giờ mình có những tham ái làm cho mình dằn vặt đau khổ trong lòng thế nào, mặc dù qua những giới hạnh và giới đức ở trên đã làm cho mình được tỉnh thức cao và xả li nhiều những tham ái thô thì bây giờ quét sạch những tham ái vi tế trong lòng. Các tham ái thô chưa quét hết mà đi quét tham ái vi tế thì chắc là ngồi quét sơ sơ như xoa cái da của tham ái chứ nhằm nhò gì cái tâm tham ái đâu, làm sao hết tham ái được. Phải thấu suốt được tâm tham ái cho nên chúng ta mới li nó ra, phải gọt hết tham ái, phải quét sạch tham ái thì từ đó trí tuệ chúng ta mới phóng ra những tri kiến giải thoát. Đây là giới đức thứ tư của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Khi tâm tham ái đã gọt sạch hết rồi thì bắt đầu chúng ta tiếp tục từ bỏ sân hận, vị ấy đặt niệm sân trước mặt mà quán xét nữa, không có nghĩa là sau khi xả tham ái xong rồi tiếp tục xả tâm sân ngay. Không phải đâu. Trong thời gian một vài ngày, hoặc một hai tuần lễ xả cho xong tâm tham ái, khi xả tâm tham ái xong thì chúng ta nên nghỉ cho khỏe. Khi đã gọt rửa tâm tham ái xong rồi thì vị ấy đặt niệm sân trước mặt mà quán xét, vị ấy từ bỏ tâm sân ở đời, sống với tâm thoát li sân hận, gọt rửa tâm hết sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng sanh hữu tình khắp cả bốn phương, không chỗ nào tâm từ bi của vị ấy không biến mãn đến. Nghĩa là khi sạch hết tâm sân hận thì tâm từ bi của vị ấy phát triển ra được, khi còn tâm sân thì không thương xót chúng sanh đâu mà chỉ là cái thương đối đải, cái thương của thường tình chứ không phải lòng thương của tâm từ bi đâu. Vì vậy muốn đối trị tâm sân thì chúng ta tu Tứ Vô Lượng Tâm để từ bi có mới quét sạch tâm sân. Ở đây chúng ta dùng Định Vô Lậu quét tâm sân ra thì từ bi sẽ thể hiện ra. Khi chúng ta còn là người cư sĩ thì không thể tu theo cách này được, bởi lúc đó chưa sống đời sống xuất gia thoát li gia đình, chưa thực hiện phòng hộ sáu căn, cho nên người cư sĩ phải lấy tâm từ mà tu, lấy bố thí vô lượng mà tu để cho lòng thương yêu đối trị tâm sân không còn sân hận nữa. Nhưng chưa phải quét sạch tận gốc của sân hận cho nên vị tỳ kheo phải đi tới giai đoạn dùng Định Vô Lậu đặt niệm sân, quán xét tâm sân rồi phá vỡ tâm sân. Tâm từ bi hỉ xả bây giờ mới thực hiện chơn thật của từ bi hỉ xả. Hai giai đoạn khác nhau.Người cư sĩ còn sân mà vào tu giai đoạn của tu sĩ chưa chắc đã phòng hộ sáu căn, đình chỉ được tất cả mọi cái, cho nên phải trau dồi lòng từ bi trong chiếc áo của người cư sĩ. Khi đến giai đoạn xuất gia thì người cư sĩ mới quét sạch tâm sân dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và sâu hơn nữa. Đây là giới đức thứ năm của vị ấy trong giới luật của đức Phật.

Khi đã gọt rửa tâm sân hận, vị ấy đặt niệm hôn trần thùy miên trước mặt. Hồi nãy Thầy có kể chuyện một vị Thánh Tăng đặt niệm buồn ngủ trước mặt để tu thì bây giờ đức Phật cũng dạy chúng ta đặt niệm hôn trầm thùy miên trước mặt để quán xét cho thông suốt niệm hôn trầm th&ugrav