TÌM KIẾM

Pháp Tu Cư Sĩ - Thập Thiện (tiếp 5)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 

II.- PHÁP TU CƯ SĨ

THẬP THIỆN (tiếp 5)

F.- NGƯỜI CƯ SĨ CẦN PHẢI BIẾT

Vì ở đây là giai đoạn của người cư sĩ tu tập, cho nên người cư sĩ phải có sự cảnh giác cái gì. Cũng trong phần cảnh giác này Thầy sẽ giảng về tẩu nhập ma, là vì ở đây có trường hợp xảy ra thực sự, cái này rất cụ thể để người cư sĩ học mà cảnh giác, do đó khi tu không sợ bị tẩu nhập ma nữa.

1.- Người cư sĩ cần phải cảnh giác về thời gian.

Tuy người cư sĩ có hiểu biết, nhưng hiểu biết chưa có thâm sâu lắm, cho nên đôi khi thấy cái thân của chúng ta, chúng ta quý trọng, nhưng rất xem thường thời gian qua của nó. Thời gian đưa cái thân của chúng ta đi vào cảnh chết mà chúng ta không hay biết. Vì thân của chúng ta là cái thân vô thường diễn biến hằng ngày, nó thay đổi liên tục, cho nên chúng ta phải cảnh giác nó. Rất là cảnh giác chứ không khéo thì chúng ta sẽ bỏ mạng mà sau này không biết chúng ta có sanh lại làm người được hay không. Đó là cái rất là quý tiếc, vì có thân người này mới có thể tu tập được. Còn nếu không có thân người này mà có thân chúng sanh thì khó mà tu tập lắm.

Cho nên hôm nay chúng ta được cái quý báu là cha mẹ là người đại bố thí đã cho chúng ta được cái thân người và có trí tuệ hiểu biết. Nhờ trí tuệ hiểu biết đó mà chúng ta biết được cái đúng, cái sai, cái ác, cái thiện; nhờ vậy, chúng ta đoạn trừ hoặc là trau dồi để chúng ta được giải thoát hoàn toàn, chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Cho nên được thân là một điều rất quý giá, rất khó được. Phật đã ví chúng ta được thân người khó như một con rùa mù ở giữa biển rộng mênh mông mà tìm được cái bọng cây, thì quý thầy hiểu được cái thân chúng ta rất khó được chứ không phải dễ, đừng xem thường nó rồi mất thân đi rồi không bao giờ tìm lại được, biết chừng nào mà chúng ta tìm được nó.

Hôm nay chúng ta đủ duyên phước được làm người, có thân người, có trí tuệ và có được chánh pháp của Phật thì đó là chúng ta đã đủ duyên và quý thầy cũng còn đủ duyên là gặp được một bậc có kinh nghiệm tu hành, một bậc chân tu hướng dẫn thì đó là cái phước báu vô lượng vô biên của quý thầy từ nhiều kiếp chứ không phải trong một kiếp hai kiếp đâu.

Bây giờ Thầy xin nhắc lại thường thường trong đời sống của chúng ta, chúng ta thường thấy những vị sứ giả báo tin thời gian cho chúng ta biết nhưng chúng ta không lưu ý điều đó cho nên chúng ta vẫn ham vui dục lạc, mà chúng ta quên 3 vị sứ giả đó.

- Một: Cái vị sứ giả thứ nhất là già. Người già tóc bạc, răng rụng.
- Hai: Là người bệnh đau đớn nhức nhối.
- Ba: Là người chết, sình trương hôi thối.

Ở trần thế quý thầy có thấy người nào già nua, đầu bạc, răng rụng, mắt mờ, da thịt nhăn nheo, lưng còng, chống gậy đi đứng lụm khụm, thân thể run rẩy, sức khỏe hao mòn. Ở đời thì quý thầy có thấy những hình dáng đó không? Chắc chắn là quý thầy đã thấy điều đó nhiều lắm rồi. Từ khi chúng ta sanh ra cho đến bây giờ, chúng ta đã thấy biết bao nhiêu người già cả, biết bao nhiêu người run rẩy, biết bao nhiêu sự khổ đau của người già, đó là điều mà không thể chối cãi được.

Đó là Thiên sứ thứ nhất báo cho chúng ta biết sự đau khổ như vậy đó, để chúng ta cảnh giác chính bản thân mình. Vì hồi nãy Thầy có nói là được thân người rất khó, mà chúng ta không khéo để nó già như vậy, thì chúng ta khó mà tu. Cho nên Phật nói già là khó tu, bệnh đau là khó tu, thế mà chúng ta không suy tư điều sâu sắc đó để chúng ta mượn cái thân người này, cái trí tuệ của thân con người này vượt thoát ra khỏi biển trần lao đau khổ. Quý thầy phải tự biết đừng có tâm buông lung chạy theo thế tục, dính mắc ngũ dục lạc, phải chuyên tu Thập thiện, tu tập và rèn luyện về thân-khẩu-ý của mình, từ bỏ việc ác, thực hành các điều lành thì mới thoát khỏi cảnh khổ đau của kiếp người.

Do tâm buông lung tạo ác mà quý thầy phải chịu, không phải là lỗi của cha mẹ, không phải là lỗi của anh em, cũng không phải là lỗi của Thiên đế, cũng không phải là lỗi của Tổ tiên, cũng không phải là lỗi của hàng trí thức, cũng không phải là lỗi của đầy tớ, cũng không phải là lỗi của những bậc tu hành, mà chính quý thầy làm 10 điều ác nên chính quý thầy phải chịu tội lỗi đó.

Đó là cái vị Thiên sứ thứ nhất báo cho chúng ta biếtngười già, lụm cụm, khổ sở như vậy và đồng thời cái đó không phải chính mình, không phải là chính ai mà làm cho mình khổ đó, mà chính mình buông lung, cái tâm của mình chạy theo ngũ dục lạc ham thích cho đến khi già yếu thì mới thấy được cái khổ đó.

Vị Thiên sứ thứ 2, quý thầy có thấy chăng đó là những kẻ bệnh tật, khốn khổ, nằm lăn lóc trên giường bệnh, thân thể lăn lộn trên phân, giải hôi thối, không thể đứng dậy được, ỉa đái một chỗ, cần phải có người đút cơm cho. Đau nhức từng lóng xương, nước mắt chảy dầm dề, không nói năng được. Quý thầy có thấy những người như vậy chăng, trong cuộc đời này? Chắc chắn điều này chính bản Quý thầy cũng nhận ra được. Bản thân chúng ta có nhiều khi đau đớn nhức nhối, có nhiều khi chúng ta đứng dậy không nổi, có nhiều khi những người đau thần kinh tọa Thầy thấy cũng rất là khó khăn khi ngồi cũng như khi đứng. Đó là những cái mà chúng ta thấy rất khó. Rồi hiện giờ thì nhiều thứ bệnh chứ không phải một loại bệnh, cho nên bệnh rất là khổ. Chúng ta hôm nay mạnh ngày mai đau chúng ta đâu biết. Nếu hôm nay chúng ta làm chủ được cái thọ thì chúng ta không còn sợ bệnh đau nữa, tâm chúng ta sẽ bất động. Vì vậy mà chúng ta phải cố gắng tu tập. Tu tập làm sao làm chủ được già, làm chủ được bệnh, làm chủ được chết. Thì đó là vấn đề quan trọng của kiếp con người, vì ba điều này nó vây quanh chúng ta, nó làm chúng ta quá khổ. Nhưng chúng ta quên chúng đi vì ngũ dục lạc cám dỗ chúng ta quá nhiều. Vì vậy mà chúng ta để mất thời gian rất lớn, chúng ta quên đi các điều đó. Vì buông lung quý thầy không tự biết nên không chịu tu tập về thân-khẩu-ý từ bỏ 10 điều ác, thực hiện 10 điều lành nên phải chịu những sự khổ đau này. Những sự khổ đau này không phải do ông bà, tổ tiên hay những người khác mà chính do quý thầy tạo ra nó. Cái gì cũng do mình, nếu mình dừng tâm buông lung phóng túng, phóng dật không chạy theo sự cám dỗ của ngũ dục lạc, thì chắc chắn là mình sẽ đình chỉ 10 điều ác, thực hiện được 10 điều lành, đem đến hạnh phúc thì bệnh đau này chắc chắn không đến với mình.

Vị Thiên sứ thứ 3 quý thầy có thấy chăng? Đó là một người chết, mạng chung thân hư hoại, các giác quan đều diệt hẳn thân thể ngay đơ cũng như cây khô vứt bỏ ngoài gò mả cho cầm thú ăn thịt hoặc để trong quan tài dùng lửa thiêu đốt. Đó là do tâm buông lung cho nên không tu tập về thân-khẩu-ý của mình, cải đổi 10 điều ác, tu tập sống theo 10 điều lành. Do vì thế quý thầy phải chịu khổ đau. Do tâm buông lung này chính quý thầy làm nên tội cho mình, chẳng phải cha mẹ anh em cùng tất cả những người thân quyến thuộc. Chính vì hành động ác của mình mà phải gánh chịu hậu quả khổ đau đó.

Đó là Phật nêu ra 3 vị Sứ giả thời gian để cho chúng ta thấy rằng luôn luôn lúc nào cũng nhắc nhở ta. Thầy tin rằng trong cuộc đời chúng ta nếu không bước ra đường thì thôi, chứ bước ra đường thì chúng ta sẽ thấy người già rồi người bệnh, rồi người chết, nhan nhản trước mắt của chúng ta, liên tục chứ không phải không. Hằng ngày nếu chúng ta có dịp đi về thành phố thì không ngày nào không thấy xe chở quan tài có người chết. Và nếu chúng ta đến bệnh viện, nhà thương, thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy biết bao người bệnh đau khổ sở. Mổ xẻ, thấy mà ghê gớm, sợ hãi. Thế mà chúng ta không cảnh giác được mình, cứ nghĩ rằng cái thân này còn dài lắm, nhưng thời gian còn ngắn quá không có đủ cho chúng ta tu tập nữa.

Vì đó là những vị Thiên sứ nhắc nhở cho chúng ta, cho nên chúng ta hãy suy tư, ngẫm nghĩ, có thân người là quý, mất thân người biết bao đời tìm lại được. Vì suy nghĩ kỹ lưỡng, vì đắn đo kỹ lưỡng chúng ta thấy đời chẳng có gì hết, chỉ là nhân quả theo nhau vay trả chứ không có gì khác. Do đó chúng ta vứt bỏ xuống, để rồi chúng ta thực hiện được những gì để giải thoát chính mình, bứt những sợi dây xiềng xích, thoát ra khỏi cảnh đời đầy ô trược và đầy cám dỗ.

Hằng ngày, quý thầy thường thấy 3 vị Thiên sứ luôn nhắc nhở cho chúng ta thế mà có ai biết; đến chừng thọ khổ thì ôi thôi cuộc đời sắp tàn rồi, còn làm sao kịp nữa. Thầy xin nhắc lại bài kệ mà Thầy đã có lần đọc cho quý thầy nghe:

Tấc bóng thời gian một tấc vàng.
Tấc vàng dù mất còn tìm được
Tấc bóng thời gian khó hỏi han.

Đó quý thầy thấy bài kệ Phật đã nhắc nhở chúng ta từng chút thời gian, không nên phí nó. Nhưng chúng ta đừng vội vàng và nông nổi, tu điên tu khùng làm cho rối loạn cơ thể thì điều đó là điều sai. Tu phải vừa với sức của mình, phải tùy theo khả năng của mình mà tu tập, chớ không phải nghe như vậy rồi vội vàng nông nổi tu liên tục không nghỉ ngơi, chúng ta có sức đâu mà chịu nổi vì vậy mà đưa đến những bệnh tật, tai nạn, có những cái khó khăn mà chúng ta không thể giải quyết được. Nếu vừa rồi không có Thầy ở đây thì Thầy Thiện Thuận gặp khó khăn có thể trở thành những cơn bệnh khó trị.

Tóm lại những bài giảng trên, Thầy đọc lại bài kệ của Phật:

Người ngu si mê muội.
Tuy đã thấy Thiên sứ
Tâm vẫn còn buông lung

Thấy đó nhưng tâm của quý vị còn buông lung chứ chưa hết đâu, biết đó là khổ đó, nhưng tâm của quý vị còn mê muội lắm.

Tâm vẫn còn buông lung
Sanh vào chốn ti tiện
Thì ôm lòng sợ hãi

Hễ mình sanh nơi nào mà nghèo khổ, đói khát thì lo lắng, sợ hãi.

Thầy đọc lại 5 câu kệ trên:

Người ngu si mê muội
Tuy đã thấy Thiên sứ
Tâm vẫn còn buông lung
Sanh vào chốn ti tiện
Thì ôm lòng sợ hãi

Thầy đọc 6 câu kệ dưới:

Nếu người có trí tuệ
Khi thấy Thiên sứ đến
Liền gần pháp Thánh hiền.
Tâm không còn buông lung
Thấy thọ sanh thì sợ
Vì đó già, bệnh, chết.

Đây, Thầy giảng, nếu người có trí tuệ khi thấy Thiên sứ đến thì họ rất sợ, họ liền đi tìm Phật pháp, họ đi tìm những Thánh hiền để họ gần gũi, để họ tìm cách vượt ra 3 cái vị Thiên sứ này, 3 cái sự nhắc nhở này, họ vượt ra khỏi 3 cái khổ này. Cho nên lúc bây giờ tâm họ không còn chạy theo dục lạc nữa, họ không còn buông lung, phóng dật nữa. Họ thấy sự sinh ra một niệm, thấy thọ sanh thì sợ, tức là thấy cái tâm niệm mình khởi ra ham muốn cái gì họ quá hoảng sợ, chính đó họ biết được, chứ không phải thấy thọ sanh là sinh đẻ đâu hoặc thấy người khác sinh ra mà mình sợ đâu, không phải, mà mình thấy mỗi tâm niệm của mình sanh ra một niệm gì đó mà nó chạy theo dục lạc nó phóng tâm ra, họ quá sợ hãi.

Vì đó già, bệnh, chết.

Vì cái tâm phóng ra mà chạy theo dục lạc nó đưa chúng ta đi đến già, bệnh, chết chứ không có gì khác hơn hết, phải hiểu câu này thì quý thầy thấy rõ từng tâm niệm của chúng ta phóng ra rồi chạy theo dục lạc, ngũ dục lạc, dính mắc ở trong đó, nó tạo cho chúng ta già, bệnh, chết chứ không phải sung sướng hạnh phúc gì hết. Đó là cái ý của Phật muốn dạy để chúng ta thấy rõ được. Cho nên người trí thấy thọ sanhthì họ sợ lắm, nghĩa là thấy những cái sanh ra để mà thọ hưởng, thọ là thọ hưởng mà nó sanh ra để thọ hưởng dục lạc đó thì họ sợ lắm. Cũng như bây giờ mình ăn miếng ăn này, rồi mình còn sanh ra cái tâm muốn ăn lần nữa thì đó là thọ sanh ra đó, muốn thọ dụng trở lại nữa đó, thì đó là cái nhân già, bệnh, chết, nó làm chúng ta đau khổ.

Không thọ sanh giải thoát.

Câu kệ dưới thì Phật dạy: Không thọ sanh giải thoát. Nghĩa là mình không có sanh ra những cái niệm để chạy theo cái thọ dục đó thì mình được giải thoát.

Hết sanh, già, bệnh, chết

Thì từ đó sanh, già, bệnh, chết không còn nữa. Người đó được an ổn.

Thầy đọc lại:

Không thọ sanh giải thoát
Hết sanh, già, bệnh, chết
Người đó được an ổn
Hiện tại sống vô vi.

Chữ vô vi ở đây không có nghĩa là ngồi đó mà lặng lẽ, mà ở đây chúng ta sống không phóng cái tâm thọ sanh theo những dục lạc, cho nên gọi là vô vi. Tâm thanh thản không có ham muốn, không có sợ hãi, không có buồn phiền, đó là tâm vô vi chứ không phải vô vi là ở trong trạng thái vô vi lặng lẽ như người ta hiểu thì nó không đúng cái nghĩa của Đạo phật. Đạo Phật cho tâm không dính mắc một cái gì của ngũ dục lạc thì đó là cái tâm vô vi.

Thầy đọc lại 6 câu kệ này:

Không thọ sanh giải thoát
Hết sanh, già, bệnh, chết
Người đó được an ổn
Hiện tại sống vô vi
Đã vượt qua lo sợ
Chắc chắn đạt Niết Bàn.

Đó là phần cảnh giác về thời gian để chúng ta nhắc nhở và tâm niệmhàng ngày, không phải hiện giờ người cư sĩ giải quyết ngay được liềncuộc sống của người cư sĩ, quý vị có được hiểu biết như vậy để quý vị chuẩn bị cho đường hướng tới của mình để cho mình sắp xếp làm xongmọi bổn phận của mình, của người cư sĩ.

2.- Duyên và bổn phận

Bởi vì trước kia cuộc đời mình chưa có đủ duyên gặp Phật pháp sớm, chứ nếu gặp Phật pháp sớm mà khi nghe được giáo án này thì Thầy tin rằng chúng ta không lập gia đình, chúng ta không bước thêm một bước nào nữa để sức của chúng ta còn thanh niên trai trẻ, chúng ta dồn hết sức tu tập thì may ra chúng ta được làm chủ sốngchết của chúng ta, làm chủ được sự tái sanh luân hồi. Còn bây giờ thì có nhiều vị đã lớn tuổi rồi, gia thế thì bề bộn,có nhiều bổn phận đối với vợ con, phải lo toan cho vợ con, không thể nào dứt bỏ được. Cho nên không phải vội vàng, mà hãy làm hết bổn phận của mình, chứ không phải nghe bài này rồi về vứt bỏ đó, mặc gia đình làm sao thì làm, đói khát thì chịu. Như vậy chúng ta chưa trả trọn nhân quả thì dù chúng ta muốn ngồi trong một nơi thanh vắng, độc cư tu hành, chắc chắn không thể thành tựu được, mà phải giải quyết xong mọi việc cho tâm chúng ta hoàn toàn an ổn.Vì bỏ đi mà vấn đề đời sống của bao nhiêu người vì mình mà họ phải khổ, nếu không có mình thì làm sao họ có con cái, có nhà cửa, có tư riêng như thế này, để bây giờ mình bỏ ra mà đi tu thì không đúng cách bổn phận của người cư sĩ.

Vì Phật dạy: Không làm khổ mình, cũng không nên làm khổ người, nghĩa là mình muốn tu giải thoát nhưng mình phải làm sao cho mọi người xung quanh mình, những người gọi là thân thương của mình đừng khổ đau. Chứ không phải mình muốn giải thoát mà mình làm bao nhiêu người thương nhớ, bao nhiêu người khổ đau và bao nhiêu ngườiđang nhờ mình trong cuộc sống mới an ổn, rồi mình bỏ ngang ra đi để cho những người đó đói khát, nghèo khổ thì trách nhiệm của mình chưa xong, nhân quả của mình chưa trả hết. Vì vậy mình hãy sắp xếp và lo toan mọi mặt để làm sao cho an ổn. Nếu quả cái nhân mình trong hiện kiếp chưa tu được mà mình sắp xếp an ổn được như vậy thì kiếp sau mình vẫn tiếp tục tu được mà tu tốt, tu đúng vì Phật dạy đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người. Do cái nhân không làm khổ người nó không còn nghiệp oan trái, còn có cái nhân làm khổ người còn cái nghiệp oan trái mà phải trả kiếp này đến kiếp khác.

Do vì giải quyết ổn thỏa, thấy được con đường sáng của Đạo, cho nên chúng ta không làm khổ ai. Thầy đã thấy có một người cư sĩ ở Hà Nội, quá thích tu tập để tìm lấy sự giải thoát của Đạo Phật, người đó bỏ cả chồng con, đến đây tu tập, làm cho cả gia đình rất đau khổ vì con thì thương mẹ, chồng thì nhớ vợ. Nếu một người quyết tâm theo Đạo Phật, theo đúng giáo án mà Phật đã chỉ dạy thì không bao giờ làm khổ gia đình, làm khổ người khác.

Ngày xưa Đức Phật vì không có đường lối tu tập cho nên Ngài thấy người tu hành là giải thoát, do đó Ngài mới bỏ cha mẹ, bỏ vợ con mà đi tìm con đường giải thoát ra khỏi 4 điều khổ đó là sanh, lão, bệnh, tử. Do vì vậy mà sau này Ngài đã vạch ra một lối đi, một đường đi để chúng ta không làm khổ mình, khổ người. Cho nên trong kinh điển của Phật, Ngài nhắc rất nhiều vấn đề này: Là một người tu thì phải không được làm khổ ai hết, chứ không phải mình muốn tu rồi mình làm khổ cả gia đình của mình, như vậy không đúng đường lối của đạo Phật.

Bây giờ đã có đạo Phật, còn trước kia chưa có đạo Phật, mặc dù lời khiêm nhượng của Đức Phật Thích Ca nói trước Đức Phật có 7 vị Phật ở quá khứ, nhưng sự thật nếu có Đạo Phật ở quá khứ thì phải có một lối đi, phải có vị giáo chủ hẳn hoi thì Đức Phật đâu có lầm lạc đã làm cho gia đình mình khổ sở như vậy. Cha mẹ thì thương con, vợ thì thương chồng, con mới sinh ra còn chim chích, các bổn phận đó là cái nghiệp báo. Tại sao chúng ta đã đào tạo nó ra mà chúng ta bỏ nó bơ vơ như vậy? Nếu là con của vua, cháu của chúa thì nó an ổn ở trong sự giàu sang, còn nếu một người nghèo đói thì thử hỏi một người vợ làm sao nuôi đàn con được? Ai đã tạo ra cái nghiệp này để cho người khác gánh chịu. Đạo Phật không chấp nhận cái sự tu hành như vậy. Cho nên Đức Phật sau khi tu hành xong Ngài thấy bỏ đi là điềukhông đúng, mà phải làm sao cho từng bước chân như thế nào để thực hiện đúng đạo giải thoát, giải thoát cho mình và giải thoát cho người, đem lại hạnh phúc cho mình, đem lại hạnh phúc cho người. Cho nên Thầy từng dạy quý thầy là làm sao khi chúng ta muốn tu hành để được giải thoát hoàn toàn thì trước tiên phải giải quyết mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng ta mới được cái tâm an ổn, chúng ta mới rèn luyện trau dồi, tu tập dứt bỏ. Còn nếu không giải quyết cho an ổn mọi mặt, người thân đang ở trong cảnh rối ren mà dứt bỏ đi tu, dù ở chỗ yên lặng, tâm hồn chúng ta có yên lặng để tu tập được không? Chắc chắn là không được.

Hiện giờ chúng ta có những vị làm trụ trì. Nhưng vì nhiệm vụ làm trụ trì không phải là nhiệm vụ tu, cho nên vị trụ trì lăng xăng với vấn đề cúng bái, tụng niệm hoặc sửa sang chùa tháp luôn luôn, làm sao vị trụ trì tu hành được? Cho nên chúng ta muốn giải thoát thì chúng ta phải dứt bỏ, trở thành một du tăng khất sĩ không còn danh, không còn lợi, không còn một vật chất gì đeo đẳng bên chúng ta, như vậy chúng ta mới tu được. Nhưng chúng ta phải biết tình cảm chúng ta có. Mọi người đối với chúng ta có tình cảm. Chúng ta phải làm sao dứt cái tình cảm đó mới được. Nếu khi người ta có tình cảm với mình mà mình dứt bỏ thì người ta đã đau khổ, mà đạo Phật không chấp nhận làm cho người khác đau khổ.

Hôm nay Thầy nhắc lại vì sự hiểu lầm mà người ta đã theo đạo Phật vẫn làm khổ người khác.

Cái lầm lạc thứ hai nữa. Đó là người thất tình, thất vọng. Người ta đau khổ ở trên chuyện lận đận danh lợi. Người ta không kiếm ăn được. Hoặc là người ta bị vợ, bị tình nhân xua đuổi hoặc là bạc đãi, bạc tình. Người ta quá đau khổ rồi đi vào chùa tu tập để tìm con đường giải thoát. Thử hỏi những người đó làm sao giải thoát được. Chẳng qua chỉ là mượn câu kinh tiếng kệ, mượn nơi thanh vắng để vơi bớt nỗi phiền muộn của mình, vơi bớt nỗi tham vọng mà mình đạt không được mà thôi. Đó là cái sai, bởi vì cái đúng của đạo Phật là nhìn thấy cuộc đời khổ thật. Sanh ra muôn người ai cũng nằm trong bốn cái khổ. Bốn cái khổ đó là gì? Là ai có thân cũng phải bệnh, mà bệnh là khổ. Ai có thân cũng phải chết, mà chết là khổ. Ai có thân cũng phải già, mà già là khổ. Cho nên thấy bốn cái khổ đó chúng ta mới khắc khoải làm sao thoát ra bốn cái khổ đó.

3.- Các định cần tu tập

Nguyên nhân bốn chỗ khổ đó đức Phật đã chỉ cho chúng ta là lòng ham muốn của chúng ta. Chính lòng tham muốn mới tập khởi tất cả những điều khổ, nó mới có sanh già bệnh chết. Cho nên mục đích của chúng ta là làm sao diệt tâm ham muốn, làm sao diệt ác pháp, từ đó chúng ta mới thấy được cái chỗ giải thoát. Cho nên đức Phật mới nhắc nhở chúng ta như thế này:

Có người hỏi: Khi đức Phật tịch thì đức Phật còn hay mất? Đức Phật trả lời đó là cái pháp ta nói không dứt khoát. Tại sao vậy?

Hay nói một người khi chết rồi, linh hồn đi về đâu đó. Thì đó là pháp đức Phật nói không dứt khoát. Còn cái pháp đức Phật nói dứt khoát như thế nào để chúng ta biết?

Đức Phật hỏi như thế này: Nếu có một cảnh giới Thiên đàng, một cảnh giới Niết bàn thì chắc chắn phải có người đến đó. Vậy thì người ta nói cảnh giới đó an lạc như vậy thì đã có ai đến đó hay chưa? Chưa.

Chưa có người nào trả lời dứt khoát đó là cảnh giới Cực lạc, là cảnh giới Thiên đàng. Chưa có một ông giáo chủ nào trả lời được rằng tôi đã đi đến đó, bây giờ tôi về hoặc là tôi chứng nghiệm ở đó. Chưa có ông nào hết.

Nhưng đức Phật thấy cảnh giới Niết bàn, đức Phật chứng thật và dứt khoát là tâm chúng ta hết dục, hết ác pháp thì ngay đó là Niết bàn. Đức Phật dạy cho chúng ta biết như thế.

Cho nên đức Phật nói chúng ta có Ngũ triền cái, năm cái triền cái, tức là: tham, sân, si, mạn, nghi. Năm cái này mà quét sạch ra thì ngay đó là Niết bàn. Cái chỗ này là chỗ dứt khoát mà chúng ta tới đây là chúng ta đạt được liền.

Đức Phật còn ví dụ: Một điều ác mà chúng ta giảm xuống thì điều thiện được tăng lên. Từ điều thiện tăng lên nó làm cho chúng ta có một sự an ổn ở trong đó. Cũng như bây giờ có người chửi mình mà mình không chửi lại họ thì ngay đó có sự an ổn cho tâm hồn của mình. Nếu mình chửi họ, họ chửi mình, mình đánh họ, họ đánh mình thì thử hỏi cái cảnh giới đó có phải đem đến sự đau khổ triền miên không?

Đức Phật nói: Mình nhẫn nhục họ tức là đem lại sự thanh bình trong tâm hồn của mình. Cái này thực chất rõ ràng là cảnh Niết bàn của chúng ta từng chút một, chứ không phải cảnh Niết bàn là một cảnh giới ở đâu sẵn sàng để chúng ta về đó. Cho nên mục đích ở đây chúng ta tu thiền định là tâm thanh tịnh chớ không phải tâm ức chế. Vì tâm ức chế sẽ đưa chúng ta đi vào những khổ đau.

Ở đây Thầy xin nhắc lại là Thầy dạy quý thầy hai cái định. Đầu tiên để cho quý thầy thấy được sự tu tập thiền định của Phật đó là định Chánh Niệm Tỉnh Giác và cái thứ hai là định Vô Lậu, 2 cái định này để quét sạch tâm tham sân si mạn nghi, để chúng ta quét sạch Ngũ triền cái của chúng ta. Hai định này làm cho tâm quý vị thanh tịnh. Từ chỗ thanh tịnh đó, quý vị tu thêm một loại thiền định nữa để làm chủ sự sống chết của quý vị. Đó là định hiện tại an lạc trú. Muốn tu định này chỉ cần dùng tâm thanh tịnh đó và dùng pháp hướng, Phật dạy là Như lý tác ý. Trong khi tâm mình tịnh rồi, mình muốn cái gì thì tác ý ra sẽ đạt đượccái đó. Trong kinh điển của Phật dạy, muốn đạt được những điều đó, thì chúng ta theo cái lý mà tác ý ra. Phật dạy như bây giờ muốn nhập 4 thiền, thì mỗi thiền đều phải nương vào hơi thở, chứ không phải hơi thở là thiền định. Hơi thở là lộ trình để chúng ta nhập được 4 thiền này và mục đích của Đạo Phật là ngưng các hành ở trong thân của chúng ta. Trong thân chúng ta có 3 cái hành: Khẩu hành, thân hành và ý hành, cho nên phải ngưng 3 cái hành này thì chúng ta mới nhập được định. Do tâm thanh tịnh mới điều khiển, dùng Pháp hướng Như lý tác ýmà điểu khiển.

Bây giờ hơi thở đang thở bình thường như thế này, chúng ta muốn chậm nhẹ, cho đến khi nó ngưng nghỉ. Phật nói thân hành là hơi thở mà hơi thở ngưng nghỉ thì mới nhập định được Tứ thiền. Do đó chúng ta hiểu biết được lời nói này, vì vậy chúng ta dùng cái tâm thanh tịnh, không thamsânsi này điều khiển, chứ không phải chúng ta ngồi ức chế, chứ không phải chúng ta ngồi lặng trong trạng thái hỷ lạc, mà chúng ta nhẹ nhàng điều khiển nó ở trong hơi thở của chúng ta, vì đó là lộ trình để chúng ta nhập 4 thiền, chứ không phải hơi thở là thiền định.

Các Thầy ngồi thiền định mà cứ nương hơi thở cho là thiền định thì chẳng có đi tới chỗ nào hết. Nếu nương hơi thở mà thiền định thì càng ngày càng mất thời gian tu tập và kết quả đạt đến là cái hậu quả tai họa rất lớn, mà sắp tới đây Thầy sẽ giảng về họa tẩu nhập ma. Người ta không hiểu, tưởng đó là Ma ở bên ngoài nhập vào, nhưng vì chúng ta quá ức chế, làm cho thân tâm chúng ta rối loạn, rồi bắt đầu những cảm giác xảy ra, làm chúng ta không còn sức tự chủ, cơ thể bị rối loạn nhất là về hệ thần kinh, lúc bây giờ chúng ta trở thành như người điên khùng. Cho nên con đường Đạo Phật mà người nào biết tu đúng thì không bao giờ có sự kiện tẩu hỏa nhập ma xảy ra. Do từ tâm thanh tịnh, không tham sân si, không ăn uống nữa, người ta mới vận dụng Pháp hướng tâm Như lý tác ý ra, bắt buộc các hành tuần tự chậm và nhẹ cho đến khi ngưng nghỉ hoàn toàn ở trong ý thức chứ không phải ở trong tưởng thức. Vì vậy mà người ta làm chủ bằng cái ý thức chúng ta đang có. Rồi đây quý thầy sẽ thấy được, cái chỗ nào là cái chỗ trong thân của chúng ta thể hiện cái loại ma này, để rồi Thầy sẽ giảng tới, quý thầy sẽ thấy.