TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- PHÁP TU CƯ SĨ
THẬP THIỆN (tiếp 2)
3.- BỐN HẠNG NGƯỜI ĐÁNG THÂN CẬN
Làm bạn, có 4 hạng người đáng thân cận, nghĩa là người cư sĩ nên tìm những người nào đáng làm bạn. Ở đây Phật dạy cho người cư sĩ thấy rõ có 4 hạng người cần thân cận sống với họ, đó là 4 hạng người:
a.- Hạng người thường ngăn mình làm điều quấy.
Người bạn nào nghe cái gì mình sai mình quấy thì họ ngăn chặn mình liền, đó là người bạn tốt của mình. Còn người nào mà mình làm cái gì họ cũng nịnh theo, mình làm lành họ cũng xua theo, mình làm ác họ cũng xu theo; họ không ngăn chặn gì hết, thì đó là những người xấu; còn hạng người mà mình làm điều ác, làm điều quấy thì họ ngăn chặn mình, làm điều lành thì họ khuyến khích mình làm, thì đó mới thật là những người bạn của mình, mình hãy thân cận với những người đó.
b.- Hạng người có lòng thương xót.
Mình chơi với những người biết thương người, biết đạo lý của con người, biết thương xót loài chúng sanh, biết sự đau khổ của loài chúng sanh thì chắc chắn những người đó là những người tốt, không phải người xấu.Còn những người giết hại chúng sanh, đồ tể giết bán thịt chúng sanh thì người cư sĩ đừng nên chơi những hạng đó. Do đó chúng ta chọn người có tâm từ bi biết thương mình thương người, không đánh lộn đánh lạo, không chửi mắng người thì tức là người biết thương xót người.
Người không thương xót người, chửi mắng người này, chửi mắng người kia, hoặc đánh đập người này, đánh đập người kia hoặc là đánh đập những loài thú vật làm cho chúng đau khổ, thì người cư sĩ phải tránh xa những hạng đó, người cư sĩ hãy gần gũi những người có lòng từ bi biết thương người, biết thương chúng sanh.
c.- Hạng người biết làm lợi cho người
Hạng người biết làm lợi cho người là những người làm lợi người khác, lúc nào thấy người khác gặp khổ hoặc là gặp tai nạn thì người này luôn luôn làm cho người kia thoát ra khỏi tai nạn. Đó là người làm lợi người, làm cho người ta được an vui, làm cho người ta được hạnh phúc, thì những người đó là những người bạn, mình nên gần gũi những người đó. Những người chỉ biết làm lợi cho mình, ích kỷ thì không nên chơi.
d.- Hạng đồng sự.
Những người đồng ý việc làm với mình đó là những người chúng ta sẽ gần gũi, những người cùng nghề nghiệp, cùng làm, cùng ý cùng tư tưởng tất cả những người này là người bạn tốt của mình.
Hạng ngăn mình làm việc quấy, họ thấy mình làm việc quấy thì họ ngăn. Qua việc làm của họ, đó là những người bạn tốt, thấy những người có hành động này thì mình nên chơi với họ.
Chọn bạn để chơi
Có 4 điều kiện chọn bạn để chơi:
- Điều kiện thứ nhất: Thấy người nào làm điều ác mà người đó ngăn chặn: "anh đừng có làm vậy". Như 2 đứa trẻ đều đi chơi với nhau, một đứa thì xách cây đuổi con tắc kè hoặc là con rắn mối đập thì thằng kia nói: mày đừng giết, đừng giết con vật tội nghiệp nó, nó không làm hại mày. Thằng bạn đó là thằng bạn tốt, nó ngăn bạn nó không cho bạn nó giết hại con vật. Trong những hành động của chơi trẻ con cho thấy có những trẻ con tốt, có những trẻ con xấu. Đứa tốt là đứa nó ngăn người khác làm ác, còn đứa ác là đứa hùa theo, nó chạy nó theo, nó bắn hoặc là nó đập cho chết một con vật thì đó là những người bạn ác. Đây là Thầy nói những người trẻ con còn nhỏ tuổi mà có những đứa rất tốt như vậy, đó là những người tốt sau này.
Cũng như thấy một người nào làm điều ác, như đánh một con chó thì người đó ngăn: “anh đừng có đánh con chó, anh đánh vậy tội nghiệp nó, con vật nó đâu có biết gì, nó lén ăn vụng vì nó đói quá; anh đừng có đánh nó như vậy, hành hạ nó như vậy tội nghiệp". Thì người ngăn không cho người khác làm điều ác, gây tạo sự đau khổ cho chúng sanh, người cư sĩ nên chọn người như thế để làm bạn với mình. Đó là một điều kiện để cho chúng ta thấy mà chúng ta chọn bạn.
Hoặc là chúng ta sắp làm một điều gì đó, ví dụ chúng ta muốn vào trong quán uống rượu thì người bạn đó bảo “anh uống rượu say sưa dần dần mất trí khôn, thân anh sẽ bệnh tật”, người đó ngăn mình không muốn mình uống rượu, thì đó là người bạn lành, người bạn tốt.
Hoặc là một hôm nào đó trong gia đình của mình xảy ra sự xích mích, rầy rà giữa vợ chồng, mình tức giận mình muốn đánh vợ mình thì ngay đó có người bạn đến chơi nhà mình thấy như vậy cản ngăn: anh đừng đánh chị vì chị cũng không muốn như vậy đâu, đó là sự kiện xảy ra như thế này thế khác, khuyên lơn người bạn của mình đừng có làm cái điều đó, thì đó là những người mà mình nên chơi.
Còn có người bạn khi thấy bạn mình đánh vợ thì lại xúi thêm nữa: “ờ chị đó chị làm vậy đó, chị cặp với người này người kia đó, anh đánh cho đả, anh đánh cho chừa cái tật đó đi”, thì người bạn đó là người xấu mình nên tránh, vì họ xúi dục như vậy để làm cho gia đình mình càng ngày càng tan nát.
Ở đây, hành động ngăn những điều ác, những điều làm cho người khác đau khổ, thì những người ngăn như vậy thì đó là những người tốt của mình.
- Điều kiện thứ hai: Người thường chỉ bày cho người khác những điều ngay thẳng. Nghĩa là người thường hay chỉ cho mình những điều tốt, điều phải, bảo ta nên làm như vậy như vậy. Những người thường chỉ cho chúng ta những điều tốt, những điều không ác thì đó là những người mà chúng ta cần chơi.Cũng như Phật dạy cho chúng ta đây là những điều ác: sát sanh là điều ác, trộm cắp là điều ác, tham sân si là điều ác.
- Điều kiện thứ ba: Có lòng thương. Người có lòng thương xót chúng sanh, cũng như thương người thì đó là những người mà mình cần chơi.
- Điều kiện thứ bốn: Chỉ bày cho con đường lớn. Nghĩa là chỉ cho mình trở thành con người có cái tâm rộng lớn, có đạo đức, chỉ cho mình cách thức bố thí, cúng dường hoặc là khi mình làm những việc từ thiện thì những người đó chỉ con đường phước thiện cho mình, chỉ con đường lớn cho chính mình theo.
Những hạng người này giúp và làm lợi ích lớn cho chúng ta, cho chúng sanh. Bốn hạng người này chỉ cho chúng ta biết rằng đó là những hạng người tốt để chúng ta làm thân với họ. Có làm thân với họ, chúng ta chơi với họ, thì lúc nào chúng ta cũng làm lợi ích cho chính bản thân mình, cho lợi những người khác nữa, cho xã hội. Chúng ta nên kết bạn với những người đó.
Theo Đạo Phật thì quý thầy thấy rất rõ là đức Phật chỉ cho chúng ta từng chút để chúng ta chọn bạn tốt, không nên chọn bạn xấu. Thầy thấy Đức Phật dạy rất kỹ lưỡng cho cuộc sống của chúng ta. Như vậy chúng ta hãy cố gắng nhớ kỹ nhữngđiều này để chúng ta chọn bạn tốt cho mình. Nhiều khi nghe người ta nói hoa mỹ, người ta dùng mỹ ngôn, mình không biết được người đó là người tốt hay xấu; nhưng khi có sống gần người đó, mình mới nhận ra người đó có những cái không lọt vào những điều mà Phật đã ghi ở trong này, đã dạy ở trong này. Chúng ta thấy người tốt, người xấu ở trong xã hội vô cùng lộn xộn. Cho nên những điều mà Phật dạy ở đây, chúng ta dùng để suy xét trong đời, chúng ta mới biết được người nào tốt người nào xấu, chứ không khéo chúng ta dễ bị lầm lạc lắm.
4.- HẠNG NGƯỜI CÓ LÒNG TỪ MẪN
Từ mẫn tức là lòng thương xót người. Những người từ mẫn có 4 hành động, qua 4 hành động này cho chúng ta xác định được họ là người từ mẫn.
a.- Thật tình mừng cho người bạn khác được có cái lợi.
Ví dụ như bây giờ mình trúng số, thì người đó không phải làm ra vẻ vui mừng để xin tiền mình đâu mà người này mừng thật. Thấy anh này đang nghèo khổ mà bây giờ may mắn mua vé số và anh trúng được thì gia đình anh đỡ biết bao nhiêu. Cho nên người bạn đó mừng vì thấy người ta được lợi, đó là người bạn tốt. Hoặc là thấy có người bạn hôm nay làm ăn khá giả, người đó đến thăm, thấy nhà cửa bạn mình khá lên, người đó mừng cho bạn mình. Thì đó là thấy người ta được lợi mình mừng.
Nhiều khi ngoài mặt làm vẻ mừng nhưng trong bụng thì ganh tỵ: "Cái anh nàylàm giàu hơn mình rồi, anh hơn mình rồi, như vậy mình thua anh ta quá". Ngoài mặt thì làm như mừng nhưng trong bụng chưa chắc đã là mừng thật. Đó là người xấu. Còn người này mừng thật không có lòng ganh tỵ, không vì thấy người khác được lợi mà nịnh bợ mừng để rồi tìm cái lợi, xin xỏ một ít nào đó đối với cái lợi của người khác. Đó cũng là bạn xấu. Còn này mừng thật, khi thấy người khác được lợi vui mừng cho người này được lợi.
b.- Buồn khi thấy người gặp nạn.
Một người bạn tốt thì người này thấy người bạn của mình bị nạn thì họ buồn khổ như chính bản thân họ hay người thân ở trong gia đình của họ bị nạn vậy. Đó là những người bạn tốt mà mình nên thân cận và gần gũi
c.- Khen ngợi đức của người khác.
Nghĩa là người thường khen ngợi, ca ngợi với những người khác về một bạn của mình. Nói cho người khác biết bạn mình có hạnh buông xả tài sản của cải. Như "người bạn đó đã bố thí hết tài sản của mình bây giờ đi tu, hoàn toàn không còn có tài sản gì nữa hết. Người bạn này thật giữ đúng cái hạnh buông xả như Phật đã dạy, đáng được ca ngợi, đáng được khen vì họ dám xả của cải tài sản của mình". Cho nên đó là những cái chúng ta khen ngợi rất đúng, chứ không phải khen ngợi sai, khen ngợi việc làm của người đó không thể có người khác làm được cho nên mình mới khen ngợi, không phải là khen ngợi nịnh bợ. Đó là khen ngợi đức của người khác, người ta làm được những điều đó.
Thầy nói ở đây, không có người nào như Minh Tông, một cư sĩ mà dứt bỏ gia đình mình được, trong khi mẹ đang đau, con còn nhỏ, còn đi học mà dứt bỏ để đi theo con đường tu của Đạo Phật. Thật khó có người ở trên thế gian này làm được. Vì vậy nên chúng ta khen ngợi. Cũng như ngày xưa đức Phật bỏ vợ đẹp, con xinh của mình, của cải tài sản, ngai vàng ngôi báu, vẫn dứt bỏ hết để mặc chiếc áo tu hành nghèo khổ đi xin ăn từng bữa. Những việc như vậy không phải là chuyện dễ làm của thế gian này. Dứt bỏ gia đình để yên ổn ngồi trong thất tu, không phải mọi người ai cũng đều làm được như Minh Tông. Đó là những cái mà chúng ta khó làm được, chứ không phải dễ.
Còn trái lại khi mình làm không được mà thấy người ta làm được thì lại sanh lòng ganh ghét, dèm pha bằng cách này, cách khác, như nói: "Ờ mẹ đau mà bỏ đi, như thế này thế khác là người bất hiếu", như vậy, thật sự ra những người lý luận như vậy không thấy cái chỗ giải thoát là quan trọng. Nếu giả như mẹ mình đau, nếu bà có chết thì mình có cứu được không? Hoặc mình đau thế có được không? Hay chỉ đứng nhìn ngó mà thôi? Nếu mình đi tu được, biết đâu chừng, sau khi giải thoát được, mình đi tìm mẹ mình sanh nơi đâu để độ người, đền đáp công ơn mẹ vì bà đã bố thí cho mình cái thân mạng này, nhờ có thân này mình mới tu đắc đạo, có phải như vậy là có lợi ích hơn không? Còn bây giờ chúng ta cứ ôm cái gọi là hiếu giả dối đó, thì cái hiếu giả dối phỏng có làm được điều gì chăng? Có lợi ích gì cho bà ta chăng? Hay chỉ đứng nhìn trước cơn đau của mẹ mình trên giường?
d.- Thấy người nói ác thì liền ngăn can.
Thấy người ta nói lời thô tục thì ngăn liền, không ngại người đó oán ghét mình thì đó là người ngăn những lời nói ác của người khác. Người như vậy thì mình hãy nên thân cận. Thí dụ nggười ấy nói: "anh đừng nói tục tĩu như vậy, anh đừng nói hung ác như vậy, anh đừng chửi mắng như vậy". Còn ngược lại nếu tìm cách mình dèm pha người đó xuống để làm cho người khác không hiểu người đó, để người ta chê cười, người ta khinh bỉ người đang thực hiện những đức hạnh tốt, thì đó là những người xấu. Vì vậy khi học đạo chúng ta phải học rất kỹ những điều này để biết rõ để mà tránh làm bạn với người ác, và chúng ta không còn lầm lạc làm những hành động ác, để trở thành những người bạn ác của những người xung quanh chúng ta. Đó là đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được, cho chúng ta biết chọn những người bạn có những hành động tốt như vậy.
5.- HẠNG NGƯỜI ÍCH LỢI
Có 4 hạng người ích lợi:
a. Hộ vệ người không phóng dật. Nghĩa là giúp đỡ cho người không phóng dật.Chẳng hạn bây giờ chúng ta vô trong Tu viện này tu hành, tâm giữ gìn không phóng dật, thì lúc bấy giờ có những người cư sĩ ở bên ngoài đem cơm gạo hay tiền bạc giúp chúng ta để chúng ta tu hành. Những người cư sĩ đó là người hộ vệ người không phóng dật, giúp cho chúng ta tu hành, đó là những người bạn tốt đó.
b. Hộ vệ sự phóng dật của người khác để khỏi hao tài. Khi người nào đó phóng dật, chạy theo ngũ dục lạc, lúc bấy giờ người đó sẽ hao tài tốn của. Lúc bấy giờ người bạn tốt luôn luôn bảo vệ, hộ vệ người đó bằng cách khuyên lơn người đó để người đó đừng chạy theo sự phóng dật đó mà làm hao tài tốn của. Ví dụ người đó mê uống rượu thì người hộ vệ nàyhộ vệ sự phóng dật của người mê uống rượu này bằng cách khuyên lơn họ đừng nên uống rượu, đừng nên làm điều ác, đừng nên nói, thì đó là những người hộ vệ sự phóng dật của kẻ khác làm cho người khác không phóng dật. Những người hộ vệ đó là những người tốt.
c. Hộ vệ người khiến không sợ hãi. Nghĩa là có một người đang sợ hãi cái gì, như có một em bé muốn băng ngang đường có nhiều xe cộ chạy qua, nó sợ, không dám đi, thì có người nắm tay cháu bé dẫn qua đường, làm cho nó không có sợ hãi. Hoặc một em bé thấy một con rắn, nó sợ quá, thì khi đó có người đến an ủi nó và đuổi con rắn đi để cho nó không sợ hãi. Đó là những người hộ vệ khiến cho không sợ hãi. Những người đó là người bạn tốt. Như vậy chúng ta chọn những người làm cho kẻ khác yên tâm, không sợ hãi để làm bạn. Những người đó là những người bạn tốt.
d. Cân nhắc người lúc ở chỗ vắng. Nghĩa là cân nhắc cho người đó biết hoặc chỗ đó sẽ có trộm cướp, hoặc chỗ đó sẽ bị nghi ngờ thế này thế khác, hoặc người ta nghi mình ở chỗ vắng này để làm cái gì như trộm cướp hoặc làm chính trị này kia. Cho nên người này cân nhắc bạn mình: "anh đừng đi trên con đường đó, vì đường đó nguy hiểm; anh không nên một mình đi vào chỗ đó mà nên đi phải mấy người". Đó là những người cân nhắc khi bạn mình đi ngang những chỗ vắng vẻ, truông vắng vẻ, núi rừng vắng vẻ". Cho nên người đó cân nhắc người bạn của mình rằng đừng có đến chỗ đó, vì chỗ đó thanh vắng có thể xảy ra tai nạn này tai nạn kia. Người sợ cho người bạn của mình bằng những lời cân nhắc cách này cách khác như vậy thì đó là người bạn tốt. Những người cân nhắc bạn mình như vậy, lo lắng cho bạn mình như vậy, là những người bạn tốt, nên chọn để kết bạn với họ.
6.- HẠNG ĐỒNG SỰ
Có 4 hạng đồng sự:
a. Vì người không tiếc thân mạng. Nghĩa là gặp việc gì nguy hiểm mà người này có thể liều chết để cứu bạn mình thì người đó là người tốt. Khi gặp tai nạn, ví dụ như có hai người đi ở trong rừng thì có 1 con hổ chạy ra để chực chụp người bạn mình thì người này xông lên trước để chịu đựng, liều thân mạng để cứu bạn mình thì người bạn đó là người tốt, chúng ta hãy chọn những người bạn đó mà chơi với họ. Khi gặp hữu sự, gặp tai nạn thì họ liều thân cứu mình, họ không để cho mình bị tai nạn, bị hữu sự. Cũng như trong thời gian chiến tranh khi bom đạn nổ, có người họ nằm trên người thân của họ, lấy thân của họ để che đạn cho người thân, thì đó là những người tốt. Cho nên chúng ta hãy chọn những người như thế để làm bạn.
b. Vì người không tiếc của báu. Nghĩa là thấy bạn mình bị hoạn nạn mà cần phải có của cải tài sản để cứu nạn thì người đó tuôn của cải của mình ra để giúp đỡ bạn mình thoát nạn, thì người đó là người bạn tốt.
c. Giúp người khỏi sự sợ hãi. Nghĩa là người đó đang lo sợ. Ví dụ như trong gia đình không còn tiền bạc mà vợ thì sắp sanh, người này quá lo sợ vì không biết xử trí như thế nào, không biết lấy tiền đâu trả chi phí thuốc thang, thế này thế nọ kia… Người biết được hoàn cảnh của người bạn của mình như vậy, sẵn sàng giúp đở khiến người bạn khỏi lo lắng: "Anh đừng lo lắng gì hết, tui sẽ lo lắng hết cho anh những phần này để cho gia đình anh được yên vui", thì đó là những người bạn tốt. Còn những người thấy những lo lắng của bạn mình như vậy mà bỏ qua, không giúp đỡ thì đó là người bạn xấu, chúng ta không nên chơi.
d. Khuyên bảo người khi ở chỗ vắng. Ở điểm 4 của người đồng sự này thì "khuyên khi ở chỗ vắng" mà ở điểm 4 của người ích lợi thì "cân nhắc ở chỗ vắng". Theo Thầy thiết nghĩ: Chỗ vắng thường hay nguy hiểm vô cùng, do như vậy cho nên muốn bảo vệ người bạn của mình thì mình khuyên nên tránh xa những chỗ vắng vẻ. Tránh xa cái chỗ vắng vẻ thì bảo vệ được sự sống của người bạn mình và người khuyên bảo như vậy là người bạn tốt của mình. Còn người bạn mà không tốt thì mình làm gì làm, họ chẳng khuyên bảo, mình đến chỗ nguy hiểm, chỗ vắng vẻ thì họ chẳng có khuyên bảo mình điều gì, xảy ra thì mình chịu, đó là những người bạn xấu.
Ở đây khi chọn bạn thì quý vị thấy rõ là Đức Phật đã vạchcho chúng ta thấy được người tốt và người xấu để chúng ta chọn, để chúng ta sống ở trong cuộc đời, để đem lại sự an vui hạnh phúc cho chính mình và chính người khác. Nhiều khi chúng ta không thấy được những hành động này nên chúng ta chọn lầm bạn rồi từ đó có khi đem đến chúng ta những bất hạnh, đau khổ.Ví dụ như về miệng lưỡi thôi, họ nói qua nói lại cũng đủ làm cho mình đau khổ chứ không phải là gì khác.
Cho nên ở đây Phật dạy cho chúng ta biết để chúng ta phân biệt chọn bạn tốt, tránh bạn xấu để cuộc đời chúng tađược yên vui, hạnh phúc. Nếu lỡ có bạn xấu thì chúng ta phải chịu lấy mà thôi chứ biết làm sao được. May mà chúng ta chọn được bạn tốt thì chúng ta được an ổn trong cuộc sống của mình. Cho nên, theo lời dạy của đức Phật, chúng ta phải cố gắng và suy tư tìm cho được người bạn tốt trên bước đường tu tập. Khi tìm được bạn tốt như vậy sẽ làm cho tâm chúng ta được an ổn, yên ổn tu hành. Còn nếu chúng ta gặp những người bạn xấu, chúng ta không yên tâm ngồi lại nhiếp tâm vì bao nhiêu cái làm cho tâm chúng ta bị dày vò, làm sao mà chúng ta tu được, rất là khó tu.
Như vậy, các thầy nhớ kỹ trên con đường tu của chúng ta không đơn giản, khi tâm bất an, hoàn cảnh đưa đến bất an mà chúng ta không khắc phục được vì có những người bạn xấu, vì có những hoàn cảnh xấu đưa đến thì chúng ta sẽ khó tiến tu trên con đường đạo giải thoát này được. Vì vậy chúng ta phải cố gắng tìm đúng đối tượng, tìm đúng bạn tốt, tìm đúng môi trường thuận tiện trên bước đường tu tập thì sự giải thoát của đạo Phật mới có thể thực hiện được.-