TÌM KIẾM

Pháp Tu Cư Sĩ - Tứ Chánh Cần (Bài 2)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 

II.- PHÁP TU CƯ SĨ

TỨ CHÁNH CẦN (Bài 2/2)

PHẦN 4

Bây giờ về phần 4, tức là về phần ngôn ngữ.

*3. Người có chánh hạnh ngôn ngữ không bao giờ nói chuyện không thật, luôn luôn nói những điều chơn thật không nói láo. Về cái ngôn ngữ, mà cái chánh hạnh ngôn ngữ thì không bao giờ người ta đặt láo nói chuyện không thật, nói lúc nào cũng luôn luôn chân thật.

 

“Nói láo là một lời nói dối gạt người, làm cho người tin theo phải khổ sở, nó là một pháp ác.”

Nói láo là một pháp ác bởi vì con người ta không chết mà nói chết, con người ta không té sông mà nói té sông. Đó là làm cho người ta khổ sở. Những điều nói như vậy là không đúng. Cho nên trong thời đức Phật ngài La Hầu La khi mới đến tu thì ông cũng có tật hay nói láo. Khi có những người đến thăm Phật hỏi đức Phật có trong tịnh xá không? Thì đức Phật có trong đó ông nói không có, họ bỏ đi về. Còn khi nào mà đức Phật không có, ông nói có ở trong đó đó, có ở trong tịnh xá, họ vô tìm không thấy ông Phật đâu hết. Cho nên người ta mới nói với Phật là có chú sa di đó hay vọng ngữ quá, chú nói láo dữ lắm. Do đó mà Phật mới dạy cho La Hầu La những đức hạnh của người tu phải như thế nào. Có dịp Thầy sẽ thuật lại những chuyện đức Phật giáo dục cho đứa con một của mình qua những pháp ác mà chú này đã phạm phải trong tuổi còn thơ ấu.

Bây giờ chúng ta trạch pháp ra về phần nói láo đây:

"Nói láo là một tánh xấu ác, ta phải dứt trừ, từ bỏ viễn ly."

Đó là tác ý ngắn, chúng ta nhấn mạnh ở: một tánh xấu ác, ta phải dứt trừ từ bỏ viễn ly.

Câu 2:

"Nói láo là một tánh xấu ác, ác pháp, làm ta mất uy tín với mọi người. Vậy nay ta hãy từ bỏ, xa lánh pháp này."

Đó, khi người ta biết mình nói láo rồi thì sau này mình nói không ai tin mình hết. Cho nên câu thứ 2 nó lại dài hơn để chúng ta thấy rõ sự nói láo là nguy hại cho chính mình.

Câu 3:

“Ta là người tu tập tứ vô lượng tâm, tâm thương yêu rộng lớn đối với muôn loài, ta nỡ nào dối gạt chúng sanh. Ta phải từ bỏ, xa lánh nói láo để thực hiện lòng thương yêu rộng lớn”.

Mình lấy lòng từ bi vô lượng của mình mà áp dụng để xoa dịu cái tâm của mình đừng có nói láo vì nói láo như vậy không đúng cách, làm cho người khác khổ. Do đó, chúng ta trau dồi lòng thương yêu của chúng ta.

Câu 4:

“Nói láo là không thương chúng sanh và không thương mình, ta phải chấm dứt, đoạn dứt tánh xấu ác này.”

Đó là một câu để chúng ta dùng pháp hướng.

Câu 5:

“Thương người không được nói láo, vì nói láo là không thương người.”

Đó là câu thứ 5.

Câu 6:

“Nói láo là một tánh xấu cực ác, ta phải chấm dứt ngay.”

Câu đó cũng là câu ngắn gọn để chúng ta ra lệnh chấm dứt nói láo. Quý thầy là đệ tử của Phật phải tu tập chánh hạnh ngôn ngữ, phải rèn luyện chánh hạnh ngôn ngữ, dù bất cứ trong trường hợp nào, dù chết nát thây các thầy cũng không được nói lời thiếu chân thật. Khi chúng ta đã nhận mình là đệ tử của Phật thì chúng ta không được nói thiếu lời chân thật, dù lúc bấy giờ người ta bắt buộc mình phải nói lời dối, cho dù họ có giết mình thì mình thà chết chứ không nói dối, không nói láo. Đó mới là người tu sĩ của đạo Phật.

Cho nên xưa đức Phật có một thời tu tập ở trong núi, có một nhà vua đi săn nai, đuổi theo con nai; con nai chạy ngang qua chỗ đức Phật rồi chui vào hang dưới chỗ tảng đá đức Phật đang ngồi mà trốn. Nhà vua chạy đến hỏi ông có thấy con nai của tôi ở đây không thì ông Phật làm thinh. Nếu nói con nai chạy luôn thì là nói vọng ngữ, mà nói con nai chui trốn trong hang dưới cục đá của mình đang ngồi, là nói thật thì không vọng ngữ nhưng ông vua sẽ bắt con vật mà giết đi, thì mình mang cái tội sát sanh vì chỉ cho người ta giết chúng sanh. Cho nên ông Phật không dám nói gì hết, ông làm thinh. Bởi vì 2 giới này, 2 pháp ác này nó kèm vào trong một trường hợp, cho nên ông Phật chỉ làm thinh mà chịu. Nhà vua cắt 2 lỗ tai ông cũng chẳng nói, móc 2 con mắt cũng chẳng nói, chặt tay cũng chẳng nói. Cho nên cuối cùng thì ông Phật thành tựu chỗ giữ gìn giới luật nghiêm túc. Các con thấy gương người tu hành giữgiới không nói láo và không sát sanh mà người ta chịu chết. Chúng ta là đệ tử của Phật thì chúng ta cũng hoàn toàn giữ giới giống như Phật.

Sau khi học Tứ bất hoại tịnh thì thân Phật sống như thế nào, ý của Phật như thế nào, chúng ta phải sống như vậy, mới chính là thực hành Tứ bất hoại tịnh pháp. Bây giờ chưa tới, Thầy chưa giảng dạy, chứ giảng dạy thì những câu chuyện này được nhắc đi nhắc lại cho quý thầy để rèn luyện mình sống đúng như Phật, tức là niệm Phật đó.

Hằng ngày phải rèn luyện, phải siêng năng theo pháp Tứ Chánh Cần mà tu tập. Nghĩa là phải siêng năng vì pháp này là pháp siêng năng, mà siêng năng thì mới dứt ác, mới tăng thiện được. Còn nếu không siêng năng chưa chắc gì chúng ta đã dứt ác được. Cái tâm của chúng ta là cái tâm tích lũy, tâm tích trữ những pháp ác nhiều đời nhiều kiếp nên mới có thọ thân này, nếu nó tích thiện thì đâu có thọ thân này, nó phải thọ hóa thân. Nghĩa là nó sẽ biến hóa ra cái thân, chứ không phải nó có cái thân sanh chỗ bẩn thỉu, sanh chỗ dục. Cho nên thân chúng ta ở đây là thân do chỗ thai sanh, vì tâm của chúng ta có những ác pháp cho nên nó mới sanh trong thai sanh. Còn những người chỉ có thiện pháp, như Phật ví dụ, những người ở cõi trời thì thân của họ là thân hóa sanh, họ không có thai sanh.

Cho nên có người hỏi Thầy có hóa sanh hay không? Thật sự có hóa sanh. Bởi vì các thầy cứ nghĩ người tu tập như chúng ta mà khi thân định trên tâm, tâm định trên thân rồi, nhập được Tứ thiền rồi, khi người ta ra lệnh thì cái thân này sẽ biến ra muôn ngàn cái thân, thì đó là hóa thân. Ngồi đầy rừng này, ngồi đầy khu đất này, hàng trăm hàng vạn ông thầy mặt nào cũng giống y như Thầy hết. Bây giờ Thầy dùng Dục như ý túc, muốn cái thân này lớn bằng cả nửa bầu trời này, thì nó tự nhiên sẽ lớn như vậy đó. Như vậy, các thầy nghĩ có phải là hóa thân không? Nếu không hóa làm sao làm được chuyện đó. Cái thân bây lớn đây mà hóa đứng nửa bầu trời này thì quý thầy nghĩ như thế nào? Cái chân nó thò xuống là kể như trái đất này nhẹp đi. Thì đó không phải là hóa sao? Vậy cho nên có thế giới hóa thân, chứ đâu phải không có thế giới hóa thân. Cho nên Phật nói là cõi trời. Khi chúng ta hướng tâm về thiện thì chúng ta sẽ sanh vào hóa thân, mà chúng ta hướng tâm về dục thì chúng ta phải sanh về thai sanh. Đó, các thầy phải thấy được 4 cái sanh của con người. Cho nên các thầy nghĩ rằng khi chúng ta hoàn toàn dứt dục, không còn tình dục nữa thì chắc chắn con người trên thế gian này không có. Làm sao lại không có, chúng ta hóa sanh mà, như bây giờ Thầy muốn có 100 người ngồi trong khu đất này, Thầy chỉ cần nhập cái định đúng nó Thầy câu hữu Dục như ý túc thì ngay đó có 100 người chứ đâu phải một người. Quý thầy ngạc nhiên. Quý thầy chưa đến chỗ này nên quý thầy chưa thấy. Khi nào ở đây trong chúng có người tới đó rồi thì quý thầy sẽ trực tiếp thấy, còn bây giờ đem ra biểu diễn cho quý thầy coi thì cái chuyện đó coi như làm xiếc, là chuyện mê hoặc, chuyện làm cho người ta không đi vào cái chánh của Phật pháp.

*4. Các thầy nên nhớ chỉ có tùy pháp Tứ Chánh Cần mà quý thầy dứt ác, nghĩa là tùy theo, nương theo Tứ Chánh Cần. Bởi vì nương theo pháp Tứ Chánh Cần mà dứt được các ác pháp, tăng trưởng các thiện pháp. Các thầy nên nhớ chỉ có tùy pháp Tứ Chánh Cần mà quý thầy dứt ác, làm thiện. Đó là con đường đạo đức nhơn quả chơn chánh của đạo Phật. Con đường đạo đức chơn chánh của đạo Phật thì chỉ có Tứ Chánh Cần là nó giúp cho quý thầy thực hiện được nhơn quả chân chánh của nó, nghĩa là đem lại những quả thiện, nhân thiện. Chính đức Phật đã xây dựng đạo pháp của mình, giáo lý của mình trên con đường của nhân quả, trên nền tảng của đạo đức nhân quả.

Quý thầy phải lấy những câu trên mà thầy đã trạch ra pháp để quý thầy dùng nó hướng tâm như lý tác ý. Hằng ngày phải siêng năng tinh tấn đặt niệm trước mặt, đừng để thất niệm, chuyên cần tu tập, như vậy tâm quý thầy thanh tịnh. Quý thầy  sẽ "chỉ" được các hành trong thân, nhập chánh định, dẫn tâm đến Tam minh, quý thầy thành tựu đạo giải thoát. Nghĩa là chỉ cần tu Tứ Chánh Cần, thực hiện được trí tuệ, thực hiện được các pháp thiện thì tâm quý thầy sẽ thanh tịnh. Mà khi tâm thanh tịnh thì quý thầy  mới "chỉ" được các hành ở trong thân của quý thầy. Mà khi quý thầy "chỉ" được các hành trong thân thì thân tâm mới nhập các định được, mà nhập định được thì quý thầy mới hướng tâm đến Tam minh, mới thành tựu được đạo giải thoát vô lậu. Nó không đơn giản, chỉ cần bắt đầu vô từng pháp đã có những hiệu quả của nó, cho nên chúng ta càng đi sâu thì chúng ta thấy pháp này bổ túc cho pháp kia. Nhưng mục đích của nó là nhắm vào dứt ác mà tùng thiện, tăng trưởng thiện để thực hiện được tâm thanh tịnh, không còn một chút ác pháp trong đó. Do vậy nó mới thanh tịnh, nó mới "chỉ" được các hành, làm chủ được sự sống chết ở trong thân của chúng ta.

*5. Quý thầy là những người tu sĩ đạo Phật, quý thầy phải giữ gìn chánh hạnh trong ngôn ngữ, quý thầy không được nói xấu ác, không được đặt điều ra nói xấu hoặc vu khống cho người. Phần nói về ác xấu, nói về chánh hạnh của ngôn ngữ thì nó có 4 phần, những phần trước thì quý thầy đã học rồi, bây giờ tới cái phần nói xấu người khác.

Người trau luyện giữ gìn chánh hạnh ngôn ngữ thì không được nói xấu ai, người ta làm xấu thì người ta xấu, mình không được đặt điều ra nói xấu người khác hoặc là vu khống cho người khác, người ta không làm việc đó mà mình nói người ta làm. Ví dụ người ta không ăn trộm, mình nói người ta ăn trộm; người ta không lấy của của mình, mình nói người ta lấy, thì điều đó là điều mình vu khống, vu oan cho người ta. Người trau dồi chánh hạnh ngôn ngữ thì không được nói những điều đó.

Đây là pháp ác thứ 5 quý thầy cần phải tu tập trau dồi tâm mình để đoạn dứt, từ bỏ, xa lánh tánh ác này. Có nhiều người lấy sự nói xấu người hoặc đặt điều ra nói xấu người, họ thích lắm, họ làm cái đó họ thấy thích thú lắm. Cho nên họ thường hay đem chuyện của người này nói chuyện với người kia, họ nói xấu người ta, cái tánh đó là cái xấu ác, ngôn ngữ đó không phải là chánh hạnh trong ngôn ngữ, mà đó là những ngôn ngữ tệ hại, những ngôn ngữ không có ra gì.

Câu 1:

"Đem chuyện xấu của người nói cho người khác biết là một điều ác, làm cho người khác đau khổ, ta phải dứt trừ, từ bỏ viễn ly tật xấu ác này."

Đó là câu thứ 1 của pháp hướng

Câu 2:

"Đặt điều ra nói xấu người là một pháp ác, là một tánh xấu tệ của ta, ta phải dứt trừ, ta phải từ bỏ như bệnh cùi."

Đó là câu thứ 2 của pháp hướng

Câu thứ 3:

"Nói lời vu khống oan ức khiến người ta tức tối sanh ra tự tử, quyên sinh hoặc oan ức tù tội tử hình đó là một pháp ác, một pháp cực ác, ta phải từ bỏ, dứt bỏ vĩnh viễn."

Đó là câu 3.

Câu 4:

"Ta là tu sĩ đạo từ bi, thương khắp chúng sinh nỡ nào đem chuyện xấu của người nói cho người khác biết để cho người khổ sở như vậy, là ta làm mất từ bi nên ta phải dứt bỏ tật xấu ác này vĩnh viễn."

Đó là những điều kiện mà ta cần phải dùng pháp hướng này để trau dồi và để dứt bỏ tâm ác của chúng ta trong những ngôn ngữ thiếu chánh hạnh.

Câu 6:

"Ta là người trau dồi lòng thương khắp chúng sanh nỡ nào ta đặt điều nói xấu người. Nói xấu người là một điều cực ác, như vậy ta không còn là con người biết thương chúng sanh. Vậy từ đây ta phải bỏ tật xấu này."

Đó là một câu để chúng ta ngăn ngừa ngôn ngữ không được chánh hạnh.

"Vu khống, nói oan ức cho người là một hành động tà ngôn hạnh, giết người bằng gươm miệng rất là ác độc."

Mình vu khống người ta là mình giết người ta bằng cái lưỡi gươm miệng của mình, cho nên mình phải dứt bỏ.

"Người tu sĩ đạo từ bi thương khắp chúng sanh ta phải dứt trừ vĩnh viễn tà hạnh ngôn ngữ này để thực hiện lòng thương yêu phủ trùm vạn hữu."

Câu này là câu trau dồi tâm thương yêu của chúng ta. Ở đây quý thầy nhớ kỹ lấy những câu trạch pháp này làm pháp hướng như lý tác ý để thường xuyên dứt bỏ và trau dồi lòng thương yêu chúng sanh rộng lớn. Phải nghiêm chỉnh tu tập đừng để thất niệm, có như vậy quý thầy mới chứng được đạo quả bồ đề.

Đến phần này chúng ta đã dứt được 4 khẩu nghiệp không chánh hạnh, cho nên phải cố gắng mà trau dồi. Người ta bị tai họa xảy ra đều do cái miệng lưỡi của chúng ta. Cho nên hầu như quý thầy không thấy hạnh độc cư, vì hạnh độc cư nó giúp cho quý thầy ngăn chặn được 4 điều xấu ác của cái miệng. Người mà làm thinh thì không bao giờ xảy ra 4 cái ác khẩu này, người hay nói chuyện thì luôn luôn xảy ra 4 ác khẩu này. Nghĩa là người này nói nặng nói nhẹ người, từ bỏ người này, từ bỏ người kia, thì đó là những ác khẩu chứ không phải những thiện khẩu. Vì thiện khẩu thì thương yêu nhau làm sao có từ bỏ nhau, làm sao có từ khước nhau. Đó là những điều ác khẩu. Cho nên ở đây những người dùng ác khẩu thì chúng ta biết là những người nhiều chuyện, hay nói chuyện, mà người không dùng ác khẩu là người không nói chuyện, mà không nói chuyện tức là độc cư. Dù các thầy có nói lời lành đi nữa, nhưng lời lành đó chưa hẳn đã là lành vì trong đó có hàm ý những gì cá nhân của mình trong đó, mà những lời nói có hàm ý cá nhân trong đó thì chắc là không phải lành rồi.

Quán xét cho cùng chúng ta thấy lời nói là một tai hại rất lớn cho loài người, nếu mọi người không nói thì chắc chắn cảnh giới ở thế gian này có thể gọi là thiên đàng. Lời nói là để diễn tả ý nghĩ của chúng ta, nhưng ý nghĩ sao lại là thương, là tốt; lời nói để mọi người hiểu ý ta mà sao lại làm cho đau khổ, thì cảnh giới thế gian này trở thành địa ngục.

*7. Lời nói hung ác là lời nói dữ tợn làm cho người ta khiếp sợ, chửi rủa, mạ nhục, lời nói nạt nộ làm cho người ta khiếp đảm, hăm dọa, đe dọa nói chung là lời nói hung dữ. Làm cho chúng sanh sợ hãi đó là lời nói tội rất ác lớn khiến cho ta sợ hãi bất an, vì thế chúng ta là những người tu sĩ đạo Phật luôn luôn phải giúp chúng sanh đừng sợ hãi. Phải cho họ những lời nói, những hành động yêu quý khiến cho họ không sợ và được an ổn vui mừng. Muốn được ban vui cứu khổ phò nguy cho chúng sinh thì ta phải luôn luôn tu tập dứt bỏ lời nói hung dữ.

Câu hướng tâm thứ nhất

"Lời nói hung dữ là lời nói cực ác làm cho chúng sinh sợ hãi, ta hãy mạnh dạn quyết tâm từ bỏ xa lìa đoạn dứt lời nói hung dữ."

Đó là câu hướng tâm thứ nhất.

Câu hướng tâm thứ 2:

"Từ đây về sau ta không được to tiếng, lớn tiếng bất kỳ với ai vì to tiếng lớn tiếng là lời nói hung dữ. Ta phải dứt bỏ và từ giã nó để chúng sinh không còn sợ hãi nữa."

Đó là câu 2.

Câu 3:

"Ta là người tu sĩ đạo Phật phải biết thương người, cớ sao ta lại dùng lời nói hung dữ để làm cho mọi người sợ hãi, từ đây thương người ta không được nói lời hung dữ nữa."

Đó là câu 3.

Câu 4:

"Tâm ta luôn luôn thương khắp chúng sinh, ban rải lòng từ khắp cùng, không làm cho chúng sinh sợ hãi. Vậy ta phải luôn luôn có những lời nói ôn tồn, nhã nhặn, từ hòa, sáng suốt, đúng thời."

Đó là câu 4.

Này quý thầy, quý thầy phải siêng năng dùng những câu pháp hướng này, đã trạch pháp tốt đẹp, cứ tùy theo pháp, tùy theo tâm, tùy theo sức mà nỗ lực tu tập trau dồi cho đúng cách.

Đến đây thì Thầy nói cho quý thầy thấy, bây giờ mình đặt ra rất nhiều câu nhưng mình phải lựa câu nào hợp với mình, rồi tùy sức khỏe của mình, chứ không phải điên khùng thấy câu nào cũng ngồi trau dồi liên tục, mà hướng tâm nhắc thế này thế khác đâu. Ngồi riết cơ thể của quý thầy mỏi mệt, rồi quý thầy đâm ra có ác pháp ở trong đó chứ không phải là thiện pháp nữa. Cho nên chúng ta lượng sức của mình, mỗi ngày chúng ta dùng một câu hoặc 2 câu cũng đủ lắm rồi, đâu cần phải tu cho nhiều. Tu mà vừa sức với chúng ta thì mới thấy có sự an lạc, tu quá điên đầu, muốn tu cho mau thành Phật thì chuyện đó là chuyện sai. Chúng ta trau dồi đâu có nghĩa là trong một bữa. Muốn huấn luyện một con vật chúng ta cũng phải từ từ, 5 tháng, 3 tháng nó mới trở thành thuần thục, chớ chúng ta đừng vội vàng nghe như vậy rồi ngồi li bì, rồi quán li bì, rồi hướng lu bù. Tu không biết cơ thể mình ra sao, không biết sức khỏe mình ra sao. Tu riết chán nản, hết muốn tu nữa. Đó là cái sai, cái không đúng, cho nên Thầy thường nhắc nhở là mình phải tùy theo sức của mình, nghĩa là mỗi ngày mình chia ra tu 1 lần, 2 lần là đủ lắm rồi. Để cho mình được xả nghỉ, tâm hồn mình được thanh thản, tâm mình nó có sức gom lại. Còn mình tu vừa gom đó bây giờ gom nữa, gom riết, đầu óc nó đen tối, đầu óc rối loạn không còn bình tĩnh sáng suốt, nó mệt nhọc, nằm đâu thì nó muốn ngủ đó rồi. Đi từ cái sai này đến cái sai khác, cuối cùng thì quý thầy chẳng thấy đạo, mà thấy mình gần như muốn điên. Nói thì nhiều nhưng chọn ra những câu đúng để chúng ta tùy theo căn cơ của mình mà lấy những câu pháp hướng đó tu tập cho chín chắn và nó phải hợp thời, hợp lý, hợp sức khỏe. Những điều này Thầy lưu ý quý thầy rất nhiều. Quý thầy nhớ kỹ như vậy thì quý thầy trau dồi, tu tập mới có kết quả lớn.

Đây thầy nhắc lại: Này quý thầy, quý thầy phải siêng năng dùng những câu pháp hướng này, đã trạch pháp tốt đẹp, cứ tùy theo pháp, tùy theo tâm, tùy theo sức mà nỗ lực tu tập trau dồi cho đúng cách thì kết quả đến với quý thầy rõ ràng. Vì quý thầy thường dùng pháp hướng nên pháp này có hiệu quả rất lớn, nghĩa là hàng ngày quý thầy cứ dùng pháp hướng tu tập thì nó có hiệu quả rất lớn cho quý thầy. Pháp hướng là pháp dùng tinh thần để điều khiển, quý thầy nên lưu ý điều đó. Nếu quý thầy vận dụng tập trung nghĩa là quý thầy dùng sức tập trung, mặc dù nó có tinh thần tập trung thật nhưng nó ức chế. Mà quý thầy còn phải dùng cơ để thở cách này cách khác đó là sự ức chế. Tu như vậy không phải đâu. Khi dùng pháp hướng thì chúng ta dùng tinh thần, chúng ta hét lên một tiếng rồi chúng ta thản nhiên như thường, cho nên nó không kéo dài sự tập trung, cho nên không ức chế gì hết. Mà sức tinh thần ra lệnh thì mạnh hơn sức ức chế của chúng ta nhiều. Khi dùng sức tập trung thì càng ngày nó làm cho cơ thể chúng ta mất đi sức khỏe và nó không đạt đến độ cao như sức tinh thần của chúng ta. Cho nên khi quý thầy dùng pháp hướng mà tu tập như vậy thì sau này pháp hướng rất là hiệu quả, mà nó rất hiệu quả thì tới chừng quý thầy muốn nhập định nào chỉ cần dùng pháp hướng ra lệnh là nó nhập định đó ngay, dùng pháp hướng bảo các hành phải ngưng, hơi thở phải ngưng là nó ngưng liền, thì quý thầy sẽ nhập được tứ thiền liền. Vì quý thầy thường dùng pháp hướng nên pháp hướng có hiệu quả rất lớn, về sau quý thầy chỉ cần hướng tâm là quý thầy đã nhập định Tứ thiền tức khắc, không phải chờ đợi lâu dài.

Cho nên quý thầy nghe ở trong kinh điển Phật dạy, có nhiều người họ tu họ quét sạch vô lậu mà họchỉ dùng pháp hướng, pháp tùy thôi, ví dụ như chỉ có pháp trên thân quán thân họ thôi, rồi họ dùng pháp hướng như vậy, cuối cùng họ nương theo pháp tùy của TỨ NIỆM XỨ hoặc là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, họ dùngpháp hướng như vậy cho nên pháp hướng của họ có hiệu quả, đến khi vô bốn thiền họ chỉ ra lệnh là nhập bốn thiền liền. Cho nên trong vòng tuần lễ hoặc là nửa tháng là họ đã nhập xong bốn thiền. Mình thấy trời ơi sao mình tu lâu quá, mà muốn nhập bốn thiền vất vả vô cùng, mà sao quý tỳ kheo trong thời đức Phật họ tu dễ vậy. Đó là tại vì mình tu không đúng cách, chớ không phải là nó khó. Pháp hướng là pháp truyền lệnh của tinh thần rất mạnh, còn pháp mình đang tu đây là mình ức chế tâm của mình để vào bốn thiền cho nên nó rất khó khăn, đâu phải dễ.

BÀI KỆ.

Để làm sáng tỏ sự trau dồi tu tập các hành động thân tâm của quý thầy về hướng thiện pháp thì quý thầy cần phải lưu ý bài kệ này để thực hiện Từ Vô Lượng Tâm và Tứ Chánh Cần cho được viên mãn. Đây, Thầy xin đọc bài kệ này để quý thầy biết được Tứ Chánh Cần với Từ Vô Lượng Tâm, hai cái nó kết hợp để thành ra một bài kệ, chúng ta theo đó mà tu tập các thiện pháp:

Từ tình thương ta được sinh ra
Do tình thương ta được nuôi lớn
Có tình thương ta sống chan hòa
Nhờ tình thương chúng ta giải thoát

Từ tình thương ta được sinh ra. Nếu cha mẹ không thương nhau thì làm sao có mình đây. Cho nên từ tình thương cha mẹ mới sinh mình ra.

Do tình thương ta được nuôi lớn. Nếu cha mẹ sinh con ra mà không thương thì quăng nó ngoài đồng chứ làm gì nuôi bồng, ôm ẵm nó quá cực khổ như vậy. Bây giờ thử hỏi quý vị ẵm con của người ta mà nuôi vất vả cực khổ, nếu không thương quý thì quý vị có ôm ẵm nổi không? Cho nên do tình thương mà ta được nuôi lớn.

Có tình thương ta sống chan hòa. Quý thầy thấy rõ, nếu chúng ta không có tình thương thì chúng ta không sống với vạn hữu đâu. Cho nên có từ bi hỉ xả, là tình thương của chúng ta, thì chúng ta mới sống chan hòa với vạn hữu. Chúng ta phải tập luyện cho có nó chứ không thể nào tự nhiên có tình thương đó được.

Nhờ tình thương chúng ta giải thoát. Chúng ta thực tập như vậy đó, do có tình thương chúng ta đối với các pháp nên chúng ta được giải thoát, không có bị chướng tâm, không có bị chướng ngại gì nữa.

Trong tình thươngđó mà có bài kệ “Từ Do Có Nhờ”. Nhờ bốn chữ “Từ Do Có Nhờ” mà chúng ta được giải thoát. Nếu thiếu tình thương thì chúng ta không giải thoát. Không có tình thương cha mẹ sinh ta ra thì ta có con người này đâu để tu tập, phải không? Cho nên Phật gọi người sinh mình ra là người đại bố thí. Do tình thương ta mới được nuôi lớn, nếu không có tình thương của cha mẹ thì làm sao nuôi ta khôn lớn. Do đó:

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Có ơn nào bằng ơn sinh thành dưỡng dục đâu. Cho nên đó là cái lớn, cái đại bố thí cho chúng ta.

Rồi bây giờ chúng ta muốn được an ổn, được hạnh phúc, được an vui, được sự giải thoát nơi tâm hồn của mình thì phải tu tập rèn luyện tình thương để sống chan hòa được trong vạn hữu, với mọi người. Quý thầy đâu có thương mọi người, quý thầy thương quý thầy nên động ai quý thầy cũng xạc hết, cũng mắng, cũng chửi người ta được hết, như vậy là có hòa chan sự sống với ai được đâu? Cho nên chúng ta phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm. Mà tu tập Tứ Vô Lượng Tâm thì phải dứt bỏ các pháp ác; nếu không dứt bỏ các pháp ác thì không thể có được Tứ Vô Lượng Tâm; muốn có Tứ Vô Lượng Tâm thì phải có Tứ Chánh Cần. Câu dưới chúng ta thấy con đường tu của chúng ta rất rõ: “Nhờ tình thương chúng ta giải thoát”. Do đó chúng ta mới thấy con đường giải thoát chúng ta là cho đến khi có tâm bất động trước mọi cảnh. Mục đích giai thoát của đạo Phật là tâm bất động trước mọi cảnh chứ đâu phải do thiền định, đâu phải do cái gì.

Đó là chỗ chúng ta hiểu được 4 câu kệ này để theo đó mà tu tập Tứ Vô Lượng Tâm và Tứ Chánh Cần, cho nên cặp pháp này phải song song với nhau, chúng ta phải tu tập kết hợp với nhau. Bài kệ này quý thầy phải hiểu:

- Từ tình thươngcha mẹ thương nhau mới sinh chúng ta, chúng ta mới ra đời, ơn đó rất nặng, nên Phật gọi cha mẹ là những người đại bố thí.

- Do tình thương chúng ta được nuôi lớn: khi sinh chúng ta ra, cha mẹ thấy mặt ta tự nhiên sinh lòng thương con hơn thương một vật gì khác trên đời này, nên tận tụy hy sinh mình, cha chịu vất vả dầm sương giãi nắng chịu cực khổ nuôi dưỡng con. Mẹ ăn đắng nằm cay chịu ướt, chịu hôi, chịu thối để con được lớn khôn nên người, làm sao kể xiết công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ chỉ vì lòng thương mà chẳng bao giờ than thân trách phận, thấy con mạnh khỏe an vui là sung sướng nhất cho mình. Vì lòng thương, cha mẹ phải vượt qua bao nỗi nhọc nhằn, khổ đau.

- Có tình thương ta sống chan hòa. Tình thương có 2 loại: một loại thương hạn hẹp, thương cá nhân mình, do tình thương này mà tạo ra muôn ngàn thứ đau khổ cho mình, cho người. Tình thương này gọi là tình thương ích kỷ, tình thương nhỏ mọn. Tình thương hạn hẹp chỉ biết thương mình, chẳng biết thương ai, đó là tình thương rất nhỏ. Chỉ có lo cho mình thôi. Như nhà vua mà nói thương bà hoàng hậu, mà nếu bà đi với ai thì nhà vua giết bà. Đó là thương ích kỷ, thương nhỏ chớ không phải thương lớn đâu. Hai: tình thương rộng lớn, từ bi vô lượng,Tứ Vô Lượng Tâmđó, là tình thương rộng lớn vô lượng, vô cùng, tình thương này giải thoát cá nhân thoát khỏi bản ngã con người; tình thương bao la vô bờ bến. Nó làm chúng ta thoát ra khỏi cái cá nhân của mình, cái ích kỷ của mình.

Hai câu trên là tình thương hạn hẹp, nghĩa là thương cha mẹ, thương con, thương này kia đó là thương hạn hẹp, nó cũng xuất phát từ lòng thương, nhưng lòng thương yêu này là lòng thương yêu vô minh. Phải xếp lòng thương yêu hạn hẹp đó là lòng thương yêu vô minh, không thấy xa, nên thương mà khổ, gói ghém trong ích kỷ. Nhưng cũng nhờ có tình thương này mà ta mới có mặt trên hành tinh này, nghĩa là dù nó hạn hẹp nhưng nó có tình thương chúng ta mới có sự hiện hữu ở trên hành tinh này. Từ tình thương cá nhân nhỏ hẹp này ta chuyển biến trau dồi lần lần bằng trí tuệ minh mẫn để thoát khỏi tính ích kỷ nhỏ mọn, hẹp hòi, biến tình thương hạn hẹp này trở thành tâm từ bi vô lượng. Bây giờ chúng ta thấy có 2 tình thương khác nhau nhưng chúng ta biến dần, biến dần làm cho tình thương của chúng ta sáng suốt ra không còn vô minh nữa, cho đến khi dẹp được những nhỏ mọn ích kỷ của chúng ta thì chúng ta có tâm từ bi vô lượng rộng lớn ra. Khi đã thấm nhuần lòng đại từ bi vô lượng này thì tâm hồn chúng ta bất động trước vạn pháp.

Vừa nãy chúng ta mới trau dồi được các pháp thiện thứ 7, rồi chúng ta đọc bà