TÌM KIẾM

Pháp Tu Cư Sĩ

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 II.- PHÁP TU CƯ SĨ

Hôm nay Thầy ra công, Thầy cố gắng giảng giáo án. Khi giảng khác với khi viết sách, bởi vì giảng Thầy phải lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại rất nhiều, giảng rồi phải cô đọng lại và nhắc lại để cho quý vị nhớ; nên nhắc tới, nhắc lui. Những lời Thầy giảng ghi được trong băng, thì cái gì mà Thầy nhắc nhiều, cái đó nó làm cho quý vị thấm nhuần chứ không phải là thừa đâu, nó không thừa đâu. Khi viết thành sách thì những điều lập lại đó phải gạch bỏ hết bởi vì lặp đi lặp lại thì sách không thể làm vậy được. Khi đã viết cái nghĩa đó rồi thì phải đi tới cái nghĩa khác. Cho nên giáo án này viết ra mà in thành sách thì không có lặp đi lặp lại những lời nói của Thầy như ở trong băng đâu. Bởi vì Thầy nói ở trong băng lặp đi lặp lại là làm cho quý vị thấm nhuần được cái đạo lý của nó, nhấn vào chỗ nào đúng, chỗ nào sai để cho quý vị tu tập cái đó nhiều hay ít. Chỗ nào mà Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều tức là chỗ đó quý vị phải tu tập nhiều, còn chỗ nào mà Thầy lướt qua là cái chỗ đó nó không cần thiết lắm, chỉ để hiểu thôi.

Quý vị nhớ những lời nói của Thầy ở trong băng rất quan trọng chứ không phải thừa đâu. Những chỗ mà Thầy lặp đi lặp lại đó là cái để nhắc nhở cho quý vị tu hành nhiều cái chỗ đó, tập luyện nhiều cái chỗ đó hơn, chứ không nên coi thường những chỗ đó.

Đó là những cái Thầy trao lại. Những điều Thầy nói hôm nay là khi Thầy không còn gặp quý Thầy nữa, không còn gặp quý vị nữa. Khi đó quý vị nghe được những lời nhắc đi nhắc lại rất nhiều, chẳng khác gì đó như là lời của ông cha đã nói với các con phải lo làm ăn như vậy, như vậy thì mới sống được ở trong cõi thế gian này. Quý vị nghe được những lời nhắc đi nhắc lại của Thầy mới tìm được con đường giải thoát. Đó, quý vị phải nhớ.

Vì vậy hôm nay được những điều này thì quý vị phải nỗ lực thực hiện những gì Thầy nói, phải làm cho đúng, đừng làm sai. Bởi vì không còn con đường nào có thể đạt được sự làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi bằng con đường mà Thầy vạch ra cho quý vị đi. Nghĩa là từ trước đến giờ, hàng bao nhiêu năm chưa có ai thành lập được cái giáo án này. Mặc dù Hòa Thượng Thiện Hoa đã viết bộ Phật Học Phổ Thông, nhưng đó chỉ là giáo thuyết của Phật giáo từ thấp đến cao để chúng ta biết rõ ràng, đấy chỉ là giáo thuyết để chúng ta hiểu Phật giáo thôi, chứ không phải là cái giáo trình để chúng ta tu tập.

Còn Thầy viết giáo án này là giáo trình tu tập. Ngay từ khi vô giáo trình đầu tiên, thì một người cư sĩ đến với Đạo Phật phải thay đổi 6 nghề nghiệp liền. Các vị thấy rõ ràng cái hành động chúng ta phải thay đổi nghề tức là chúng ta tu đó, nó là bước đầu vào hành động. Còn cái kia khởi đầu, Hòa Thượng Thiện Hoa dạy cho chúng ta nghe, hiểu, biết lịch sử của Đức Phật, cho nên nó đâu có biến ra cái hành động tu của quý vị đâu. Rồi Tam quy, rồi Ngũ giới, Hòa Thượng Thiện Hoa chỉ nói như vậy thôi, chứ đâu biến ra hành động. Rồi dạy tới Thập Thiện, quý vị có thấy biến ra hành động được không? Đâu có dạy chúng ta áp dụng Định Vô Lậu như thế nào để tu Thập Thiện. Đâu có dạy Tứ vô lượng tâm thực thiện Thập Thiện như thế nào, trau dồi nó như thế nào. Đâu có dạy Tứ Chánh Cần để đoạn dứt ác. Dạy Tứ Chánh Cần thì Hòa Thượng Thiện Hoa dạy Tứ Chánh Cần, chứ đâu có nói áp dụng trong Thập Thiện, còn Thầy dạy rất rõ để cho quý vị biết áp dụng vào chỗ nào ở trong 10 điều lành này, vì 10 điều lành này là con đường cuối cùng giải thoát tham sân si. Vì diệt được tham sân si, là 3 độc, mà 3 độc diệt được tức là chúng ta đã sống ở trong Niết Bàn rồi.

Cho nên nghe nói đến Thập Thiện nghĩ là quá tầm thường, nhưng xét qua 3 cái độc tham sân si này, chúng ta thấy nó không tầm thường đâu, nó là cả một vấn đề, bao nhiêu Thiền định của Phật nhắm vào chỗ này để giải quyết nó, để đi đến con đường giải thoát hoàn toàn. Cho nên những cuộn băng mà Thầy giảng cho quý vị được thu như thế này là cả một gia tài quý báu của Phật đã để lại, mà từ xưa đến giờ nó là những bài kinh rải rác, không kết tập được cái thấp, cái cao, cái dễ, cái khó cho nên quý vị không biết con đường nào mà tu.

Hôm nay Thầy đã chỉ cho quý vị biết đường vào, biết cách thức tu tập, như nãy giờ quý vị đã nghe rõ rồi chắc chắn quý vị sẽ biết được đường lối mà quý vị sẽ tập cái gì trước, cái gì sau. Đây mới có giai đoạn 1 thôi, còn giai đoạn 2, giai đoạn 3 rồi giai đoạn 4, lần lượt tất cả các giai đoạn tu tập đều được Thầy bố trí, bố cục một cách chặt chẽ, vừa hiểu mà vừa tu, vừa học vừa tu, nó có cái thực hành, nó có cái trau dồi, nó có sự dứt bỏ ở trong đó; nó rất rõ ràng mà Phật đã dạy trong những bài kinh, Thầy thấy quá tuyệt vời.

Không có một tôn giáo nào thực tế và cụ thể như là giáo lý của Đạo Phật. Giáo lý của Đạo Phật dạy chúng ta thực hiện từ thân tâm của chúng ta chứ không phải dạy chúng ta mênh mông ở ngoài, không phải dạy chúng ta mê tín cầu khẩn, cúng bái mà dạy chúng ta thực hiện giải trừ ngay cái đau khổ trong thân tâm của chúng ta. Cho nên ở đây trên con đường tu tập, Thầy thấy quý vịlà những người có phước nhất ở trong cuộc đời này, được nghe những cái do từ kinh nghiệm tu hành của Thầy nói ra. Những kinh nghiệm tu hành của Thầy không sai một mảy của Đức Phật ngày xưa đã dạy các đệ tử của Ngài. Cho nên không bao giờ chúng ta lầm lạc được. Chúng ta có một cái bản đồ, có một lối đi, có một con đường tu tập thật sự rõ ràng bằng hành động của chúng ta. Chúng ta làm chủ được sự sống chết và chúng ta chấm dứt được tái sanh luân hồi của mình, cụ thể rõ ràng không còn mơ hồ nữa, không còn lạc lầm nữa. Thầy xác định điều đó là điều thực. Đạo Phật thực, rất thực, không có dối ai hết, không có gạt người, không nói như vậy mà không làm được. Muốn làm được thì phải tu tập cho đúng cách, chớ tu tập không đúng cách thì không đạt được.

Thầy ráng giảng như thế nào để cho quý vị hiểu rõ những pháp để tu, để diệt tham sân si của mình. Tất cả những cái này đều đúng con đường của Đạo Phật đã dạy, con đường đó là Thầy của quý vị, chứ không phải Thầy, Thầy chỉ là người có kinh nghiệm tu hành rồi góp nhặt lại những lời Phật dạy mà thành lập lại con đường đi, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, để cho quý vị đi được, chứ Thầy không có cái gì của Thầy ở trong này, hoàn toàn không có. Thầy chỉ kết tập lại cho đúng con đường từ thấp lên cao của nó thôi chứ hoàn toàn không có cái gì mới, toàn là của Phật dạy. Cho nên Thầy không có gì hết, Thầy chỉ có cái công giúp cho quý vị biết con đường đi, đi cho đúng và từ đó quý vị sẽ đi trên con đường đó, con đường đưa quý vị tới đích giải thoát không có gì khó khăn hết. Để rồi khi Thầy ẩn bóng, không có mặt Thầy, khi giáo án này ra đời, thì ngay từ bây giờ, quý vị là những người thực hành và những người tiếp tục kế tiếp sau này, thì quý vị cứ theo con đường này mà đi.

Tới khi Thầy giảng thiền định, bốn thiền của đạo Phật, thì Thầy giảng cũng rất rõ, để quý vị biết từng cái sai, cái đúng trên đường thiền định của mình để quý vị cảnh giác mà đi trên con đường đó. Dù lúc bấy giờ không có Thầy, nhưng quý vị vẫn đi được trên con đường đó, không sợ sai. Thôi, đến đây Thầy xin chấm dứt.

THẬP THIỆN

A.- GIỚI THIỆU THẬP THIỆN

Sau khi đổi nghề thì người cư sĩ phải tu tập cái gì, họ phải học cái gì? - Họ phải học thập thiện tức là 10 điều lành, họ phải sống đúng trong 10 điều lành này.

Quý vị đã nghe, đã biết cái nghiệp rồi chứ gì. Đó là những hành động tạo khổ đau, đưa quý vị đến khổ đau thế này thế khác mà kinh Phật đã dạy. Thầy trích ra những điều đó, rồi giảng thêm để quý vị thấy rõ về nghiệp. Giải đáp câu hỏi nghiệp từ đâu mà có. Chúng ta biết đại khái về nghiệp vì nghiệp nó rất nhiều chứ nó không phải chỉ có những phần đã giảng. Bởi vì nếu được thầy giảng về nhân quả luân hồi, nghĩa là nói về nhân quả thì Thầy phải đế cập đến các hành động, khi quý vị làm cái gì thì nó sẽ tạo cái nghiệp gì đến với quý vị; có cái nhân thì phải có cái quả của nó đến với hành động đó của quý vị.

Trước đây, tuy những bài nói nghiệp nhưng thực ra đó là nhân quả, cái nhân quý vị làm cái gì thì quý vị phải thọ lấy cái quả đó. Như cái nhân của mình ngạo nghễ, kiêu mạn thì mình sẽ sanh vào quả của nhân đó, tức là sinh vào nhà nghèo khổ, hạ liệt. Còn cái nhân của mình không có kiêu mạn, không có ngạo nghễ, không khi dễ ai hết thì cái nhân đó mình sẽ sinh được vào nhà quyền quý, cao quý. Từ đó chúng ta suy ra nhân quả. Nhân là do hành động thành thói quen, thói quen là quả của hành động, thói quen tạo thành Nghiệp.

Do biết được con đường như vậy, thì chúng ta là những người cư sĩ, chúng ta phải học thập thiện, tức là 10 điều lành. 10 điều lành này là của người cư sĩ. Đức Phật nói sống với 10 điều lành này sẽ tạo cho chúng ta cái hướng sanh về cõi trời. Thập thiện tức là những vị trời, đều là những người sống ở trong thập thiện hết, cho nên mới được sanh về cõi đó. Vậy muốn sanh về cõi trời là phải sống thập thiện. Vì vậy mà người cư sĩ còn tại gia, chưa xuất gia, thì phải tu học, tập luyện và sống cho đúng thập thiện. Nếu muốn thực hiện thập thiện cho đạt được thì pháp Tứ Chánh Cần quý vị cư sĩ phải tu tập. Người cư sĩ phải thấy được đường lối của đạo Phật. Nếu quý vị cư sĩ học hiểu được Thập thiện, mà quý vị không tu Tứ Chánh Cần thì quý vị chẳng hề thực hiện được Thập thiện, tức là người cư sĩ không sống được Thập thiện.

Ngoài ra, người cư sĩ phải giữ gìn Năm Giới của cư sĩ, nghĩa là người cư sĩ phải được trao, và phải thọ trì những giới của người cư sĩ nghiêm chỉnh, thì hạnh phúc của gia đình quý vị cư sĩ sẽ mãi mãi, sẽ suốt đời không còn khổ đau, không còn phiền não nữa. Nghĩa là vợ nói chồng nghe, chồng nói vợ nghe, con cái rất là hiếu thảo, không bao giờ có sự rầy rà ở trong gia đình.

Đó, đến đây thì quý vị thấy rất rõ, khi người cư sĩ học Thập thiện và muốn sống được Thập thiện thì người cư sĩ phải tu tập Tứ Chánh Cần. Trong Tứ Chánh Cần, quý vị thấy rằnggiai đoạn đầu của Tứ Chánh Cần thì đức Phật dạy người cư sĩ dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ. Qua giai đoạn tu tập của cư sĩ, rất cần thiết cho người cư sĩ, nghĩa là người cư sĩ phải dứt bỏ nghề bất thiện và sống trong mười thiện.

Tứ Chánh Cần như thế nào? Thầy giảng sơ, sau này Thầy sẽ giảng kỹ hơn khi dạy sống trong Thập Thiện này. Thầy sẽ giảng Tứ Chánh Cần để cho người cư sĩ biết cách thức tu, bởi vì đây là giai đoạn thứ nhất của người cư sĩ phải tu, nếu không biết pháp tu làm sao tu cho được.

Muốn tu Tứ Chánh Cần thì Phật dạy trong bài kinh rất đơn giản, nhưng giải ra thì không phải đơn giản đâu, không đơn giản như quý vị hiểu đâu. Trong Tứ Chánh Cần, Phật nói: Các pháp ác chưa sanh thì chúng ta không cho sanh, mà đã sanh thì cần phải đoạn dứt, từ bỏ liền, không cho nó tăng trưởng. Các pháp thiện chưa sanh thì chúng ta cho nó sanh ra, khởi lên cho nó sanh ra, mà nó đã sanh ra được thì chúng ta tăng trưởng chúng. Đó là Tứ Chánh Cần. Đơn giản chúng ta hiểu như vậy. Nhưng sau này, Thầy sẽ giảng thêm cách thức để chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần. Bởi vì nói về thiền định thì Tứ Chánh Cần là Định Tư Cụ, là cái dụng cụ để tu thiền định. Cho nên ngay từ người cư sĩ mà chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần này là để chuẩn bị cho con đường tu thiền định của mình sau này, chớ không phải gì khác hết. Chính tu Tứ Chánh Cần này sẽ giúp cho người cư sĩ có một đời sống thập thiện, sống đời sống 10 điều lành. Mà sống đúng được 10 điều lành này sẽ làm cho đời sống người cư sĩ, gia đình người cư sĩ, bà con chòm xóm, làng xã, xã hội của quý vị rất là an vui và hạnh phúc.

Được học và hiểu Phật pháp đến đây, rồi sau những ngày áp dụng những bài học vào đời sống của quý vị, quý vị sẽ thấy kết quả an vui hạnh phúc chơn thật của đời sống con người. Khi quý vị đã áp dụng được bài học Thập thiện này rồi thì mới đến xin thọ Tam quy, Ngũ giới với một vị thầy đại diện cho ba ngôi Tam bảo truyền Tam quy, Ngũ giới cho mình. Còn nếu người cư sĩ chưa được học Thập thiện và tu Tứ Chánh Cần thì người cư sĩ còn vô mình mà xin thọ Tam quy, Ngũ giới coi chừng mình phạm những lỗi rất lớn. Bởi vậy khi một người cư sĩ muốn thọ Tam quy, Ngũ giới thì người cư sĩ phải được chuẩn bị đâu ra đó hẳn hòi rồi mới thọ Tam quy - Ngũ giới.

Nhưng hiện tại bây giờ Thầy thấy người cư sĩ muốn đến xin thọ Tam quy - Ngũ giới thì họ nghiên cứu kinh sách một cách rất bừa bãi… chứ chưa hiểu cách thức tu tập như thế nào. Cho nên người cư sĩ chưa giữ gìn được những cái hạnh, cái đức của người cư sĩ cho nghiêm chỉnh,đúng như một người đệ tử Phật. Họ nghĩ họ thọ Tam quy - Ngũ giới rồi bắt đầu từ đó mới tu tập sau. Nhiều khi người cư sĩ cho sự tu tập không thành vấn đề gì nữa hết. Nghĩa là thọ Tam quy cho có Tam quy, cho có hình thức chứ thiệt ra chưa hẳn là mình sống như Phật - Pháp - Tăng. Người cư sĩ thọ Tam quy là sống nương theo 3 ngôi Tam Bảo, thế mà không có theo ba ngôi Tam bảo sống. Ông Phật sống như thế nào? Mình sống được như ông Phật chưa? Chưa.Vậy mà người cư sĩ thọ Tam quy là thọ làm sao?

Còn thọ Ngũ giới thì sao? Thầy thấy có nhiều người cư sĩ khi hỏi họ giới thứ 5 này có giữ được hay không. Họ nói cái giới này con giữ chưa được vì con còn nghiền rượu. Thôi bây giờ cái giới này đểchừng nào con bỏ rượu rồi con mới giữ được, cho con từ từ tu cái giới này sau. Nếu bây giờ 5 giới đó mà người cư sĩ không chuẩn bị cho mình, đến đó còn hứa hẹn để cho mình tu từ từ sau thì chắc chắn là người cư sĩ này không bao giờ từ từ được hết và đồng thời họ cũng xem thường Tam quy - Ngũ giới của Phật.

Tam quy - Ngũ giới là điều lành, là pháp môn để đem lại đời sống cho người cư sĩ hạnh phúc và an vui trong gia đình của họ. Những gì của Phật pháp đều đem lại sự giải thoát, đem lại sự an vui cho người cư sĩ khi đến với Phật pháp sau khi thọ Tam quy - Ngũ giới rồi.

Thầy thấy phần lớn các gia đình Phật tử thọ Tam quy - Ngũ giới rồi, sống còn lộn xộn chứ chưa hẳn là có trật tự, chưa có hạnh phúc. Cha vẫn rầy mắng con, không có tìm hiểu con mình như thế nào. Con thì cãi lẫy cha mẹ, muốn đi chơi là đi, muốn ngang dọc như thế nào cũng không cần thiết cha mẹ. Vợ con ở nhà thì rầy rà, giận hờn, canh chẳng ngon mà cơm chẳng lành, đủ thứ đau khổ ở trong gia đình hết. Thế mà người nào cũng đến quy y Tam bảo - thọ Ngũ giới. Người nào cũng có pháp danh này, pháp danh kia rẫy đầy. Thế nhưng cái giải thoát, cái đem lại đời sống an vui cho họ thì không có. Cho nên Thầy thấy thiệt là quá đau khổ cho những người đệ tử của Phật trong giai đoạn này.

Cho nên khi được học giáo án này, muốn chấp nhận cho một người cư sĩ vào đạo, chúng ta phải trang bị cho họ những pháp môn tu hành nào, những cái gì chúng ta phải dạy cho họ trước. Sau khi người cư sĩđã thấm nhuần được, bấy giờ mới làm lễ cho họ thọ Tam quy - Ngũ giới thì chừng đó người cư sĩ đệ tử của Phật mới đem lại hạnh phúc cho gia đình họ, đem lại sự không đau khổ cho mọi người trong gia đình họ. Nếu chúng ta trang bị cho người cư sĩnhững gì theo giáo án này đầy đủ rồi thì khi họ thọ Tam quy - Ngũ giới xong rồi, họ làm đệ tử Phật rồi, thì họ có xứng đáng đệ tử của Phật chưa? Rất xứng đáng. Họ đem lại hạnh phúc cho gia đình họ, đem sự an vui cho chòm xóm của họ, không bao giờ họ còn say sưa chửi bới chòm xóm, không bao giờ họ còn giận giữ một con chó, con gà của chòm xóm khi chúng qua nhà họ mà họ làm thế này thế khác. Đó là những pháp môn, những sự thông hiểu, những hiểu biết cho người cư sĩ sắp sửa là đệ tử Phật mà chúng ta phải chuẩn bị cho họ trước khi cho họ thọ Tam quy - Ngũ giới làm đệ tử Phật.

Quý vị cư sĩ phải hiểu khi mình đã thọ Tam quy - Ngũ giới rồi mà mình còn những điều này thì đức Phật làm sao chấp nhận cho mình là đệ tử của Phật được. Đạo Phật không chấp nhận những người cư sĩ mà:

1. Chuyên tâm làm khổ người nghĩa là những người hở ra một chuyện gì thì mạ nhục, đánh đập người ta, lúc mình tức giận coi đầy tớ của mình không phải là con người nữa. Đó là cách thức mình làm khổ người. Chuyên tâm làm khổ người.

2. Chuyên tâm làm khổ mình như mỗi mỗi chút nào cũng rầu lo, cũng tức giận ở trong người của mình, thì như vậy mình có xứng đáng là đệ tử của Phật không? Người đệ tử của Phật không bao giờ tức giận, luôn luôn lúc nào cũng thấy sự phiền não tức giận mình là đã tự làm khổ cho mình. Do vậy, hãy xả bỏ cái rầu lo tức giận đó đi. Có như vậy, người cư sĩ sắp sửa trở thành người đệ tử chính thức của Phật sẽ không bao giờ tự làm khổ họ, hay làm khổ người.

3. Chuyên tâm làm khổ người, làm khổ mình nghĩa là làm cho người ta khổ, làm cho mình khổ. Ví dụ bây giờ một đứa con mình đã làm gì sai thì mình không nên tức giận, la rầy, chửi mắng đứa con, mà phải nên ôn tồn, nhỏ nhẹ khuyên bảo với những lời nói nghiêm trang cộng với gương mặt nghiêm nghị. Mỗi lời nói của mình phải vạch ra cho nó thấy những hậu quả tai hại sẽ làm khổ bản thân chính nó, và còn liên lụy làm khổ cha mẹ và anh em trong gia đình. Nhỏ nhẹ khuyên bảo “Từ nay con phải chừa bỏ những hành động đóvì là một điều tai hại làm buồn khổ cho cả gia đình. Tuy bây giờ chưa có gì xảy ra, nhưng những hành động của con vui chơi với bạn bè vô ý thức, hậu quả sẽ xảy ra to lớn, khổ đau cho gia đình chúng ta. Con hãy suy nghĩ kỹ lại đi, đừng bê tha với những người bạn bè hư thân, rượu chè, bài bạc, đua xe gắn máy cùng những gái buôn hương bán phấn mất nết hư thân. Hãy tìm bạn tốt mà chơi con ạ. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Con hãy nhớ lấy những câu tục ngữ này, còn nhỏ phải siêng năng học tập, sau này lớn lên mới trở thành người hữu dụng cho bản thân con và xã hội. Cha mẹ sẽ mất đi không thể sống mãi nuôi con. Con phải tự nuôi sống lấy, phải bảo bọc gia đình của con bằng chính bàn tay và khối óc của con”. Những lời dạy này đã không làm khổ người mà có những lời khuyên răn dạy bảo con đúng cách làm cha mẹ. Bởi vậy Phật không chấp nhận làm khổ người.

Như vậy, một vị thầy, đại diện cho Phật Pháp là một vị Tăng, khi một người cư sĩ muốn trở thành một đệ tử của Phật thì vị thầy phải trang bị cho họ đầy đủ những pháp môn tu, để đến khi họ trở thành một người đệ tử của Phật thì họ thấy rõ ràng đi vào đạo Phật có sự giải thoát cụ thể, có một đời sống rất là an vui hạnh phúc cụ thể, chứ không phải như hồi họ chưa biết đạo Phật, chưa đến với đạo Phật. Hiện giờ chúng ta thấy bao nhiêu Phật tử đến với đạo Phật, đã là đệ tử cư sĩ đạo Phật, cúng dường thì có nhưng hạnh phúc gia đình của họ thì có không. Họ cúng dường mãi, cúng dường mãi, bao nhiêu chùa tháp xây dựng lên vĩ đại mà cuối cùng gia đình họ, Thầy thấy hoàn toàn là tan nát, rầy rà chửi mắng đủ điều chứ chưa phải là hạnh phúc trong đó.

Đức Phật không chấp nhận những người cư sĩ chuyên tâm làm khổ người, làm khổ mình, làm khổ người, làm khổ mình. Và chấp nhận những cư sĩ không làm khổ mình, không làm khổ người. Những người cư sĩ này mới chính là đệ tử của đức Phật, còn những hàng cư sĩ kia chưa phải là những người cư sĩ chân chánh. Những hàng cư sĩ chân chánh của đạo Phật cần phải hằng ngày trau dồi Tứ vô lượng tâm.

1. Tâm từ được trau dồi sẽ diệt sân hận.

2. Tâm bi được trau dồi sẽ diệt tánh hung bạo.

3. Tâm hỷ được trau dồi sẽ diệt lòng ganh tỵ

4. Tâm xả được trau dồi sẽ diệt hận thù.

Sau khi người cư sĩ tu tập thập thiện là tu tập 10 điều lành, thì bước qua giai đoạn người cư sĩ phải tu tậpTứ vô lượng tâm. Vì tứ vô lượng tâm tu tập là trau dồi cái tâm của mình trong tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả để đối trị với tâm sân, tánh hung bạo, lòng ganh tỵ, lòng hận thù. Đó là những điều người cư sĩ cần phải trau dồi, tu tập.

Người cư sĩ theo đạo Phật phải ước nguyện trọn đời sống:

1. Thân hành thanh tịnh. Nghĩa là người cư sĩ đã quyết tâm theo đạo Phật tu hành thì thứ nhất phải làm sao cho thân hành của mình được thanh tịnh. Mình phải hiểu như thế nào gọi là thân thanh tịnh.

2. Khẩu hành thanh tịnh. Tức là mình phải hiểu làm sao cho lời nói, cho miệng của mình luôn luôn trong sạch thanh tịnh.

3. Ý hành thanh tịnh. Nghĩa là làm sao cho tư tưởng, suy tư của mình được thanh tịnh.

4. Sinh sống thanh tịnh. Tức là cách thức làm ra tiền, ra của, ra vật dụng bằng cách trong sạch thanh tịnh, không có gian ác ở trong đó, không có xảo quyệt trong đó.

Người cư sĩ nguyện trọn đời của mình phải thực hiện 4 cách này thì mới làm cho thân tâm của mình được thanh tịnh và đời sống mới được giải thoát an vui. Nếu người cư sĩ sống được như vậy, từ đó mới chứng được tri kiến bồ đề, nghĩa là người cư sĩ sống được 4 sự thanh tịnh này thì từ trong đó, người cư sĩ sẽ phát triển những tri kiến giải thoát của họ. Đến đây, người cư sĩ còn phải tiếp tục tu tập Tứ Chánh Cần để dứt bỏ toàn bộ những điều ác, lìa xa những điều ác, từ giã, từ khước những điều ác. Nhờ Tứ Chánh Cần mà người cư sĩ xa lìa tất cả những điều ác trong tâm, cũng như trong việc làm của mình.

Kế đến phải tu tập Thiền định. Thiền định của người cư sĩ phải như thế nào? Đó là người cư sĩ phải tu Chánh niệm tỉnh giác định.

Người cư sĩ phải tu một loại định nào nữa? Phải tu Vô lậu định.

Đó là 2 loại định mà trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cần phải siêng năng, chuyên cần, nhiệt tâm tu tập để đem lại đời sống an vui và hạnh phúc, hòa thuận trong gia đình cũng như là mọi người xung quanh trong xã hội. Đến đấy Thầy sẽ dạy tiếp vì trong giáo án này người cư sĩ bắt đầu phải tu tập, học hiểu 10 điều lành mà trong kinh Phật dạy là thập thiện.

Bài giảng kỳ rồi là để cho quý thầy thông hiểu Nghiệp. Đối với đạo Phật, nghiệp được xem là tạo hóa sinh ra loài người và chúng sanh, nên nó thường sai khiến con người, vì thế con người là kẻ được thừa tự của nghiệp. Đời đời kiếp kiếp của con người tiếp nối nhau trong 6 nẻo luân hồi đau khổ đều do chính nghiệp mà ra. Biết vậy, chúng ta cần phải chấm dứt nghiệp. Chấm dứt nghiệp là chấm dứt tái sanh luân hồi, sanh tử và đau khổ. Muốn chấm dứt nghiệp thì chúng ta cần phải xem Nghiệp đang hành xử ở chỗ nào?

Trên thân chúng ta có 3 nơi mà nghiệp đang hành xử, 3 trụ sở đó là đâu? Làthân, miệng, ý của chúng ta. Hằng ngày đêm nghiệp thường đến 3 nơi này làm việc liên tục, nó làm việc gì ở đây, nó đến 3 nơi này để chỉ đạo điều khiển con người và tất cả chúng sanh làm điều thiện, hoặc điều ác. Vậy điều thiện như thế nào và điều ác như thế nào? Muốn biết được điều thiện và điều ác chúng ta cần phải tư duy, suy nghĩ. Con người sinh ra đời mang theo thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, nếu thân, khẩu, ý nghiệp thiện thì con người được hạnh phúc, ấm no, an vui, yên ổn, bằng ngược lại, thân miệng ý nghiệp ác thì phải thọ lấy bệnh tật, tai nạn, nghèo đói, phiền não, đau khổ, giận hờn, thương ghét, sầu muộn, sợ hãi, v.v…

Như Thầy đã giảng trạch ở trên, nghiệp phân chia loài người và chúng sanh có tốt xấu, sang hèn, quyền thế, vua chúa, dân dã, quan quân, sĩ tốt, người nghèo, người giàu, người thông minh, người u tối, v.v…

Đến đây là 4 điều kiện của miệng của mình tạo thành hành động tạo nghiệp đem đến sự đau khổ cho chính đời mình. Những điều này từ cái thân của chúng ta có ba hành động thì chúng ta hãy cố gắng như Thầy đã dạy.

Trong điều kiện 1 của người cư sĩ phải thông suốt, thông hiểu những gì cần thông hiểu. Điều kiện thứ 2 là trau dồi, thì phải trau dồi từng hành động, từng ý tứ của mình. Trong mọi hành động của chúng ta như lấy của không cho, chúng ta cũng phải trau dồi hành động. Thí dụ khi mình đi ngang qua một đám dưa, mặc dù mình không tham, nhưng khi mình cúi xuống sửa giày thì người giữ dưa nghĩ mình đã hái dưa. Cho nên mình phải trau dồi những hành động kéo léo để tránh sự nghi ngờ của kẻ khác sanh tâm nghi ngờ tạo cái tội cho họ và đồng thời cũng tạo cho họ cơ hội đánh giá trị chúng ta là người không trau dồi được hành động của mình. Chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Giác là để có ý tứ trong khi đi kinh hành có hành động thiện hay ác đều biết rõ ràng, cho nên chúng ta phải trau dồi từng chút. Điều kiện thứ 3 là người cư sĩ phải dứt bỏ. Chúng ta biết rằng hành động giết hại chúng sanh, làm đau khổ chúng sanh chúng ta phải đoạn dứt, không được cho tiếp diễn.

Như vậy chúng ta lấy ba hành động thân khẩu ý làm tiêu chuẩn trau dồi 10 điều lành.

Thân hành thì các cư sĩ phải dứt bỏ: 1.- Dứt bỏ giết hại chúng sanh. 2.- Dứt bỏ trộm cắp, không được lấy của không cho. 3.- Dứt bỏ tà dâm.

Khẩu hành thì các cư sĩ phải trau dồi: 1.- Không nói dối, phải luôn luôn nói lời chân thật, 2.- Không nói lời hai chiều, luôn luôn nói một chiều, nói đúng sự thật. 3.- Không nói lởi phủ phiếm. Nói gì phải đúng thời, đúng lý, không nói viển vông không đúng sự thật. 4.- Không nói lời hung dữ, phải luôn luôn nói lời ôn tồn, nhã nhặn, dễ thương.

Về phần ý thì thì các cư sĩ phải tu tập Định Vô Lậu, quán xét các pháp vô thường, bất tịnh, khổ, vô ngã để diệt ý tham, ý sân, ý si.

Và hằng ngày phải tu tập quán sát các pháp để thông suốt khiến cho tri kiến giải thoát của quý thầy được rộng ra, hiểu thêm, do tri kiến giải thoát mà hiểu ra các pháp vô thường, khổ, vô ngã, làm cho tâm si lần lần biến mất, và hằng ngày quý thầy còn phải tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, điều khiển để phá tâm si ám, buồn ngủ, lười biếng, bần thần, khó chịu. Có tu tập như vậy minh lần lần phát triển và vô minh mới bị tiêu trừ. Chính 10 điều ác này đã đưa con người đến khổ đau bất tận. chịu biết bao nhiêu gian khổ lại còn bị bịnh tật, tai ương, già chết. Thảm trạng của đời người là vậy, nhưng mấy ai đã biết. Nếu không có đức Phật mở lối dắt chúng sanh thì biết chừng nào ra khỏi sáu nẻo luân hồi đau khổ. Vì chính vô minh mê mờ không hiểu con người đã lầm chấp mọi vật trên thế gian này là thường còn, thường hằng. cho thân tâm của mình là cái ngã nên cố gắng bảo vệ, nuôi dưỡng và phục vụ nó một cách điên khùng, tạo nhiều điều độc ác, bởi vậy khi chúng ta lầm chấp cái thân này là thật, rồi những vật chung quanh như bàn ghế, nhà cửa,... tất cả đều cho là thật cho nên khi làm ra đồng nào thì chạy quanh mua sắm đầy nhà. Đó là cái sai lầm do hiểu lầm vật chất, chúng đâu có thường hằng và bản ngã của chúng ta đâu có, thế mà chúng ta cứ lấy những vật đó phục vụ cho cái thân, rồi khi vật đó mất mát thì buồn khổ, khóc than thương tiếc. Thử hỏi vật chất đó có gì tồn tại đâu mà tiếc. Hôm nay chúng ta mua vật này xài, rồi thời gian lâu sau bị cũ, bị hư, đem quăn bỏ không ai thèm lượm. Như vậy đâu có thường hằng. Nhưng lúc mới mua về nếu có đứa nhỏ nào chỉ làm trầy một chút là bị táng vào đầu liền, không nương tay và còn la mắng, coi của hơn mạng người.

Ở đây mới vừa rồi có người vì tiếc hai cái trứng gà mà treo con chó lên, cứ vài giờ đánh con chó đau kêu la thảm thương mà họ không thấy sự đau khổ của con vật vô tình ăn trộm hai cái trứng gà mà bị đòn nát thân. Thầy nghe cô Út nói họ bóp miệng chó đến độ máu chảy. Thật quá ác. Thảm trạng đó xảy ra là do người ta thấy hai cái trứng gà quá quí, nhưng nuốt qua khỏi cổ thì quí chỗ nào đâu. Thử hỏi ngày mai đi cầu ra thì còn gì đâu quả trứng gà, hay nuốt qua khỏi cổ rồi mữa ra thì còn ai dám nuốt vào nữa không. Con chó vì vô minh đi vào ổ gà, rồi ăn cắp mà bị đòn nát thân.

Chúng ta là những người tu, đừng nhìn vật chất là thường hằng. Cho nên Thầy thường nhìn những phẩm vật mà phật tử mua về cúng dường, Thầy thấy quá đau khổ. Như vừa rồi Thắng Tâm mua máy cưa về, Thầy bảo cô Út chịu lỗ chút ít, trả lại cho người ta, rồi bây giờ đem thêm về một máy nữa. Chúng ta chỉ xin họ cho chúng ta cơm ăn, họ lại không cho, mà cho chi những đồ vật nặng nề. Các con nghĩ xem cái cưa tay nhẹ nhàng, đem vào đem ra dễ dàng, chứ cưa máy nặng nề đẩy ra rồi đẩy vào để cưa mấy gốc cây là đủ mệt, thì tối ngồi thiền sao nổi. Bây giờ Minh Tâm mua cho chúng ta một máy ổn áp để khỏi cháy bóng đèn. Thật sự hết chỗ nói. Chỉ toàn vật chất đau khổ. Ngoài đời họ vui mừng khi có thêm vật chất, nhưng Thấy thấy trong chùa chỉ chật thêm thôi. Nhưng nói làm sao khi phật tử có tâm thành cúng dường mình. Thầy nói Thầy có đủ y áo để mặc, nhưng họ nói Thầy nên bỏ các y áo đó đi vì chúng thâm kim và cũ hết rồi, họ muốn cúng dương y áo khác cho Thầy. Nhưng Thầy thấy y áo vẫn còn chắc thì bỏ sao được. Họ có tiền rồi họ phí các thứ. Họ bảo mình cũng phí như họ, nhưng Thầy có đổ mồ hôi nước mắt làm ra tiền đâu mà phí, cho nên Thầy phải tiếc kiệm. Tu hành là buông xả, mà nay thêm cái này, mốt thêm cái khác thì làm sao buông xả đây?

Đó là những cái dục lạc sai biểu chúng ta cho nên chúng ta lầm chấp nó mà nuôi dưỡng nó một cách điên khùng để tạo nhiều điều ác cho chúng ta, bởi vì muốn mua sắm những vật dụng đó thì phải suy tính đủ cách, thí dụ cân đong đo thiếu, để từ đó tạo những tội lổi, gian xảo độc ác nhưng các vật đó đâu có thường hằng, rồi cũng hư hao. Cho nên phải bỏ hết, không còn để lại cái gì. Thậm chí có người còn mơ tưởng thuốc trường sanh hoặc tu hành luyện phép đểđược trường thọ sống lâu muôn ngàn tuổi. Cái thân là vô thường mà tưởng là thường nên muốn nó sống lâu muôn ngàn tuổi vì Phật nói sống nhiều kiếp được nên họ cố gắng ngồi thiền càng lâu càng tốt. Thật ra ăn mỗi ngày một bữa và hằng ngày phải đặt niệm ăn trước mặt để quán bất tịnh còn ham đau mà ăn. Cho nên đâu còn thích sống trong cuộc đời này, cho nên đủ duyên các con tu hành được chứng đạo thì mau mau nhập Niết bàn chứ con ham gì mà sống nữa, vì các con thấy Thầy ngũ trên cục đá mà ăn thì không cần ngon chỉ nuốt để sống thì con gì nữa mà ham. Còn ngoài đời người ta ăn thì phải ngon mà ngày thì ba bốn bữa, nghe có gì trong thế gian này ngon thì có tiền là chạy đi mua về ăn thưởng thức cho biết, còn người tu như mình thì đâu làm như vậy, ai cho gì ăn nấy để mà sống, chứ đâu đi tìm mỹ vị trên thế gian để ăn, cho nên không có ham thích sống chút nào hết, nhưng vì cái nhân Phật pháp còn cho nên phải duy trì tuổi thọ để hướng dẫn họ tu hành, cũng như bây giờ tuổi của Thầy đã ngoài sáu mươi (năm 1995) thì đã nằm trong hạn thượng thọ chứ đâu còn ở tuổi thọ nữa. Như cô Huệ Ân ở tuổi ngoài bảy mươi, nay đau đầu, mai nhức mình, nếu cô có sức thiền định thì cô đã bỏ cái thân này cho khỏe, sống đâu còn ích lợi cho ai nữa đâu. Tại chưa đạt được sức làm chủ nên cô còn giữ nó để thực hiện cho được. Vì vậy các con hằng ngày phải ráng cố gắng tiến tâm tu định vô lậu và tu luyện từng hơi thở, không cần kéo dài, chỉ chừng năm mười hơi thở, mà mỗi hơi thở đều có sự vận dụng cho chậm nhẹ và đồng thời hướng tâm nhắc trong 5, 10 hơi thở đó "Hơi thở hãy dừng đi, đừng thở nữa để ta làm chủ cái th&acir