TÌM KIẾM

Pháp Tu Cư Sĩ - Định Chánh Niệm Tỉnh Giác

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 II.- PHÁP TU CƯ SĨ

ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

Sau khi tu tập Tứ Chánh Cần xong các thầy nên tiếp tục tu tập Định Chánh Niệm Tỉnh Thức.

 

Ở lộ trình Định Chánh Niệm Tỉnh Thức này các cư sĩ phải tu tập theo từng hành động việc làm của mình. Hằng ngày làm bất cứ việc gì các cư sĩchú ý việc ấy, không được sao nhãng hoặc nghĩ đến chuyện khác, phải luôn luôn chú ý hành động làm; tu trong tất cả việc làm. Đó là người cư sĩ hiện đang thực tập để bước qua một giai đoạn mới, qua một lộ trình mới, lộ trình của người tu sĩ, thì người cư sĩ luôn luôn tu tập để cho có sức tỉnh thức ở trong các việc làm của mình, cho có Chánh Niệm Tỉnh Thức ở trong việc làm đó. Điều này rất khó nhưng Thầy dạy quý vị tu hành cũng không khó đâu. Nghĩa là bây giờ mình cứ tu tập tỉnh thức theo hành động của mình, chú ý theo hành động của mình, tu sao mà đừng chút có vọng tưởng, chút có vọng tưởng. Thầy dạy cho quý thầy sẽ làm được điều đó, mà có thể giúp cho quý thầy tỉnh thức suốt ngày này sang đến ngày khác, trong mọi công việc mà không cần phải có sự tập trung quá cao độ, quá tập trung trong các hành động.

Từ trước tới giờ, người ta cũng dạy tỉnh thức nhưng không có ai tỉnh thức suốt ngày này sang đến ngày khác được, vì người ta không có cách thức tu. Cho nên từ lâu tới giờ có nhiều người dạy tu tỉnh thức trong mọi công việc, nhưng kết quả cho người ta tu mà được kéo dài từ ngày này tới ngày khác không bị vọng tưởng, không có vô ký trong đó, thì ít có ai mà làm được hết.

Quý vị nên lưu ý tu trong hành động có 2 điều cần tránh: Một là tránh suy tư chuyện khác, nghĩa là trong hành động đó mình tránh suy tư vọng tưởng ở trong đó. Đừng để vọng tưởng xen vào trong công việc đang làm. Nghĩa là vừa làm việc mà vừa nghĩ chuyện khác, tức là thiếu sự tỉnh thức trong hành động. Hành động mình vừa làm vừa nghĩ chuyện này chuyện kia thì đó là thiếu tỉnh thức rồi. Phải lưu ý phần thứ nhứt này. Thứ hai là tránh vô ký,tức là đang làm mà không nhớ cử chỉ đang làm. Lúc bấy giờ đang rơi vào trạng thái không nghĩ tưởng, đó là thiếu tỉnh thức, thiếu tỉnh giác trong việc làm.

Tu Chánh Niệm Tỉnh Thức phải biết dùng 2 pháp. Trước Thầy nêu lên 2 cái lỗi ở trong sự tu tập đó: cái thứ nhất là vọng tưởng ở trong hành động, cái thứ 2 là vô ký ở trong hành động. Hai cái đó phải tiệt trừ, phải tiêu diệt nó, không được để có trong sự tu tập. Không phải bây giờ tôi giữ tỉnh thức được năm, ba phút rồi kế đến có vọng tưởng, rồi tôi tu năm, ba phút nữa kế đến có vọng tưởng nữa. Hàng ngày tu trong công việc mà nó có vọng tưởng xen vào, thì người đó dậm chân tại chỗ, tu ngàn đời không tỉnh thức được. Tức là chúng ta phải biết tu như thế nào để làm chủ thời gian.Chúng ta tăng dần, tăng dần thời gian lên khi không có vọng tưởng xen vào, chứ không phải ngày nào cũng tu trong hành động mà lúc nào cũngđể có vọng tưởng ra vô ra vô hoài. Tu Chánh Niệm Tỉnh Thức kiểu đó là tu dậm chân tại chỗ.

Bây giờ chúng ta cho một thời gian nhất định là chúng ta tu 30 phút ở trong hành động làm, hoặc là quét sân, hoặc làm gì đó. Đúng giờ chúng ta tu, hết giờ chúng ta xả ra. Trong khi nghỉ xả, chúng ta có suy nghĩ gì thì kệ nó, nhưng khi nghỉ xong thì chúng ta tu lại.

Nhưng lúc đầu, chúng ta chỉ tu chừng 5 phút hay 10 phút mà chúng ta đạt kết quả chất lượng của tỉnh thức ở trong 5 phút hoặc 10 phút đó thôi, rồi hoàn toàn chúng ta xả nghỉ. Chứ sức của chúng ta không thể tỉnh thức suốt ngày, chúng ta không thể giữ tỉnh thức trong công việc suốt ngày được. Phải biết sức của mình. Đừng nói tôi tu trong hành động, rồi điên khùng tu suốt ngày mà lúc nào cũng có vọng tưởng ra vô. Tu như vậy mà nói là tỉnh thức là tỉnh thức gì.

Chúng ta tỉnh thức không có vọng tưởng được 5 phút, 10 phút là may lắm rồi. Lúc đầu chỉ có chừng đó thời gian với chất lượng cao như thế, rồi chúng ta tập tăng dần lên khi trong thời gian đó chúng ta vẫn có chất lượng cao và sau đó chúng ta sẽ tu siết, tỉnh thức tất cả thời gian trong mọi hành động. Suốt ngày tỉnh thức.

Bởi vì tu phải biết chứ, còn tu mà không biết, cứ tu điên tu khùng, thì tu ngàn đời, cũng nói là tu trong công việc làm, nhưng cuối cùng thì chẳng có tỉnh thức gì hết, bởi vì lúc nào cũng có vọng tưởng xen kẽ ra vô, làm sao tỉnh thức được.

Hôm nay Thầy dạy để quý cư sĩ biết cách tu tập pháp tỉnh thức. Cũng như nghe Thầy nói tu pháp Chánh Niệm Tỉnh Thức trong đi kinh hành rồi đi kinh hành lung tung, đi suốt ngày thấy chăm chăm vào bước chân. Thôi tu kiểu này là tu ngu. Tu như vậy không bao giờ có tỉnh thức. Cho nên Thầy nhìn thấy quý thầy cuối cùng tu càng ngày càng sai. Càng sai là không có sống được trong độc cư, mà nó lại xuyên qua những cái khác, cho nên Thầy nhận ra rất rõ cái điều quý thầy sai.

Bây giờ tiếp tục bài học. Tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, vậy phải tu như thế nào? Như Thầy đã dạy là tu trong giới hạn sức của mình. Sức của mình ở mức thời gian nào thì mình chỉ nên tu tập ở trong mức thời gian đó, chớ không phải là luôn lúc nào cũng ở trong mọi hành động, mọi công việc mà mình tập tỉnh thức được liền.

Ngay trong thời gian đầu tiên mới tu, phải chọn thời gian ngắn nhất hợp với sức của mình, rồi tập làm sao cho có chất lượng cao trong thời gian đó, giữ gìn sức tỉnh thức trong mọi hành động của mình, giữ gìn sức tập trung của mình ở trong hành động đó thì sức tỉnh thức mới có.

Muốn như vậy thì chúng ta phải nương vào 2 pháp: là pháp tùy và pháp hướng. Tùy pháp là nương theo hành động. Hành động của chúng ta gọi là pháp. Hàng ngày, chúng ta lấy hành động của chúng ta làm đối tượng của pháp hành. Hằng ngày chúng ta lấy hành động đi đứng hoặc công việc đang làm làm đối tượng tu tập tỉnh thức. Đó là pháp tùy theo hành động, nghĩa là khi cái tâm chú ý vào hành động đang làm đó, gọi là tùy pháp. Về tùy pháp: ví dụ chúng ta làm công việc đó nhanh nhẹn thì chúng ta tùy theo sự nhanh nhẹn đó mà tập luyện; hay chúng ta làm công việc đó chậm chạp thì chúng ta cũng tùy theo sự chậm chạp đómà tập luyện. Như vậy là tùy pháp tự nhiên. Chứ không phải thay đổi cách làm thì cái đó làm mất tự nhiên, mình làm sai pháp hành của mình đi. Như chúng ta chú ý hành động thân của mình thì bắt đầu mình làm chậm cho thật chậm mới chú ý được, hoặc làm cho nhanh mới chú ý được. Thân hành có người thì làm nhanh, có người thì làm chậm. Như có người đi nhanh, có người đi chậm. Nhưng người đi chậm thì tùy theo pháp hành đi chậm của mình, mà tập tỉnh thức theo cách đi đó. Người đi nhanh thì cũng tùy theo chỗ đi nhanh đó mà tu tỉnh thức. Chớ không phải bắt buộc thân hành của mình thường đi nhanh mà khi tu tập phải đi cho chậm. Đi chậm như vậy thì không thể đúng cách tự nhiên của thân hành. Cho nên nhiều khi chúng ta tu mà người ta không biết chúng ta đang tu. Có người đi nhanh nhẹn thanh thoát mà khi tu riết rồi đi chậm như con rùa, thấy coi không được. Đó là những cái sai. Hay có người thấy mình đi chậm quá, cho nên lại chạy nhảy nhanh nhẹn để nương theo cái chỗ nhanh nhẹn như vượn đó để tu tập, thì đó cũng trật. Tùy theo thân hành của chúng ta, nhanh thì chúng ta tu nhanh, chậm thì chúng ta tu chậm, chớ không phải bắt buộc nó vào khuôn khổ chậm nhanh theo ý của mình được. Bởi vì đây là pháp tự nó có cái pháp của nó cho nên mình chỉ hướng theo mà thôi, nương theo mà thôi, tùy theo thân hành mà tu tập. Đó là tùy pháp theo hành động công việc làm sống hằng ngày mà tu tập sức tỉnh thức.

Còn hướng pháp là chúng ta nhắc tâm. Chúng ta tu tập thế nào cho tự nhiên, chớ không phải là tu tập theo cái kiểu thiếu tự nhiên. Muốn đạt sức tỉnh thức này người tu sĩ phải dùng pháp hướng tâm Như Lý Tác Ý. Bây giờ mình kèm theo pháp hướng tâm, mình nhắc để cái tâm của mình luôn luôn nhớ được hành động việc làm của mình. Như mình nhắc: "tôi đang làm việc gì thì tâm tôi chú ý vào việc đó", nghĩa là mình đang làm việc gì thì mình nhắc tâm chú ý theo việc đó. Ví dụ như bây giờ mình đang quét nhà, thì chú ý vào hành động đang quét nhà và hướng tâm vào việc đang quét nhà. Hay mình dùng câu pháp hướng: "tôi đang quét nhà" bây giờ mình đang quét nhà nên nhắc tôi đang quét nhà như vậy. Nghĩa là nhắc cái tâm nhớ hành động đang quét. Như đang nấu cơm thì nhắc "tôi đang nấu cơm." Đó là những thân hành mình cần hướng theo để giúp cho ý thức của mình tỉnh thức trong hành động của thân, không bị thất niệm, lúc nào cũng ở trong chánh niệm của thân. Cho nên chánh niệm là hành động của thân. Vì chúng ta lấy hành động của thân để làm cho sức tỉnh giác của chúng ta có. Cho nên lúc này, chánh niệm không phải là cái niệm nào mà tâm thông suốt, mà chính hành động đang làm là chánh niệm đã đặt ở trước mắt của chúng ta, trước ý của chúng ta. Cái đó gọi là chánh niệm. Mà chánh niệm luôn luôn lúc nào cũng biết hành động của thân thì nó là tỉnh giác hay là tỉnh thức.

Hiểu như vậy thì chúng ta biết chánh niệm là cái niệm gì. Cái niệm hành động, cái niệm đang làm cái gì đó, đang làm công việc gì đó. Đó là cái niệm. Cái niệm đang hiện tiền trước mặt mình, đó gọi là chánh niệm, chớ không phải mình đặt cái niệm khác vào chỗ đó được, hay là mình đặt hơi thở vào chỗ đó được. Chánh niệm ở trên hành động thì phải là cái hành động chớ không phải hơi thở. Nếu chúng ta đặt cái niệm đi kinh hành, thì không được vừa biết chân đi mà cũng vừa biết hơi thở. Như vậy là chúng ta đã đặt hai cái niệm một lượt, làm như vậy là sai. Đó không phải là chánh niệm, mà đó là niệm đôi, có một lúc hai cái niệm, thì trật. Cho nên khi đi, chúng ta chỉ có biết mình đi kinh hành mà thôi, như vậy mới có chánh niệm. Lúc bấy giờ nó tỉnh giác ở trong chánh niệm đi đó, cho nên mới gọi định này là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Hiểu như vậy thì chúng ta không có đi hàng hai, không có đặt sai cái niệm. Nếu trong khi đi kinh hành mà có niệm nhớ gì nghĩ ở trong đầu thì cái đó là sai, tại vì khi nhớ nghĩ là có cái niệm khác chứ không phải chỉ có niệm hành động của chúng ta, cho nên lúc đó đâu có chánh niệm, bởi vì cái niệm nhớ nghĩ đó không phải là niệm mình đặt, nên nó là tà niệm. Đi trên hè phố thì nhắc: tôi biết tôi đang đi trên hè phố. Đó là khi mình đang đi trên hè phố thì mình nhắc tôi biết tôi đang đi trên hè phố. Đó là pháp hướng để cho nhớ chánh niệm là mình đang đi trên hè phố.

Đó là chúng ta hướng tâm để cho cái tâm, cái ý chúng ta lúc nào cũng tỉnh thức trên hành động chúng ta đang làm. Hành động đang làm đó là chánh niệm. Mình nghe chánh niệm rồi mình đem cái chánh niệm nào đó vô chỗ này thì sai. Như nghe chánh niệm mà chúng ta nói: đời là khổ là cái niệm chơn chánh của chúng ta. Nói như vậy là sai đi, nó thuộc về cái loại khác, nó thuộc về cái loại định khác chứ không phải là định chánh niệm tỉnh thức ở đây. Mình phải hiểu được cái chánh niệm trong khi đi kinh hành là cái niệm nào.

Mà thất niệm, tức là mất cái niệm đó đi, là thất niệm. Thí dụ mình đang đi kinh hành mà mình quên mình đang đi kinh hành là bị thất niệm. Thầy giải thích như vậy để quý thầy thấy rõ chỗ thất niệm, để chúng ta biết chỗ chúng ta tu đúng hay là sai. Thí dụ như một người đang tu định vô lậu, đang quán thân bất tịnh, bỗng dưng nhớ chuyện gì khác, như quán câu kinh ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm, suy nghĩ về câu đó, như vậy là thất niệm. Trong khi đang quán bất tịnh của cái thân này mà lại có cái niệm nói về tâm của mình như thế này như thế khác ở trong kinh điển; đang có cái chánh niệm là quán thân bất tịnh mà quên quán thân, lại nhớ một câu kinh nào đó thì việc nhớ câu kinh là thất niệm quán thân bất tịnh. Nó là cái tà niệm chứ không phải chánh niệm của người đang tu pháp môn vô lậu. Phải hiểu mặc dù niệm đó không phải là niệm thế gian, nhưng nó vẫn là niệm không đúng vị trí nó đứng mà mình đặt niệm đó ngay chỗ mình đang tu pháp vô lậu, nó không đúng cái pháp, do đó niệm đó thuộc về tà niệm chớ không phải là chánh niệm. Khi niệm như vậy xen vào thì đương nhiên người tu hành đó bị thất niệm vô lậu lúc đó.

Đang súc miệng thì nhắc: tôi biết tôi đang súc miệng. Đang ăn cơm thì nhắc: tôi biết tôi đang ăn cơm. Đang nhai thực phẩm: tôi biết tôi đang nhai thực phẩm. Như vậy là lúc nào chúng ta cũng tỉnh thức ở trong cái chánh niệm của hành động đang làm. Đang mặc áo thì cũng nhắc: tôi biết tôi đang mặc áo. Nhắc như vậy tức là pháp hướng của mình kèm theo để cho mình biết hành động của mình đang xỏ tay vô cái tay áo, rồi đang gài nút. Đó là nhắc cho chúng ta biết chúng ta đang làm cái việc đó trong hiện tại. Cho nên ý chúng ta luôn luôn bị pháp hướng nhắc nhở khiến nó không chạy ra khỏi cái chánh niệm đang làm của thân nó, luôn luôn lúc nào nó cũng ở trong cái chánh niệm của nó.

Như vậy hôm nay quý cư sĩ đã biết chánh niệm là cái niệm gì khi chúng ta đã đặt nó trước mặt của chúng ta. Cho nên Phật bảo mình đang ngồi tu cái định nào thì mình cứ đặt cái niệm đó trước mặt. Như bây giờ mình đặt niệm chánh niệm tỉnh thức về hành động, thì mình phải đặt cái hành động đó trước mặt của mình. Luôn luôn phải biết giữ niệm hành động đó, đừng cho thất niệm, như vậy chúng ta mới có sức tỉnh thức, tỉnh giác cao. Còn nếu bị thất niệm thì không có sức tỉnh giác cao đâu.

Đó là người tu định Chánh Niệm Tỉnh Giác luôn luôn dùng pháp tùy và pháp hướng để giúp cho tâm kéo dài thời gian tỉnh giác ra. Quý cư sĩ cứ nhắc vậy thì nó kéo dài thời gian tỉnh thức ra. Nhưng như vừa rồi Thầy nhắc quý cư sĩ là chúng ta phải khéo, vậy phải khéo như thế nào? Vì cái sức tỉnh thức của chúng ta không thể kéo dài từ giờ này đến giờ khác đâu, cho nên chúng ta chỉ tập chừng 5 phút rồi nghỉ xả 30 phút hoặc là 15 phút. Sau đó chúng ta tu lại 5 phút khác. Chúng ta tu lại thấy sức tỉnh rất cao, chúng ta hoàn toàn an trú trong chánh niệm của hành động, không thất niệm, chánh niệm không mất. Còn chúng ta tu nhiều quá, chánh niệm lờ mờ, mặc dù chúng ta có cái chánh niệm, tức là niệm hành động của chúng ta không mất, nhưng nó không rõ, do đó sức tỉnh không cao. Vì vậy mà chúng ta tu mất thì giờ rất lớn. Lưu ý phần này thì các thầy tu ít nhưng đạt chất lượng cao. Rồi từ sức tỉnh ngày càng cao này thì chúng ta lại tăng dần thời gian tu lên, thì chúng ta sẽ thấy rất là tỉnh. Thà là mình tu ít mà sức tỉnh mình rất cao, thì khi mình tập trung vào cái gì đó, với sức tỉnh rất cao thì tri kiến giải thoát mới phóng ra, mới tu định vô lậu, nó mới quét sạch những lậu hoặc. Còn sức tỉnh mình thấp quá, ngồi lại mình dùng niệm vô lậu để quán xét thì mình ngồi hoài mà tri kiến giải thoát không phóng ra được, đó là do sức tỉnh mình không có, nên tri kiến giải thoát không phóng ra được. Khi chưa có đủ sức tỉnh thì mình dùng cái tri kiến, tức là sự hiểu biết vay mượn của người khác để suy xét, quán xét từ đầu đến chân của mình bằng cách này bằng cách khác. Còn khi chúng ta đã có sức tỉnh thức rồi thì chúng ta không cần vay mượn của ai hết mà chúng ta chỉ cần đặt cái niệm trước mặt, chẳng hạn niệm thân bất tịnh hay niệm thân vô thường vô ngã. Chúng ta đặt niệm đó trước mặt, ngồi im lặng một chút xíu, thì tự ở trong tâm chúng ta, trong đầu chúng ta phóng ra tri kiến giải thoát, từ đó nó quán xét thấy rất rõ tất cả những cái bất tịnh như thế nào, tự nó nó quán sát không vay mượn của ai hết. Nó thông suốt như vậy gọi là tri kiến giải thoát.

Khi sức tỉnh thức của chúng ta không có, cho nên chúng ta ngồi ỳ lại đó mà nó không phóng tri kiến giải thoát ra được, bởi vì tỉnh thức không cao. Vì vậy mà khi sức tỉnh thức cao rồi thì chúng ta ngồi im lặng chừng 5 phút hay 10 phút là tự nó phóng ra liền. Bởi vì Phật nói Định thì sinh Tuệ. Mà mình chưa có Định, tức là chưa có tỉnh thức, sức tỉnh thức chưa cao, mà sức tỉnh thức là định chứ đâu phải là cái gì, nó là cái sức nhiếp tâm của chúng ta. Cho nên khi chúng ta chưa có sức tỉnh thức cao thì cái Tuệ không phóng ra được, mà nó không phóng ra được thì tri kiến giải thoát không có, mà tri kiến giải thoát không có thì tâm chúng ta còn biết bao nhiêu cái ràng buộc dính mắc. Cho nên chúng ta muốn giải quyết sự ràng buộc dính mắc của lậu hoặc này thì chúng ta phải dùng cái tri kiến, tức là vay mượn cái hiểu biết của kinh điển, của quý thầy dạy bảo, để chúng ta hiểu được cái bất tịnh như thế nào, cái vô thường như thế nào để chúng ta quán xét theo sự hiểu biết vay mượn đó, chứ không thể có tri kiến giải thoát được.

Đó, phải biết sự tu tập rõ như vậy, chứ nếu không biết thì chúng ta ngồi ỳ đó hoài mà tri kiến giải thoát không phóng ra, rồi lúc đó mình cứ nương theo hơi thở, tưởng đó là thiền định, chứ thực ra mình bị thất niệm, vì định Chánh Niệm Tỉnh Giác này không thể nào ở trong hơi thở được mà mình cứ nương vào hơi thở, tưởng ở trong hơi thở không có vọng tưởng cho là mình không bị thất niệm rồi cứ ngồi hoài; nhưng thật sự là mình tu lầm lạc, tu sang một pháp khác. Mình không chủ động điều khiển tâm tỉnh giác được, tức là thiếu sự làm chủ.

Ngoài ra, quý vị cần chú ý, ở đây hướng tâm chứ không phải niệm câu pháp hướng. Chúng ta phải rõ là chúng ta hướng tâm, chứ không phải là niệm, để không rồi chúng ta cứ niệm liên miên, thì nó cũng lại trật. Ở đây hướng tâm chứ không phải niệm câu pháp hướng, vì hướng tâm phải có cách khoảng thời gian, ít ra câu hướng này với câu hướng kia phải có khoảng cách thời gian. Ví dụ bây giờ chúng ta hướng câu này: tôi quét sân tôi biết tôi quét sân, rồi chúng ta cứ tự nhiên quét sân, để cho sức ý thức của chúng ta tập trung nơi hành động chánh niệm của nó đang quét. Chúng ta chỉ nhắc một lần câu: tôi quét sân tôi biết tôi quét sân, rồi một khoảng cách độ chừng 3 phút, 5 phút chúng ta lại nhắc câu hướng tâm một lần nữa, sau đó lại yên lặng để cho tâm theo hành động tập trung không rời hành động quét, cũng không cần tác ý ra lời, do đó gọi là pháp hướng. Còn nếu cứ liên tục niệm câu tôi quét sân, tôi biết tôi quét sân thì đó là niệm pháp hướng chứ không phải là hướng tâm. Không thể nào chúng ta lặp lại một lần thứ 2 kế tiếp nữa: tôi quét sân tôi biết tôi quét sân. Rồi nói: tôi quét sân tôi biết tôi quét sân… Mình lặp lia lịa như vậy gọi là niệm câu pháp hướng. Không phải là hướng tâm.

Ở đây chúng ta cũng phải hiểu điều này. Người mới tu không biết cho nên cứ liên tục lúc nào cũng nhắc. Thí dụ đi kinh hành thì họ cứ nhắc: tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành, rồi một lát nữa họ cũng nhắc nữa. Nhắc liên tục như vậy là sai.Không phải là hướng tâm. Khi mình nhắc rồi thì phải để cho có thời gian tâm lắng vào trong Chánh niệm, trong hành động đi của chúng ta. Trong khoảng thời gian đó, khi tâm lắng vào chánh niệm thì sức tỉnh nó tăng lên. Chừng khi sự lắng tâm đó nó bị vơi đi, tức vì sức tập trung của ý thức chúng ta chưa quen cho nên nó không bám chặt vào hành động đó được, nó lơi lỏng. Nó lơi lỏng thì chúng ta lại dùng câu pháp hướng nữa, lại nhắc nó một lần nữa: "tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành". Nhờ vậy, nó lại tập trung vào hành động đi nữa, nó lại tỉnh thức cao hơn nữa. Chúng ta cứ tiếp tục tác ý như vậy thì sức tỉnh ngày càng cao. Đó là hướng tâm vào việc đang làm.

Nhưng có trường hợp tại vì quý thầy đã tu tập hơi thở nhiều quá, mà lẻ ra chưa nên tập hơi thở trong lúc này, phải tu các định khác. Bây giờ tâm quen tập trung trong hơi thở, tâm quý thầy quen tập trung trong hơi thở cho nên vừa đi mà lại vừa biết hơi thở. Vì vậy, Phật dạy tất cả các pháp đều có thể nương hơi thở mà tu tập được, do đó chúng ta nhắc câu ám thị, vừa có hơi thở mà cũng vừa có chánh niệm tỉnh thức của hành động chúng ta đi nữa. Thí dụ tác ý: hơi thở vô tôi biết tôi thở vô, hơi thở ra tôi biết hơi thở ra. Hơi thở vô tôi biết tôi đi kinh hành, hơi thở ra tôi biết tôi đi kinh hành. Đó là câu tác ý đầu tiên tập trung tâm vào hơi thở, sau đó dùng hơi thở làm cho tâm tập trung xuống hành động đi, chớ không phải tập trung trong hơi thở. Nhưng tác ý như vậy vì cái tâm của mình đã quen với hơi thở, nó hay tập trung trong hơi thở, nên vừa biết bước đi mà vừa biết hơi thở, vì vậy mà mình nhắc: hơi thở vô tôi biết tôi đang đi kinh hành, hơi thở ra tôi biết tôi đang đi kinh hành. Khi tác ý như vậy thì không phải mình tập trung vào hơi thở, mà tập trung xuống hành động đi liền, nó làm cho mình tỉnh thức ngay trong bước đi liền và đồng thời bỏ hơi thởra. Đó là cách nương vào hơi thở mà tu Chánh niệm tỉnh thức vào bước đi, để cho chúng ta càng tỉnh thức vào bước đi hơn.

Đó là những cách thức tu tập để chúng ta tu chánh niệm tỉnh thức cho đạt được mức tỉnh thức cao. Vì hướng tâm phải có cách khoảng thời gian, ít ra câu hướng này với câu hướng kia phải có khoảng cách xa nhau. Nghĩa là người mới tu thì họ phải hướng 1 phút 1 lần, hoặc 2 phút 1 lần. Còn người tu lâu thì có thể khoảng chừng 5 phút hay 10 phút mới hướng 1 lần. Người tu lâu khi thấy sức tỉnh thức của mình luôn luôn tập trung ở hành động đi, thì lúc bấy giờ không tác ý, mà chỉ tác ý hướng tâm khi nào thấy sức tập trung lờ mờ, tâm phân ra biết hàng hai: nó biết hơi thở và nó cũng biết bước chân đi, hay nó bị âm thanh tác động, thì ngay đó phải hướng tâm liền, phải tác ý liền, cho tâm gom vào bước đi lại, chớ không khéo nó lờ mờ, nó đi hàng hai là nó không tập trung được rồi, nó không tỉnh thức đâu. Cho nên khi đó người tu phải thật thiện xảo, phải khéo léo ở trong sự tu tập. Người tu biết cái tâm của mình lúc nào nó lờ mờ, người tu biết lúc nào cái tâm của mình rất tỉnh. Khi tâm lờ mờthì người tu dùng pháp hướng ở cái chỗ lờ mờ này để phá liền, còn chỗ tỉnh thì người tu không dùng pháp hướng mà để cho tâm tập trung ở trong sức tỉnh. Biết rõ như vậy thì chúng ta tu rất là có kết quả.

Ở đây không được nhắc liền miệng câu pháp hướng, vì nhắc liền miệng là niệm câu pháp hướng, sẽ tu sai, sau này sẽ rơi vào định tưởng, lạc đường tu giải thoát của đạo Phật. Nghĩa là niệm riết rồi nó sẽ rơi vào những định tưởng, làm cho chúng ta có cảm giác sự an lạc trong khi niệm,như vậy sử dụng pháp hướng không đúng.

 

ĐỊNH VÔ LẬU

Bây giờ quý vị tu ĐỊNH VÔ LẬU.

Ban đêm quý vị chọn giờ nào yên tịnh nhất, ngồi kiết già lưng thẳng, rồi đặt niệm trước mặt quán xét cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt, vợ chồng con cái, xét qua nhân quả khổ vui, giận hờn, thương ghét, đầy rẫy một cuộc sống đau khổ bằng nước mắt do nghiệp nhân quả tạo nên.

Bây giờ còn là người cư sĩ trong sống trong gia đình có cha mẹ anh em ruột thịt, có con cái của mình, có của cải tài sản của mình thì mình đặt niệm gì? - Đặt niệm nhân quả của mình với mọi người đó, với của cải đó, mình quán xét nhân quả. Mình suy tư từ ngày mình mới lập gia đình cho đến khi mình sống có con cái như thế này, sự vui sự khổ như thế nào, mình phơi bày ra tất cả cuộc sống của mình để thấy cuộc sống đó là bằng mồ hôi nước mắt của mình, bằng sự đau khổ của mình. Do nhân quả nghiệp báo đưa đẩy chúng ta có quá nhiều sự khổ đau, vui thì ít mà khổ thì nhiều.

Khi chúng ta đặt niệm nhân quả mà quán xét như vậy, thì càng ngày chúng ta càng hướng về lối đi giải thoát, càng ngày tâm của chúng ta càng rõ nét ở trên hướng giải thoát. Còn nếu không chịu đặtniệm nhân quả như vậy thì chúng ta bị sự vô minh che mờ, làm cho chúng ta tưởng cuộc sống của chúng ta là hạnh phúc, nhưng thật sự nó là hạnh phúc giả, rồi tiếp tục trên con đường nghiệp báo nhân quả, chúng ta cũng trôi lăn ở trong 6 nẻo, những người thân của chúng ta chẳng còn là người thân mà chỉ còn là những người nhân quả, những người vay nợ với nhau, chớ không có nghĩa lý gì ở trong cuộc đời của chúng ta nữa.

Như vậy người cư sĩ muốn bước qua giai đoạn của người tu sĩ thì nên đặt niệm nhân quả để quán xét cuộc sống sinh hoạt của gia đình, của tất cả những người thân để xem coi có phải là thân thiết thật hay là thân thiết giả, có phải là nợ vay hay là không nợ vay, có phải là do nghiệp báo gặp nhau để trả nghiệp báo hay không? Nhờ quán xét như vậy nên thấy rõ dây nhân quả, và cuối cùng thấy tâm chúng ta dửng dưng không còn bị trói buộc những dây thương, dây ghét nữa, cho nên chúng ta được xa lìa để tìm con đường giải thoát của Phật. Đó là người cư sĩ khi còn ở trong lộ trình thứ nhất này, khi người cư sĩ chuẩn bị cho mình bước qua giai đoạn tu tập trong lộ trình thứ 2 của người tu sĩ thì nên đặt các niệm đó ở trước mặt để tu tập Định vô lậu.

Đầu tiên Thầy dạy Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, bây giờ Thầy dạy Định Vô Lậu, người cư sĩ phải tu tập 2 định này ở giai đoạn đầu.

Để tu Định Vô Lậu, phật tử khuya thức dậy, buổi tối, buổi sáng, buổi chiều cũng thế, ngồi kiết già, đặt niệm trước mặt quán xét về nhân quả. Cứ mỗi lần quán xét là nó lại rõ thêm về nhân quả. Nghĩa là mỗi lần mình ngồi tu quán xét về nhân quả, thì càng ngày mình thấy đường đi nhân quả càng rõ ràng thêm. Mình có đặt được cái nhân quả đó và quán xét về cuộc đời mình, quán xét về cuộc đời của mọi người thân, cho nên càng ngày sự quán xét làm cho mình thấu rõ được đường đi của nhân quả.

Tại sao mà Thầy biết như vậy? Tại vì trước kia Thầy cũng có tu Định Vô Lậu quán xét về nhân quả này rất nhiều, cho nên Thầy biết được đường đi lối về của nhân quả. Vì vậy bây giờ viết ra giáo án của nhân quả tức là đạo đức nhân quả thì Thầy viết ra rất dễ dàng, bởi vì Thầy đã thấu suốt đường đi của nó rồi. Mỗi một hành động mà chúng ta làm thì nó sẽ có cái quả nào, Thầy đã biết rồi; còn quý thầy không chịu quán xét về đường đi của nhân quả, nên hành động của quý thầy làm đây nhưng quý thầy chưa biết cái quả nó ra sao hết. Người đã thông suốt luật nhân quả thì ngồi lại người ta biết mình hành động làm điều đó thì sẽ có cái quả gì đến, nó không sai chỗ nào hết, nó không có trật bởi vì đó là nhân quả. Cứ nhiều lần quán xét về nhân quả như vậy thì tri kiến giải thoát của chúng ta sẽ thấu suốt được cái lý của nhân quả, Khi đã thông suốt được đường đi của nhân quả thì sự hiểu biết về nhân quả không sai. Còn nếu không chịu tu Định Vô Lậu về nhân quả thì chúng ta khó lòng thấy được đường đi nước bước của nhân quả.

Đến đây Thầy cho thêm vài đề mục thiền vô lậu, nghĩa là Thầy cho thêm một số niệm để đặt niệm đó trước mặt tu Định Vô Lậu.

Đặt niệm tài sản của cải nghĩa là đem niệm của cải tài sản của mình đặt trước mặt, để quán xét xem của cải tài sản của mình nó vô lậu như thế nào. Quán xét xem cho thấu lý của của cải tài sản đã làm cho ta bất an, đã làm cho ta phải lo lắng bảo vệ và còn phải liên tục chạy theo để tạo nó ra nữa. Ở đây Thầy chỉ nói đại khái để người cư sĩ hiểu rằng khi đặt niệm tài sản của cải trước mặt để quán xét, thì người cư sĩ quán xét thấy họ đã quá vất vả như thế nào để làm ra của cải tài sản kia, mà khi có nó rồi thì phải bảo vệ giữ gìn nó như thế nào. Đủ mọi mặt, đủ cách thức làm cho người cư sĩ đau khổ ở trong cuộc đời đối với của cải tài sản của mình. Quán xét rằng: phỏng khi chết có mang theo tài sản đó được không, có mang theo các vật trân quý như tiền bạc, vòng vàng được không? Nghĩa là khi mình chết rồi, có mang theo được vật gì không? Tức là những cái bây giờ mình quý nhất có thể mang theo được cái gì không. Đó, người cư sĩ quán xét thấy vật chất, tiền bạc, châu báu mà mình đã làm ra được, thì khi mình chết đi rồi, đâu có mang theo được vật gì, để cho người cư sĩ thấy nó không phải là những vật trân quýluôn luôn ở bên mình được. Quý thầy phải thấy được điều này là do quý thầy đã đặt cái niệm đó mà quán xét, quý thầy mới xả ly nó ra được, mới vô lậu được với những đối tượng này.

Đặt niệm thân bất tịnh để quán xét. Vì mình thường chấp cái thân của mình, cho nên phải đặt cái niệm thân bất tịnh để cho thấy nó thật sự là bất tịnh. Vì vậy mà mình ngao ngán, không còn dính vào cái thân này, không còn chấp cái thân này nữa.

Đặt niệm thân vô ngã. Nghĩa là quý thầy đặt niệm thân vô ngã trước mặt của mình để quý thầy quán xét coi cái ngã của mình ở đâu. Khi thấu được lý vô ngã của nó, do thấu suốt được lý vô ngã nên trong thân của mình không có cái gì gọi là ngã ở trong đó.

Đặt niệm thân vô thường quán xét. Nghĩa là quý thầy đặt niệm thân vô thường rồi quán xét.

Đặt niệm thân khổ quán xét. Quý thầy đặt cái niệm có thân là khổ, quý thầy quán xét.

Đặt niệm thực phẩm quán xét bất tịnh. Quý thầy cũng đặt cái niệm những thực phẩm ăn hằng ngày của mình rồi quán xét nó, dùng pháp quán mà quán xét để thấy thực phẩm quý thầy ăn có bất tịnh đúng hay sai. Từ đó quý thầy thấu suốt được thực phẩm là bất tịnh cho nên không có tham ăn tham uống nữa.

Đặt niệm vợ con quán xét vợ con có phải là nhân quả vay nợ nhau không? Đó, quý cư sĩ đặt cái niệm vợ con, bởi vì vợ con là những người gần gũi với mình nhất và dễ làm cho mình dính chặt trong cuộc đời của mình. Cho nên quý cư sĩ đặt niệm đó để quán xét xem có phải là cái nhân quả vay nợ nhau hay đó là một tình cảm thiêng liêng nào để thành vợ thành chồng với nhau. Đó là đặt cái niệm để quý cư sĩ quán xét. Vì vậy quý cư sĩ phá được lậu hoặc đó.

Đặt niệm danh. Ai cũng ham danh này,danh kia, do đó quý thầy đặt niệm danh quán xét cái danh, xem danh đó có thật hay giả. Do đó phải đặt niệm danh để quý thầy quán xét nó.

Đặt niệm sắc dục quán xét. Sắc dục gợi cho mình lòng ham thích tình dục. Quán xét những hành động sắc dục là bất tịnh, những hành động sắc dục không có sạch sẽ. Do đó đặt cái niệm đó để quý cư sĩ quán xét xem coi niệm đó có thật sự là hạnh phúc không, hay đó chỉ là một cái giả để tạo cho quý cư sĩ cái nhân tái sanh luân hồi.

Những cái như vậy chúng ta phải đặt niệm để quán xét, có quán xét thì chúng ta mới thấu triệt được tất cả những cái này, và do đó chúng ta phá được những lậu hoặc ở trong tâm của mình.

Đặt niệm ngủ, mình cũng đặt niệm ngủ để quán xét cái ngủ từ đâu đến, cái ngủ đưa đến những cái gì, tai hại của ngủ ra sao. Tức là mình thấu suốt được cái ngủ thì mình không còn ham ngủ nữa.

Đặt niệm ăn, đặt niệm về ăn tức là mình quán x&