TÌM KIẾM

Pháp Tu Cư Sĩ - Tứ Chánh Cần (Bài 1)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 

II.- PHÁP TU CƯ SĨ

TỨ CHÁNH CẦN (Bài 1/2)

Bây giờ chúng ta tiếp tục học Tứ Chánh Cần.

Vậy Tứ Chánh Cần là gì? Tứ Chánh Cần là bốn pháp dùng để trau dồi dứt trừ các ác pháp. Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng, cần mẫn, tinh tấn, hợp với đạo lý nhân quả để giúp cho con người thoát ra khỏi cảnh khổ, bất hạnh của cuộc đời; để giúp cho con người thoát kiếp trầm luân khổ ải; để giúp cho con người mọi hành động không làm khổ mình khổ người và để giúp cho mọi người trau dồi rèn luyện thân tâm đạo đức nhân quả.

 

Như vậy chúng ta phải hiểu Tứ Chánh Cần là bốn pháp chuyên cần để giúp cho chúng ta thoát cuộc đời bất hạnh, để giúp cho chúng ta không làm khổ mình khổ, người và để giúp cho mọi người trau dồi thân tâm đạo đức trong nhân quả; thì chúng ta phải biết pháp Tứ Chánh Cần này trau dồi đạo đức nhân quả như thế nào? Bởi vì dạy về nhân quả mà không dạy về Tứ Chánh Cần thì chắc chắn người ta chưa biết pháp hành, cho nên người ta nói nhân quả suông mà không có hành nhân quả.

Ở đây Thầy chưa dạy về nhân quả, nhưng trước đây Thầy có giới thiệu cho chúng ta biết về nghiệp. Nghiệp là cái nhân đem đến cho chúng ta quả của nó, từ cái nhân đến cái quả, khi chuyển kiếp những cái nghiệp lôi cuốn chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi. Nhân quả là như vậy.Nhưng dạy về nhân quả, đạo đức nhân quả thì phải có một giáo án riêng của nó. Vì nó là đạo đức, thì cái đạo đức này phải có tuần tự từ thấp đến cao, cách thức tu học như thế nào của nhân quả. Vì vậy có dịp Thầy sẽ soạn giáo án đạo đức nhân quả giúp cho mọi người có đường lối trau dồi, học tập đạo đức nhân quả để đem lại sự an lành, thanh bình cho con người trên thế gian này. Nhưng bây giờ thì chúng ta không có thời gian để viết đạo đức nhân quả thành giáo án.

Tứ Chánh Cần chia làm bốn vai trò để trau dồi các hành trong thân. Nghĩa là nó có bốn phận sự để trau dồi các hành, trau dồi các hành động trong thân, không phải là trau dồi cái trừu tượng như chúng ta trau dồi Tứ vô lượng tâm đâu. Các hành động trong thân như thế nào thì Thầy sẽ giải bày để chúng ta thấy được các hành động trong thân của chúng ta.

Một: siêng năng cần mẫn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.Ở đây là cái lý thôi, nói cái lý là ngăn ngừa; rồi cần mẫn ngăn ngừa như thế nào thì chắc chắn đó là danh từ rỗng, không đúng; nhưng phải nói cho quý thầy biết, phải nói cho quý thầy hiểu để quý thầy có những cái lý mà ngăn ngừa. Sau đó chúng ta hành thì chúng ta mới biết biến ra các hành động ngăn ngừa như thế nào và phòng ngừa nó như thế nào.

Hai: phải siêng năng cần mẫn dứt trừ những điều ác đã phát sanh. Dứt trừ đây chỉ nói danh từ suông, đó là cái lý nói dứt trừ, chứ dứt trừ phải bằng hành động, phải bằng cách tập luyện như thế nào để dứt trừ các pháp ác. Đó là cách thức đoạn dứt pháp ác chứ không thể nói dứt trừ suông mà nó dứt các pháp ác được. Cho nên chúng ta phải giảng cái lý của pháp rồi mới giảng cái hành của pháp, mới thấy từ chỗ hiểu nó, tới chỗ hành nó như thế nào cho đúng.

Ba: là siêng năng cần mẫn trau dồi những điều lành chưa phát sanh. Bây giờ mới nói đến mình phải trau dồi những điều lành, chứ còn khi không làm sao có điều lành trong tâm mình được. Cho nên phải trau dồi những điều lành đó. Những điều lành đó chưa phát sanh thì phải trau dồi nó cho nó phát sanh. Trau dồi nó một thời gian thì tất cả những pháp lành nó phát sanh ra.

Bốn: Khi trau dồi một thời gian cho nó phát sanh ra thì đến giai đoạn thứ tư phải siêng năng cần mẫn tiếp tục trau dồi những điều lành đã phát sanh đó. Bây giờ những điều lành đã lớn rồi, nó đã khởi ra rồi thì mình phải trau dồi cho nó lớn mạnh lên để giúp cho người, để giúp cho mình, làm cho mình vui, làm cho người khác vui.

Trên bước đường tu học phải đi từng bước, từ hiểu cái lý pháp cho đến hành của pháp, Thầy dạy đâu thì nó có những bước căn bản như vậy, chứ không phải dạy chung chung được, lý pháp với hành pháp phải đi song song như vậy chúng ta hiểu mới rõ.

Bây giờ Thầy xin ôn lại những điều lành Thầy đã dạy quý thầy ở lộ trình thứ nhất, để chúng ta thấy mình đã học, đã hiểu những pháp lành nào, những điều lành nào để cho mình biết.

PHẦN 1

*1. Như mình biết mười điều lành, tức là thập thiện đó, quý thầy đã học rồi phải không. Rồi bốn tâm vô lượng, quý thầy cũng đã học rồi. Bây giờ chúng ta mới đem áp dụng mười điều lành vô Tứ Chánh Cần này. Còn bốn Tâm vô lượng mình đã trau dồi bằng các pháp hướng để làm cho tâm từ bi hỷ xả của mình rộng lớn hơn. Thì cái hành của Tứ vô lượng tâm đã có rồi.

Bây giờ Thầy xin nhắc lại mười điều lành này.

Hồi trước Thầy chỉ giảng cái lý của Mười điều lành chứ chưa dạy quý thầy hành mười điều lành này. Bây giờ thì quý thầy mới hành mười điều lành này, mới hiểu biết rằng khi Thầy dạy thập thiện tức là để chúng ta biết mười điều lành và mười điều ác. Và khi biết rồi, thì bây giờ mới đem nó áp dụng vào Tứ Chánh Cần để chúng ta thực hiện mười điều lành, diệt trừ mười điều ác. Bởi vì trong Tứ Chánh Cần Phật dạy các pháp ác chưa sanh thì không cho nó sanh, mà đã sanh thì đoạn dứt. Còn các pháp thiện chưa sanh thì phải cho khởi sanh, mà đã sanh thì tăng trưởng. Cho nên chúng ta biết được phải làm như vậy, vì vậy mà Thầy dạy các pháp ác như thế nào, các pháp thiện như thế nào để chúng ta hiểu, để chúng ta áp dụng vào Tứ Chánh Cần cho đúng đắn.

Qua mười điều lành và bốn tâm vô lượng quý thầy đã quan niệm rõ nét về điều dữ và điều lành trong đạo Phật rất cụ thể. Mỗi khi ai đã học xong những điều Thầy đã dạy ở trên mà không hiểu được điều lành, điều dữ thì người đó quá là si mê. Nghĩa là Thầy dạy rồi mà không hiểu được thì thật là si mê. Nếu Thầy dạy điều lành, điều dữ mà người nào không hiểu thật rõ thì thật đáng thương cho người đó, người đó là kẻ si mê tận cùng. Thầy dạy như vậy Thầy tin chắc chắn một người ngu si như thế nào mà học xong rồi thì cũng phải thấy rõ những điều Thầy dạy, chứ không phải là không thấy rõ.

Bởi vậy, trước khi làm một điều lành, tránh một điều dữ chúng ta phải hiểu rõ thế nào là lành, thế nào là dữ. Những điều dữ là những điều có thể làm tổn hại cho mình, cho người trong hiện tại cũng như mai sau. Điều lành là làm cho mình vui, làm cho lợi người; điều dữ thì làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ. Quý thầy thấy những điều lành, điều dữ như thế nào thì đó là những đặc tánh của điều dữ và điều lành. So sánh ta mới thấy rất rõ và nhận định chính xác không lầm. Nếu đem so sánh, đối chiếu nhau mười điều dữ và mười điều lành, thì ai ai cũng rõ. Bây giờ mình để điều dữ trước và điều lành sau thì chúng ta thấy.

Một là sát sanh. Sát sanh thì người đó phải cầm dao, cầm gậy đánh cho chết người hoặc làm hại con vật này. Còn không sát sanh là không giết hại, không làm đau khổ, không làm chết chóc chúng sanh. Đó là lành, đúng không? Bởi vì lành là không làm khổ ai hết thì đó gọi là lành.

Thứ hai là trộm cắp. Trộm cắp là lấy của người ta không cho, làm cho người mất của người ta buồn rầu, khổ sở; thì cái đó có khổ không - đó là ác. Cho nên mình thấy rõ pháp ác, đâu có gì là không ác. Còn mình không trộm cắp, tức là không lấy của của người thì người ta đâu có mất của, đâu cólàmcho người ta khổ. Do đó mình thấy không có khổ, vì vậy đối chiếu lại thì ta thấy trộm cắp là pháp ác, mà không trộm cắp là lành.

Ba là tà dâm. Người tà dâm là người có vợ con rồi mà đến nhà người ta dê vợ người ta, hoặc làm thế này thế khác làm cho gia đình người ta tan nát. Gia đình tan nát như vậy có khổ không. Đó là pháp ác, là pháp làm cho đau khổ mình, đau khổ người. Còn không tà dâm thì gia đình hạnh phúc yên vui, nhà người ta có tan nát cửa không. Đó là mình vui thì người khác cũng vui. Do đó không tà dâm là pháp thiện, mà tà dâm là pháp ác.

Bốn là nói dối, nói không thật. Nói không thật là tức gạt người ta chứ gì. Ví dụ con người ta không có té giếng chết, mình chạy về mình nói: con bà đi ra coi trâu ngoài ruộng nó té giếng chết, nó lọt giếng chết rồi, làm cho bà ta sợ hãi, khóc lóc chạy ra coi con mình có chết không, ai dè thấy nó ngồi trên bờ ruộng. Do đó nói láo như vậy làm cho người ta khổ. Như vậy có ác không? Cho nên nói láo làlàm cho người ta khổ, là pháp ác. Còn mình không có nói dối, không có gạt ai hết thì có ác không. Không có làm cho ai khổ sở hết thì cái đó là pháp lành. Cho nên chúng ta phải nhớ so sánh để chúng ta biết nên giữ cái nào mà dứt cái nào.

Năm là nói thêu dệt. Nói thêu dệt là nói cái này cái kia làm cho người ta thù hằn nhau, người ta giận nhau, người ta ghét nhau; thì cái đó là pháp ác hay pháp thiện? Vì làm cho người ta giận hờn ghét nhau, do đó là pháp ác, làm cho người ta đau khổ, người ta tức giận, đó là pháp ác. Còn mình không nói thêu dệt thì đâu có làm cho ai khổ. Mình không có nói xấu người khác thì không có làm ai khổ hết. Do vì vậy nó là pháp thiện.

Sáu là nói lời phù phiếm, nói lời phù phiếm là mình nói cái này cái kia không đúng cách. Nó làm cho người ta nghe chuyện này rồi dính mắc vào chuyện kia, đi làm chứng làm trái này kia, làm cho người ta phải mất thì giờ, làm cho người ta tổn phí công sức để ngồi nghe những chuyện tào lao không đúng. Đó là pháp ác. Còn mình không nói lời phù phiếm thì có phải người ta không mất thì giờ không, người ta không có ngồi nghe chuyện tào lao, cho nên người ta không có hao tổn tinh thần, cũng như hao tổn thời gian của người ta. Như vậy là thiện pháp.

Bảy là nói lời hung dữ. Nói lời hung dữ là mình chửi mắng, mình rủa người ta, mình nạt nộ làm cho người ta giận tức, làm cho người ta đau khổ, thì đó là pháp ác phải không. Do vì vậy đó là pháp ác. Còn chúng ta không nói lời hung dữ thì đâu có làm ai khổ sở, cho nên đó là pháp thiện.

Tám là tham lam. Tham lam là ham muốn cái này cái kia, sanh ra những cái đạt được thì mình mừng vui một chút, còn không đạt được thì nó khổ sở, nó lo toan đủ thứ hết trong đầu của mình. Do đó tham muốn cái này cái kia làm cho chúng ta phải lo lắng. Như vậy sự lo lắng ở trong tâm của mình, đó là pháp ác. Còn người không tham lam, không ham muốn thì họ có an ổn không. Họ thanh thản, họ an vui cho nên pháp đó là pháp thiện.

Chín là sân. Quý thầy thấy người sân có giận dữ không? Giận dữ thì tức tối, mặt đỏ, tay chân múa may. Do như vậy mà người sân là người quá khổ. Sân là khổ, như vậy đó là pháp ác. Còn người không sân thì có khổ không? Không có khổ, không có giận dữ, không có múa may, không có chửi mắng, không có la lớn thì người đó là người không khổ. Còn người kiasân là người trong pháp ác cho nên khổ.

Mười là Si. Si là ngu si, không thấy. Thấy ai uống rượu thì mình vô cùng uống rượu. Thấy người ta giết gà thì mình cũng a tùng vô giết gà ăn thịt, hoặc làm những việc trộm cướp, theo những điều mà người ta không thấy tội lỗi. Cho nên do những si mê đó đưa con người ta đến những khổ đau liên tục. Chúng ta phải biết đó là các pháp ác. Người không si là người thấy điều đúng, điều sai để tránh không tạo khổ và làm khổ cho người khác khổ. Người đó là người không si. Không si là pháp thiện.

Do bảng so sánh mười pháp này để cho quý thầy thấy rõ mà nhận định điều ác mình cần phải dứt bỏ, điều lành mình cần tăng trưởng và nuôi lớn. Như vậy chúng ta sẽ nuôi lớn mười điều thiện này. Không làm mười điều ác, trong khi chúng ta phải tu tập, trau dồi để thực hiện tăng trưởng được mười pháp lành, đoạn dứt được mười pháp ác này, đó là điều quan trọng. Chứ không thể nói, rồi chúng ta dứt được liền đâu, rất là khó chứ không phải dễ. Tuy là nói như vậy, so sánh như vậy để chúng ta hiểu nhưng đến khi thực hành tu tập là một điều mà chúng ta phải rèn luyện, dứt bỏ, trau dồi, phải quyết tâm chúng ta mới dứt được, chứ không phải muốn dứt là chúng ta dứt ngay liền được đâu, nó thật là khó chứ không phải dễ. Vì vậy giáo án này Thầy phải ghi lại cho được đầy đủ các pháp hành để chúng ta thực hành dứt trừ các pháp ác, tăng trưởng các pháp lành,làm cho chúng ta càng ngày càng tiến bước trên con đường giải thoát. Như vậy những điều lành ở đây khởi sự bắt đầu cho người mới tu thực hành dứt bỏ mười điều ác, tăng trưởng nuôi lớn mười điều lành.

Nói đến mười điều lành của đạo Phật mà không dạy con người trau dồi bốn tâm vô lượng cao quý tuyệt đỉnh lành trong các pháp là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nói về pháp ác, pháp lành mà không dạy người ta trau dồi tâm từ bi hỷ xảnhư Thầy. Tại sao Thầy không dạy các thầy tu Tứ Chánh Cần trước; dạy Thập thiện rồi lẽ ra Thầy phải dạy Tứ Chánh Cầnliền, tại sao Thầy không dạy Tứ Chánh Cần mà lại dạy Tứ vô lượng tâm? Tại vì muốn dứt trừ các pháp ác phải có tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả thì mới dứt trừcác pháp ác được. Mà dứt trừ được thì phải nuôi lớn những tâm nào, trau dồi những tâm nào để tăng trưởng các pháp lành. Nếu không tăng trưởng các pháp lành thì làm sao các pháp lành khởi sự ra được. Đó là những điều quan trọng, phải biết sắp xếp pháp nào tu trước pháp nào tu sau mà Thầy từng nhắc đi nhắc lại trên con đường xây dựng giáo án này.

Bởi vậy, Tứ vô lượng tâm là pháp lành cao nhất của đạo Phật mà cũng là bài học vỡ lòng tuyệt thiện pháp cho tất cả loài người. Mình phải hiểu muốn dứt trừ các pháp ác thì phải học Tứ vô lượng tâm. Tu tập Tứ vô lượng tâm là bài học vỡ lòng đầu tiên mà cũng là tuyệt đỉnh của thiện pháp cho tất cả con người ở trên thế gian này nếu muốn đi vào con đường của đạo Phật. Nếu ai chưa học pháp vỡ lòng này thì khó có thể vứt bỏ mười điều ác. Nghĩa là chúng ta nói như vậy nhưng chúng ta chưa trau dồi được tâm từ bi hỷ xả thì chắc chắn mười điều ác này chúng ta khó dứt bỏ. Nhờ có trau dồi Tứ vô lượng tâm ta mới có thể thương yêu tất cả chúng sanh, nhờ đó ta mới dứt trừ tận gốc các ác pháp.

Nếu ta xây dựng giáo án tu tập theo đạo Phật mà đặt sai vị trí pháp tu thì cũng như người viết giáo trình học tập văn hóa thay vì lớp một đem đặt thành lớp hai. Vậy thì học sinh mới vào trường phải học lớp hai làm sao chúng học được. Chưa biết A, B, C mà đã đọc chữ thì học như vậy có được hay không? Cho nên người viết giáo trình phải là người am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong ngành giáo dục.

Cũng vậy, nếu người soạn giáo án của đạo Phật mà không có thực hành, không có kinh nghiệm thì giáo án ấy không thể áp dụng vào đời sống tu hành của tu sĩ được, vì không đem lại kết quả thiết thực cụ thể. Đạo Phật bây giờ không có một giáo án tu tập, nên đời sống tu sĩ ương ương gàn gàn, đời chẳng ra đời đạo chẳng ra đạo. Bởi vậy, sắp xếp lại những pháp môn tu hành của đạo Phật từ thấp đến cao, từ dễ đến khó là một công trình phải được xem là khó khăn nhất. Nếu sai đi, chỉ cần một chút cũng làm mất thời gian của người tu rất lớn và cũng phí bỏ cuộc đời tu hành của họ, chẳng có ích gì cho chính bản thân họ mà còn làm cho người khác đau khổ, tốn công tốn của, tiêu phí bao nhiêu mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ mà chẳng ra gì cả. Cho nên quý thầy thấy trên bước đường tu tập từ ngày Thầy biết đạo tới giờ vì không có giáo án thiết thực cụ thể từ bước thấp đến bước cao nên nhìn chung các thầy, các huynh đệ cùng nhau tu mà chẳng ai ra gì cả, đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo. Dở chết dở sống trên chiếc áo tu sĩ, cười thì cũng cười chẳng được mà khóc thì khóc cũng chẳng xong, cho nên cuộc đời tu hành lỡ dở.

Ở đây quý thầy phải hiểu những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ và lúc nào cũng phải đúng với chơn lý của đạo Phật. Nghĩa là nói về pháp thiện chúng ta phải hiểu là nó luôn luôn phải hợp với tâm từ bi, bình đẳng, bác ái; nó phải có thêm trí tuệ mà phải đúng với chơn lý của đạo Phật.

Cho nên khi Thầy dạy Tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả thì Thầy thấy hầu hết qúy thầy có một số sai lạc rất lớn, họ sai lạc rất lớn, cỏ không dám nhổ, cũng không dám đạp lên. Đó là cái sai lạc rất lớn thứ nhất, cái sai lạc thứ hai là họ đem cơm đem thực phẩm cho kiến cho này kia ăn. Họ sai lạc, nhiều cái sai lạc lắm, họ không có biết một cái gì bởi vì trí tuệ của con người sao mà nó mờ mịt, nó ngu tới mức độ Thầy không có tưởng được. Mà cái người không được nghe, được học mà lại hiểu được Thầy. Đó là cô Út. Mình đâu phải làdu tăng khất sĩ thế mà họ làm như họ là du tăng khất sĩ. Họ tưởng tượng ra họ như Phật rồi nên từ đó họ không dám đạp cỏ, không dám nhổ cỏ. Mai mốt cái thất của họ như đống rác. Bởi vậy cho nên khi chúng ta chưa phải là du tăng khất sĩ thì chúng ta từ từ tập, thân chúng ta đâu phải một ngày nó Từ liền, hay nó Bi liền được mà phải qua cả một quá trình tu tập, cả một thời gian dài tu tập. Chừng nào chúng ta biết chúng ta đã buông xảhết. Bây giờ nhìn trong thất chúng ta còn bao nhiều đồ chúng ta có dám quăng ném ra không. Thế mà quý thầy muốn làm ông Phật liền. Chúng ta muốn làm ông Phật ngay liền, thiệt là cái tâm tưởng tượng. Chúng ta phải hiểu được hiện tại chúng ta sống trong chiếc áo này thì phải làm cái gì, tu tập từ bi hỷ xả như thế nào cho nó phù hợp, cho nó đúng. Chứ bây giờ chúng ta ngay liền muốn không có đạp cỏ, không có giết cỏ, không có làm gì hết, mà còn lấy cơm thiên hạ cho kiến ăn nữa thì thử nghĩ quý thầy như thế nào. Ông Phật nói ăn còn dư ổng bỏ ra đất trắng. Thực ra, chắc chắn là ông Phật nghĩ của đàn na thí chủ làm ra bằng mồ hôi nước mắt chưa chắc ổng xin thừa để bỏ đâu. Còn một chút cũng ráng ăn cho hết chứ chưa chắc bỏ đâu. Còn chúng ta nghe nói vậy, ăn thấy hơi no no bụng mà cái đó bộ không ngon, thôi đem bỏ đi, phí của đàn na thí chủ. Chứ không phải quý vị tưởng cái đó là quý vị bố thí cho chúng sanh đâu. Bởi vì chúng sanh nó có cái nghiệp riêng của nó, nó phải chịu khổ chịu sở là do cái nghiệp của nó; chứ đâu cần phải chúng ta bố thí. Cho nên khi bố thí là làm cho chúng sanh mang thêm nghiệp nữa. Cho nên ông Ca Diếp nói: “Nếu bà cúng dường cho tôi thì bà sanh vào sự đầy đủ hơn mà tôi bố thí cho bà thì bà càng khổ sở hơn”. Cho nên người thường nhận của bố thí của chúng ta lại nghèo khổ hơn. Mà người đời được cái an lạc có một chút thôi mà tiếp tục thọ sự nghèo khổ, tiếp tục khổ hơn nữa. Vì mình thọ của người tu, mà không thấy được kết quả đó. Các thầy đem cơm, đem thức ăn cho con kiến ăn. Con kiến còn khổ hơn nữa; nó lại sanh làm những con khác vật nhỏ hơn nữa, đói khổ hơn nữa, chớ đâu phải mình làm như vậy là mình làm nó no đâu. Nó no có một chút đó mà nó nợ của người ta biết bao nhiêu. Quý thầy tưởng làm điều đó là quý thầy từ bi nhưng không ngờ quý thầy lại giết nó thêm một kiếp khác nữa.

Hôm nay Thầy nói như vậy để quý thầy biết rằng tu Tứ vô lượng tâm như thế nào đúng như thế nào sai. Thầy nghĩ giảng như vậy là quý thầy đã hiểu vai trò, cái thân phận hiện tại của mình là như thế nào. Mình có thành Phật được chưa. Bởi vậy, lời nói là một lẽ mà hiểu đạo lại là một lý. Không thể nào hiểu sai như vậy được. Nếu không có Thầy nhắc đi nhắc lại thì chắc quý thầy đã lầm lạc trong sự hiểu biết này.

Thầy xin nhắc lại, ở đây quý thầy phải hiểu, những điều lành là những điều có thể lợi ích cho mình, cho người trong hiện tại cũng như trong tương lai, chúng bao giờ cũng hợp với tâm từ, bi, bình đẳng, bác ái và luôn luôn đầy đủ trí tuệ. Quý thầy nhớ từ bi bác ái phải đầy đủ trí tuệ. Và lúc nào cũng phải đúng với chơn lý của đạo Phật. Phải áp dụng đúng chân lý của Đạo Phật, nghĩa là đúng không gian, thời gian, đúng thời điểm phải ứng dụng là ứng dụng cái gì cái gì, chứ quý vị ứng dụng cách đó là quý vị ứng dụng sai, không có đúng cách. Cho nên làm sao đạt được cái đạo giải thoát này. Nó khéo léo, nó thiện xảo áp dụng pháp đó vào đời sống của mình đúng lúc đó, đúng thời điểm đó thì mới có kết quả.

Nếu không đúng chân lý của Đạo Phật thì xem như đó là điều ác đó. Đó, giống như quý thầy đem cơm, đem này kia bỏ cho kiến, không dám đạp lên cỏ, không dám quét sân, đi lúm túm lúm túm làm như người bị cúm vậy, thì như vậy đó là cái sai của quý thầy rồi. Cái tu đó là cái tu sai rồi, chứ đâu phải là cái tu đúng. Đó là thiếu trí tuệ, không đúng chân lý của Đạo Phật, đó là cái sai. Những hành động đó được xem là những hành động ác, làm cho người ta thêm khổ nữa, làm cho người ta chuyển kiếp thêm cái nợ nần của người ta nữa. Đạo Phật là đạo từ bi, thiếu từ bi là ác pháp. Từ bi đúng cách nó mới đúng, còn từ bi không đúng cách là ác pháp. Quý thầy hiểu chỗ đó, nếu quý thầy thực hiện từ bi không đúng cách là ác pháp. Quý thầy cứ đem cơm đem gạo cho người khác tức là quý thầy làm cho người ta đói khổ hơn chứ chưa hẳn đã hết. Vì đó là cái nợ mà.

Như chúng ta đã được biết, có ba nơi hành động xuất phát thiện hay ác, tức là xuất phát các pháp. Như Thầy đã nói có ba nơi hành động trong thân chúng ta mà xuất phát pháp thiện hay pháp ác ở đó để chúng ta biết nó chúng ta trau dồi những hành động ở đó chứ. Còn nếu không biết thì chúng ta làm sao trau dồi nó được, cũng như tu tập trong các hành động đó được. Nó không phải thường. Như ở đây Thầy chưa nói ba nơi đó ở đâu, ba nơi đó ở chỗ nào.

-   Một là ý hành, là cái ý mình suy nghĩ ở trong đầu của mình.

-   Hai là khẩu hành, là cái miệng mình hay nói lép nhép, đó là khẩu hành.

-   Ba là thân hành, là đi đứng nắm, bắt, nằm, ngồi.

Đó là ba chỗ để lưu xuất thiện pháp, ác pháp. Như vậy chúng ta đã biết ba chỗ xuất phát đó. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, ý hành là trung tâm xuất phát điều lành, điều dữ. Ý hành cũng là trung tâm xuất phát, sai khiến cái miệng, sai khiến cái thân của chúng ta làm, nó điều khiển, nó chỉ huy tất cả. Nói cho đúng ý hành là bộ chỉ huy các pháp ác cũng như các pháp thiện. Khi còn vô minh thì nó chỉ huy làm các điều ác. Khi mình vô minh, mê mờ thì nó chỉ huy thì mình cứ cho là tốt, là đẹp, là hỷ lạc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, là thích, là thú cho nên làm những điều ác mà không thấy, vì vậy gọi là vô minh. Khi vô minh thì ý hành chỉ huy các thầy làm các điều ác mà các thầy không hay biết gì hết. Khi ý hành đã minh, tức là nó đã hiểu rõ rồi, thì nó chỉ chỉ huy làm các điều lành. Cũng như bây giờ chúng ta hiểu Tứ vô lượng tâm, chúng ta hiểu mười điều ác, mười điều lành, đó là chúng tađã minh rồi đó. Phải hiểu chữ minh và vô minh. Minh là mình đã hiểu rõ cái nào là ác, cái nào là lành, cái nào đúng, cái nào sai mình phải hiểu rõ - đó là minh.

Bây giờ ý hành của chúng ta bắt đầu điều khiển để làm các điều lành mà vì mình đã minh rồi thì mình làm các điều lành là đúng lành, không có sai. Còn khi mình chưa có minh nên mình làm các điều ác mà mình cứ tưởng đó là lành. Cũng như mình ăn trộm ăn cắp về có tiền để nuôi con, mình tưởng là lành, vợ con mình được êm ấm. Không ngờ người mất của thì người ta khổ. Mình cứ ngỡ tưởng là lành không ngờ đó là điều ác, thì đó là vô minh. Còn khi minh là mình không làm khổ mình khổ người. Đó là pháp thiện.

Vì thế chúng ta bắt buộc bộ chỉ huy phải tập huấn mười điều lành. Nghĩa là bắt buộc nó phải học tập. Bắt ý thức của chúng ta phải học tập cho nó biết cái nào là lành, cái nào là dữ. Vậy đó, phải bắt buộc, phải tập huấn nó, cho nó học tập cho biết rõ. Còn nếu không bắt ý hành chúng ta học tập thì nó chỉ huy tầm bậy, chỉ huy sai, nó đưa đến chúng ta nhiều điều đau khổ. Và chúng ta còn phải huấn luyện quân đội tức trau dồi Tứ vô lượng tâm để áp dụng chiến đấu với mặt trận lành và dữ. Nghĩa là bây giờ mình phải trau dồi cho được cái tâm của mình nữa. Ý thức của mình bây giờ đã minh rồi, đã hiểu rồi nhưng mình phải huấn luyện bốn cái tâm vô lượng của mình. Chứ nếu không huấn luyện trau dồi bốn cái tâm vô lượng của chúng ta thì chúng ta lấy đâu mà chiến đấu với mặt trận lành dữ này được. Chúng ta thấy cả một mặt trận để chúng ta mở màn cho một cuộc chiến, một trận đánh cái lành cái dữ ở trong cuộc đời của chúng ta, để chúng ta trở thành những con người chiến thắng.

Nãy giờ chúng ta biết nội dung của Tứ Chánh Cần. Nghĩa là hồi nãy tới giờ mình đã học biết Tứ Chánh Cần là như vậy rồi nhưng bây giờ phải xem xét nội dung Tứ Chánh Cần như thế nào, để giải rõ ra. Nãy thì đại khái cho chúng ta biết là nó có bốn phần, nhưng chưa giải rõ ra. Còn bây giờ chúng ta phải giải cho nó rõ ra nội dung Tứ Chánh Cần có những pháp nào. Hồi nãy thì khái lược bốn nội dung đó.

PHẦN 2

*1.- Siêng năng cần mẫn ngăn ngừa điều ác chưa phát sanh. Đại khái nó như vậy. Bây giờ mình giải thích ra cho rõ cái đại khái đó như thế nào. Nơi ý hành lúc khởi ác, lúc không khởi ác. Nơi ý hành của chúng ta lúc thì nghĩ ác, lúc thì không nghĩ ác, ta phải biết làm sao ngăn ác cho được? Mà trong kinh dạy ngăn ngừa các điều ác. Hầu hết các kinh sách giảng đến đây không thấy pháp hành, chỉ nói ngăn ngừa, ráng giữ gìn. Ngăn ngừa và ráng giữ gìn thì tâm không hình sắc lại không có dây dàm làm sao mà nắm giữ nó được. Cho nên lời nói ngăn ngừa và ráng giữ gìn chỉ là lời nói suông. Muốn ngăn ngừa và giữ gìn không cho có ý hành ác pháp thì phải áp dụng tu tập, trau dồi tâm bằng pháp, tu bằng tâm pháp, bằng hai pháp, bởi vì ngăn ngừa và giữ gìn thì chúng ta phải trau dồi bằng hai cái pháp: một là tùy pháp, hai là hướng pháp, nghĩa là khi chúng ta muốn trau dồi bằng phần ngăn ngừa và giữ gìn này thì chúng ta phải vạch ra cho nó rõ để mình biết các pháp hành như thế nào thì mình mới hành được. Chứ bây giờ nói hướng pháp không thì quý thầy cũng không biết, mà nói tùy pháp không thì quý thầy cũng không biết. Mà tùy pháp không thì không đủ, mà hướng pháp không cũng không đủ. Cho nên ở đây chúng ta phải câu hữu hai cái pháp này lại để chúng ta tu tập, để chúng ta trau dồi, đểchúng ta đoạn dứt các pháp ác, tăng trưởng các pháp lành.

Tùy pháp là như thế nào, mà hướng pháp là như thế nào? Tùy pháp là pháp tu tập như thế nào, hướng pháp tu tập như thế nào, chúng ta phải hiểu pháp tùy, pháp hướng là như thế nào.

Tùy pháp là phải nương theo cái pháp mà đức Phật đã chỉ dạy. Bây giờ có cái pháp sẵn mình phải tùy theo, bây giờ chưa pháp thì làm sao mà tùy. Các thầy phải hiểu chỗ đó. Như vậy chúng ta đã được Phật dạy những pháp nào thì chúng ta phải tùy theo cái pháp đó, tức là theo cái pháp đó, nương theo cái pháp đó mà tu tập hằng ngày trau dồi mình theo cái pháp đó. Để hằng ngày theo cái lý đó mà trau dồi các hành thân, khẩu, ý của mình để ngăn chặn các pháp ác không cho sanh. Đó là có cái pháp để chúng ta trau. Ví dụ Phật dạy pháp Tứ vô lượng tâm mà Thầy vừa dạy, quý thầy đã học và đã trau dồi tâm mình để tâm của quý thầy phát sanh lòng từ bi hỷ xả. Khi tâm từ bi hỷ xả này đã phát sanh thì tâm của quý thầy không còn khởi ác pháp. Nghĩa là khi quý thầy đã tu tập bốn vô lượng tâm này thì các ác pháp không còn khởi sanh ở trong đó nữa. Các hành động hằng ngày mà quý vị trau dồi tâm từ bi hỷ xả là hành động ngăn ngừa giữ gìn các pháp ác. Cái hành động mà mình trau dồi tâm thương yêu của mình đó, cái tâm buông xả của mình đó, tâm vui theo đó thì đó là hành động ngăn ác. Bởi vì mình có thương yêu mình mới làm cho người ta không đau khổ, cho nên đó là hành động ngăn ác, mình biết đó là ngăn ngừa. Mà ở đây nói ngăn ngừa là chỉ nói danh từ suông thì chúng ta biết cái gì mà ngăn ngừa. Chúng ta không trau dồi tâm từ bi hỷ xả thì làm sao chúng ta ngăn ngừa được. Quý thầy thấy rõ không, bởi vì thấy rõ như vậy mới biết đó là cái pháp ngăn ngừa.

Khi quý thầy vứt bỏ ác pháp hay nói một cách khác là đoạn dứt các pháp ác nơi tâm của quý thầy. Nghĩa là tâm từ bi hỷ xả của quý thầy có rồi tức là quý thầy đoạn dứt các pháp ác. Đó là đoạn dứt nó đó. Bởi vậy Phật dạy các pháp ác cần phải vứt bỏ, cần phải đoạn trừ. Ở đây lộ trình của người cư sĩ cần phải trau dồi tâm mình trong pháp môn Tứ vô lượng tâm thì đó là pháp dứt ác tăng trưởng pháp lành, chớ không phải Tứ Chánh Cần. Nghĩa là bắt đầu chúng ta trau dồi Tứ vô lượng tâm của mình là mình đã ngăn ngừa cái tâm ác của mình. Tức là không cho nó phát sanh ra, thì đó là Tứ vô lượng tâm. Còn Tứ Chánh Cần là chúng ta dùng nó để đoạn dứt. Nhưng trong Tứ Chánh Cần cũng còn có pháp ngăn ngừa chứ không phải chỉ riêng có Tứ vô lượng tâm mới có pháp ngăn ngừa mà thôi.

Đến đây Thầy sẽ giảng thêm điều mà quý thầy cần phải phân biệt về Tứ Chánh Cần và Tứ vô lượng tâm. Chứ nếu không giảng chỗ này thì quý thầy tưởng tu Tứ vô lượng tâm không ăn nhập gì với Tứ Chánh Cần. Nó không phải đâu. Tứ vô lượng tâm là pháp ngăn ngừa các pháp ác. Chúng ta phải hiểu như vậy mới đúng. Và Tứ Chánh Cần cũng có pháp ngăn ngừa riêng của nó nữa, chứ không phải Tứ Chánh Cần không có pháp ngăn ngừa đâu. Có pháp ngăn ngừa và nó cũng có pháp đoạn dứt nữa. Ở đây chúng ta thấy đức Phật nhắm cho chúng ta đi trên con đường thiện cho nên chúng ta hoàn toàn dứt ác để tâm chúng ta tịnh. Do vậy mà chúng ta làm chủ luân hồi chứ không phải là chúng ta ức chế tâm. Chúng ta phải hiểu đường lối của đạo Phật là như vậy. Tu màức chế tâm là tu điên, tu sai, tu không đúng. Nếu tu m