TÌM KIẾM

Sơ Lượt Giáo Án Tu Đạo Phật

18/04/2020Admin

Bây giờ bắt đầu chúng ta sẽ học, nhưng trước khi học giáo án này, chúng ta niệm hồng danh đức Phật, bởi vì đây là con đường đức Phật vạch cho chúng ta đi. Vậy xin quý thầy chắp tay lên đồng niệm:

“NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT” (3 lần)

SƠ LƯỢT GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

I.- GIAI ĐOẠN CƯ SĨ ĐẠO PHẬT

1. DUYÊN PHẬT PHÁP

Một người có đủ duyên được đọc kinh sách của đạo Phật thấy được chân lý của đạo rất thực tế và cụ thể, hướng dẫn con người tu tập thoát khỏi kiếp sống trầm luân khổ đau bằng sức tự lực của chính mình, nhứt là làm chủ được sự SỐNG - CHẾT theo ý muốn và còn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi. Vì thế khi bắt đầu đến với đạo Phật, để trở thành người đệ tử của Phật chân chính quý vị phải từ bỏ 6 nghề nghiệp sanh sống.

Bây giờ Thầy sẽ giảng đoạn này cho quý thầy thấy rằng: Khi một người chưa biết Phật pháp gì hết, bổng một hôm có một duyên nào đó vị này được đọc một cuốn kinh Phật, như Thầy thường nghe các Phật tử có nói: “Con từ hồi nào tới giờ chẳng biết Phật pháp gì hết, một hôm con được người bạn trao cho cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm. Rồi con đọc cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm, con thấy Đạo Phật sao mà hay quá tuyệt, cho nên từ đó con hướng tâm đến đạo Phật. Rồi con được đi nghe thuyết giảng hoặc là mua thêm những loại kinh sách cần thiết, con tham cứu và nghiên cứu, từ đó con rất thích thú đạo Phật”

Đó là những người có duyên may được đọc một cuốn kinh như kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa, như toàn bộ giáo lý A Hàm hoặc là kinh Nikaya. Tất cả những người có duyên được đọc kinh sách của Phật thì người ta có cái tâm hướng đến đạo Phật. Nếu những người chưa có duyên được đọc kinh sách đạo Phật thì họ chưa hiểu đạo Phật như thế nào, vì vậy mà mở đầu sơ lược của giáo án này Thầy đã ghi nhận khi có đủ duyên thì chúng ta mới đến được đạo Phật, mà không có đủ duyên thì chúng ta không có đọc kinh sách Phật. Cho nên chúng ta không có biết đạo Phật như thế nào.

Vì thế, khi có đọc kinh sách Phật, thì thứ nhất muốn đi vào con đường chân chánh của đạo Phật thì người ta phải nghĩ đến đời người khổ và làm sao thoát khỏi cảnh khổ đó, nghĩa là thoát khỏi cảnh khổ của con người phải bằng sức tự lực của mình chứ không bằng tha lực của người khác.

Cho nên nhiều khi chúng ta đọc những kinh sách, chúng ta thấy phải nhờ cậy đến tha lực để hộ trợ cho chúng ta đitrên con đường đến được sự giải thoát. Nhưng trái lại, khi nghiên cứu đọc nhiều kinh sách của Phật thì chúng ta thấy hầu hết đạo Phật là đạo tự lực cứu mình chứ không phải là đạo tha lực. Chỉ có một số nhỏ các bản kinh nói về tha lực thôi. Nhưng chúng ta không nói đến các bản kinh đó. Bởi vì tha lực chỉ trợ giúp cho người mới tu, còn người tu lâu thì phải tự lực. Kinh sách tha lực chỉ có rất ít so với kinh sách tự lực.

2. ĐỔI NGHỀ NGHIỆP

Vì vậy khi chúng ta đến với đạo Phật, thì đức Phật dạy đầu tiên chúng ta phải từ bỏ 6 nghề nghiệp ácmà chúng ta đang sinh sống, nghĩa là chúng ta bỏ, đổi nghề khác, không nên làm 6 cái nghề ác này. Vậy 6 cái nghề ác này là nghề gì mà đức Phật nói khi chúng ta đến với đạo Phật thì không nên hành 6 nghề này. Có bản kinh đức Phật chỉ nói có 5 nghề không nên làm. Nhưng Thầy thấy 6 nghề này mới đủ. Có chỗ thì đức Phật nói có nghề bán thuốc độc, thì không nên bán thuốc độc, nhưng Thầy nghĩ những người tu theo đạo Phật thì chắc chắn không ai bán thuốc độc. Cho nên Thầy chọn lấy 6 cái nghề nó phù hợp với cái tâm Từ Bi của đạo Phật. Sáu nghề đó Thầy sẽ đọc cho quý vị nghe:

A. Không làm nghề săn bắn

Nghĩa là người nào muốn đến với đạo Phật thì không được làm nghề săn bắn thú vật hoang dã, nhưđi vào rừng săn bắn nai, hươu, khỉ hoặc chồn, cheo, chim chóc,… nghĩa là khi theo đạo Phật thì không làm nghề săn bắn thú vật và chim muông.

B. Không làm nghề chài lưới

Tức là không được làm nghề bắt cá tôm, dù là đi câu, dù là đặt rọ hoặc là chài lưới ở sông ở biển. Người nào đang nghề đó thì phải đổi nghề khác, không được làm nghề đó nữa.

C. Không làm nghề buôn thịt sống

Trong các kinh đức Phật nói có 5 nghềkhông được làm thì chỉ nói không được buôn bán thịt chứ không nói thịt sống. Nhưng có chỗ khác, khi thì nói thịt sống, khi thì nói thịt chín. Theo Thầy nghĩ đức Phật nói nghề không bán thịt thì trong ấy có không bán thịt sống và không bán thịt chín. Còn ở đây muốn phân biệt cho rõ ràng thì chúng ta phân thành không bán thịt sống và không bán thịt chín, vì bán thịt sống khác với bán thịt chín khác, bởi vì thịt chín họ nấu thành thực phẩm mà thịt sống thì còn để nguyên. Cho nên một người khi đến với đạo Phật thì phải đổi nghề buôn bán thịt sống này.

D. Không làm nghề buôn thịt chín

Không được làm nghề buôn bán thịt chín, tức là nấu thành phở, cháo lòng, hủ tíu ... Đó là buôn bán thịt chín.

Trong giáo án, Thầy có ghi chú thêm để cho chúng ta thấy rõ về chỗ bán thịt chín. Đức Phật dạy trong bài kinh Jivaka, Thầy thấy rất là sâu sắc khi đức Phật nói như vầy: khi thọ dụng thực phẩm phải không thấy, không nghe, không nghi. Đức Phật nói khi một tu sĩ ăn thì chẳng những phải không thấy, không nghe, và không nghi có thịt động vật trong thức ăn đó mà tâm còn phải dùng lòng từ bi biến mãn khắp mười phương đối với tất cả chúng sanh. Nghĩa là lúc ăn một thực phẩm nào đó thì tâm của chúng ta phải có sự thương yêu đối với chúng sanh khắp cùng trong mười phương. Quý thầy nghĩ khi chúng ta ăn một miếng ăn mà nếu có sự đau khổ trong đó thì có từ bi ở đâu mà biến mãn khắp mười phương được? Cho nên ý này rất là tuyệt vời ở trong ăn chay mà trên cái sự ăn chay nữa. Ăn chay, ăn trong miếng ăn của chúng ta phải có tâm từ bi.Vậy thì trong thực phẩm của chúng ta ăn, không có thịt động vật trong đó, nó toàn là hoa quả, trái cây hoặc là những món ăn mà không có sự đau khổ trong đó. Nhưng chúng ta vẫn phải biến mãn tâm từ bi của chúng ta đối với những người làm ra thực phẩm đó, chứ không riêng gì thực phẩm động vật. Đó, hôm nay Thầy giải thích chỗ này chúng ta mới thấy ý nghĩ của đạo Phật rất là tuyệt vời khi chúng ta ăn miếng ăn là chúng ta đã nghĩ đến công lao của người đàn na thí chủ trước tiên, mặc dù món ăn đó là món ăn chay, không có sự giết hại chúng sanh.

Còn món ăn đó mà có sự giết hại chúng sanh thì nó nằm ở trong 3 điều kiện mà Phật đã đặt: không thấy, không nghe và không nghi.

E. Không làm nghề buôn bán rượu

Không được làm nghề buôn bán rượu vì bán rượu làm cho người ta nghiện ngập, say sưa, rồi người ta không còn trí thông minh, cho nên họ có thể chửi mắng hàng xóm, làng xóm hoặc là chửi vợ, mắng con hoặc là lâm cảnh bịnh tật, say sưa nằm ngoài đường, ngủ sương, ngủ tuyết. Do đó mà đức Phật cấm không cho làm nghề bán rượu, vì mình bán rượu là đem đến cái chỗ say sưa cho người khác.

F. Không làm nghề buôn bán người

Tức là mãi nô, bán nô lệ. Trong thời đức Phật chắc chắn cái nghề này có chứ không phải không, cho nên đức Phật cấm không cho làm nghề bán nô lệ. Nhưng chúng ta thấy nghề buôn bán người có nhiều mặt, thí dụ như ta thấy những người bán thân để sinh sống, cũng là bán người. Tất cả những nghề nghiệp đó, theo Thầy nghĩ khi đến với đạo Phật thì phải thanh tịnh thân tâm của mình, cho nên không nên làm những nghề buôn bán thân người như vậy, nghĩa là bán nô lệ và làm mãi dâm thì không nên làm những nghề đó nữa. Cho nên tất cả những ai đang làm nghề đó phải đổi qua những nghề khác mà làm, vì nó thanh tịnh, trong sạch hơn.

Cho nên bắt đầu đi vào trong con đường của đạo Phật thì chúng ta thấy không được làm cái 6 nghề. Chúng ta thấy quả là muốn đến với đạo Phật là chúng ta phải từ giã những nghề bị gọi là không phải CHÁNH NGHIỆP, nó thuộc về tà nghiệp, có sự đau khổ ở trong đó, nghĩa là có sự chết chóc, có sự giết hại.

Quý thầy thấy theo Giới luật của Phật thì giới thứ nhất là không sát sanh, không giết hại chúng sanh, không vui theo với người giết hại. Cho nên ở đây chúng ta phải thực hiện tâm từ bi mà đức Phật đã ghi nhận ở trong chỗ này. Vì vậy, khi muốn đến với đạo Phật thì chúng ta phải thực hiện lòng từ bi của mình, tức là từ giã không làm 6 cái nghề mà Thầy đã kể ở trên. Đây là giai đoạn thứ nhất của đường tu tập,nghĩa là người muốn tu tập theo đạo Phật, muốn hướng đến đạo Phật thì phải từ giã 6 nghề đó, không còn hành 6 cái nghề đó nữa, phải đổi 6 nghề đó.

Như vậy là chúng ta phải sự suy tư rất kỹ, vì nhiều khi chúng ta không thấy rằng trong cái nghề đó có tạo nên sự đau khổ. Khi chúng ta làm cái nghề đó để nuôi thân của chúng ta, mà theo Bát Chánh Đạo, chúng ta đã nuôi thân mạng của chúng ta bằng những sự đau khổ, mặc dù chúng ta ăn chay, chúng ta không ăn thịt chúng sanh, ăn thịt động vật, nhưng chúng ta làm cái nghề không tốt đó, chúng ta vẫn nuôi thân mạng của mình chưa phải là chân chánh, không phải là chánh mạng đâu.

Giả như bây giờ chúng ta làm nghề ăn trộm, lấy của của người ta, rồi chúng ta bán đồ ăn trộm đó đi để lấy tiền mua gạo, mua thóc, mua thực phẩm cho chúng ta sống. Chúng ta lấy tiền từ chỗ tham lam trộm cắp đó để mua thực phẩm nuôi thân mình, thì như vậy mình có nuôi thân chánh mạng không? Đó là nuôi sống tà mạng chứ không phải chánh mạng. Vì thế, khi đến với đạo Phật, chúng ta phải nuôi thân mình bằng những nghề chơn chính, bằng những hành động chơn chính chứ không phải bằng hành động không chơn chính được.

Đó là giai đoạn thứ nhấtcủa người cư sĩ muốn đến với đạo Phật, bước đường thứ nhất tu tập theo đạo Phật, chưa phải là giai đoạn của người xuất gia. Muốn hiểu sự tự lực cứu mình theo đạo Phật thì phải như Thầy đã nói ở trên, nghĩa là chúng ta phải chuyển những nghề nghiệp cho lương thiện, nuôi sống thân mạng bằng nghề chơn chánh, bằng Chánh nghiệp chứ không phải bằng tà nghiệp. Nghề nghiệp nào trong đó có sự đau khổ, sự chết chóc thì đạo Phật không chấp nhận cho những người hành nghề đó trở thành những người đệ tử của mình. Mặc dù đức Phật không nói ra điều này nhưng những người còn hành những nghề đó mà không chịu thực hiện thay nghề khác cho lương thiện, thì dù họ nói họ theo con đường đức Phật dạy, dù họ có tu tập đạt được mức thiền định nào đi nữa, những người này vẫn chỉ là tu theo đường lối thiền của ngoại đạo, của tà đạo, của tôn giáo ngoại đạo chứ không phải là chân chính đường lối thiền của đạo Phật. Vì cái cơ bản lúc đầu là phải thực hiện lòng từ bi khi theo đạo Phật, nhưng trong chiếc áo của người cư sĩ, phải hành nghề để sống, thế mà hành 6 nghề không lương thiện này, không lương thiện ở đây có nghĩa là hành nghề giết hại làm đau khổ chúng sanh, đem đến những tai họa cho chúng sanh. Ví dụ như nghề bán rượu, là nghề có thể đem lại tai họa, đem sự đau khổ cho người khác, vì khi một người trong cơn say rượu, không có một cái gì mà họ không làm. Cho nên không được làm cái nghề bán chất say này. Chúng ta thấy người theo đạo Phật thì không nên làm cả 6 nghề này. Đó là giai đoạn thứ nhất khi chúng ta muốn bước chân vào đạo.

Cũng như bây giờ chúng ta đang làm nghề chài lưới, mà chúng ta thấy rằng muốn hướng mình đến con đường của đạo Phật thì phải thay đổi nghề bắt cá này đi; thí dụ chúng ta đổi cái nghề bắt cá đó ra nghề thợ mộc, được không? Được. Còn thí dụ một người đang buôn bán thịt, bây giờ đổi nghề buôn bán thịt đó qua nghề buôn bán hoa quả được không, hay qua buôn bán hàng vải cũng được, đâu có sao. Đức Phật đâu có cấm họ làm nghề để họ sống, nhưng cái nghề họ làm phải là nghề không có sự đau khổ, không tạo nên những sự đau khổ cho chúng sanh. Nghề nào có sự đau khổ cho chúng sanh mà mình làm tức là tạo nên cái nghiệp ác cho mình, do đó phải thọ lấy những sự đau khổcủa nghề đó. Cho nên khi đổi nghề là tránh gây đau khổ cho chúng sanh mà cũng vừa tránh tạo sự đau khổ cho chính bản thân của mình. Vì vậy phương pháp tu tập đầu tiên tức là đổi nghề. Các thầy có thấy cái chuyện đó dễ làm không? Đâu có khó làm, mình thấy cái nghề nghiệp đó không làm được thì mình chuyển sang nghề khác, chuyện ấy quá dễ, đâu có gì khó khăn.

Cho nên đạo Phật thực tế và cụ thể, chứ không phải chúng ta vô chùa tụng kinh, niệm Phật, rồi hằng ngày ngồi thiền, niệm chú. Cái đó có phải là tu đâu. Chính chúng ta đổi nghề là chúng ta đã tu rồi đó. Hành động đổi nghề là hành động tu.

Cũng như mấy ngày hôm nay quý thầy thấy khi đến giờ ăn, chúng ta tuần tự mỗi người đều đến cái xô cơm để khất thực từng bát cơm. Trong thời gian chờ đợi đến lượt mình, có thể 30 phút hoặc 1 giờ, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta tu hành hạnh nhẫn nhục. Nếu ở ngoài đời, một người vào mâm cơm là họ lo ăn rồi chứ họ đâu có đứng chờ đợi như vậy được. Còn chúng ta thì vẫn thản nhiên đứng chờ một cách tự tại, chúng ta lần lượt chứ không tranh giành nhau, trong khi chúng ta ăn ngày một bữa. Ngoài đời khi số lượng người đông đảo như vậy thì trước cái ăn, trước cái mặc của họ, họ giành giật, họ chen lấn nhau. Như khi họ lên xe họ cũng vẫn chen lấn nhau bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên chúng ta tập hạnh nhẫn nhục trong những điều kiện như vậy đó. Đó là chúng ta đã tu theo đạo Phật rồi. Qua những hành động mà chúng ta tu tập ở đây, chúng ta thấy rất rõ trước giờ ăn chúng ta không có gì vội vàng, như vậy, vừa tập được hạnh nhẫn nhục, vừa tập được sự tuần tự. Còn không tu tập như vậy, tâm của chúng ta lúc nào cũng có sự vội vàng. Ra bến xe, chúng ta thấy khi xe đến thì người ta ào ào giành nhau lên xe. Không lẽ cái xe đó bỏ chúng ta sao mà chúng ta lật đật vậy? Hãy tuần tự mà lên xe chứ, nó rước chúng ta thì nó lấy tiền chứ phải đâu nó cho không, thế tại sao chúng ta lại lật đậtchen lấn nhau lên trước. Như vậy là chúng ta chưa có cái kiên nhẫn của một người tu tập. Cho nên ở đây chúng ta tập luyện như vậy gọi là tập luyện trước trong bước đường tu tập để làm cho chúng ta có tánh kiên nhẫn.

Trong giáo này, bước đường tu tập đầu tiên, việc làm đầu tiên, bài học đầu tiên để tu tập là chúng ta thay đổi nghề nghiệp, làm cho nghề nghiệp được trong sạch, thanh tịnh, không có đau khổ, không có chết chóc ở trong đó.

3.LÒNG TIN

Để qua giai đoạn thứ 2, sau khi đã thay đổi nghề nghiệp ác bằng nghề nghiệp thiện, chúng ta phải đặt trọn niềm tin ở đức Phật, ở Pháp của đức Phật, ở chư Thánh Tăng đệ tử của đức Phật và ở Giới luật của đức Phật. Nghĩa là đến giai đoạn thứ 2 này, chúng ta có lòng tin đạo Phật, không tin Phật thì làm sao mà chúng ta thay đổi nghề nghiệp - do chúng ta đã có tin, nhưng niềm tin đó chưa sâu. Vì vậy chúng ta phải tin ở Phật như thế nào, ở Pháp của Phật như thế nào, ở chư Thánh Tăng như thế nào và tin ở Giới luật của Phật như thế nào cho có lòng tin sâu?

Muốn niềm tin đó được bền bỉ và lâu dài thì phải có kết quả giải thoát ở thân tâm mình, phải được thành tựu cụ thể trong mỗi bước tu tập, mỗi pháp môn tu tập. Nghĩa là ngay từ bước đầu tiên khi chúng ta đổi nghề nghiệp thì chúng ta thấy được tâm hồn giải thoát. Có thấy được giải thoát thì chúng ta mới có niềm tin ở Phật, mới có niềm tin ở Pháp của Phật, mới có niềm tin ở các vị đệ tử Phật, mới có niềm tin ở Giới luật của Phật được. Bởi vì khi đổi nghề nghiệp thì bàn tay chúng ta không còn vấy máu nữa, khi đổi nghề nghiệp chúng ta không còn thấy sự lăn lộn đau khổ của chúng sanh nữa, và khi đổi nghề nghiệp thì chúng ta thấy ngay tâm của chúng ta thanh thản và từ đó chúng ta biết thương yêu mọi người hơn, biết thương yêu chúng sanh hơn.

Do chỗ chúng ta thấy được giai đoạn đầu tiên sau khi chúng ta đổi nghề nghiệp, tâm hồn của chúng ta được an lạc, cuộc sống vẫn bình thường, không đến đỗi sa sút và đồng thời còn có thể thấy càng ngày càng phát triển hơn nữa, không phải như còn hồi đi còn chài lưới, đi bắt cá. Khi còn làm nghề chài lưới ở ngoài sông, ngoài biển thì trong gia đình mỗi khi có bão, hay mưa to gió lớn là lo lắng cho người thân của mình đang làm những nghề trên sông trên biển không biết chết nay chết mai. Mỗi lần thấy trời chuyển mưa giông bão thì người trong gia đình người đi biển kể như người thân của mình mất mạng ở dưới biển. Đó là cái nỗi khổ tâm nhất của những người làm nghề giết hại chúng sanh. Do sự đau khổ, do sự lo lắng của người thân của mình đó, cho nên chúng ta xét thấy từ cái ngày đổi nghề gia đình không còn khổ đau nữa.  

Người chịu nghiệm xét thì thấy khi đổi nghề họ có những điều may mắn đến nhiều hơn vì đó là thiện pháp. Còn khi còn sống ở trong những nghề ác pháp thì người đó có nhiều sự kiện xấu xảy ra cho gia đình của họ mà họ không để ý. Nhưng khi đến với đạo Phật mà họ thay đổi nghề thì họ thấy có gì thanh thản hơn, có cái gì giải thoát hơn trong đời sống của họ, có khi cả gia đình họ chứ không phải riêng bản thân của họ. Cho nên ngay từ lúc bắt đầu thay đổi nghề nghiệp, người ta vẫn tìm thấy được sự giải thoát ở trong sự thay đổi nghề đó.

Như vậy khi bước vào đạo Phật thì chúng ta thấy có sự giải thoát thật sự chứ không phải chờ 5 năm, 10 năm, 2 chục năm rồi mới thấy được sự giải thoát đó. Cho nên kết quả đó làm cho người ta tin tưởng ở đạo Phật. Nếu không có kết quả đó thì chắc chắn là không bao giờ có ai tin tưởng. Chẳng hạn như quý thầy ngồi thiền, ngồi từ 1 giờ cho đến 2 giờ, cho đến 4, 5 giờ, hết vọng tưởng rồi, mà ngồi trong suốt cả 5 năm 10 năm mong như vậy không thấy tiến tới nữa thì quý thầy có thối tâm không? Quý thầy chỉ tự an ủi chắc có lẽ là mình tu chưa đúng thôi, mình ráng nữa, ráng nữa. Ráng qua 10 năm nhìn lại cũng chưa thấy đến đâu hết. Rồi mình lại ráng nữa, 2 chục năm nhìn lại, sao mỗi lần có ai động đến tâm là dễ tham, sân, si phiền não vậy? Tu hoài mà sao không hết? Ngồi thiền 7, 8 tiếng đồng hồ thì ngồi được, nhưng hơn nữa thì không được, không thể nào ngồi 1 ngày, 2 ngày được. Tại sao vậy? Tâm thì có lúc hết vọng tưởng, có lúc thì không hết vọng tưởng? Tại sao nó lu bù vậy?  Cho nên, vì cái không kết quả đó làm cho tâm chúng ta thối chuyển, hoặc là chúng ta tu dậm chân tại chỗ. Nhưng đã lỡ tu mà bây giờ bỏ thì cũng tiếc mà lấy thì không được, tới thì cũng khó mà lui thì cũng khó, làm cho một người tu sĩ lưỡng nan ở trên bước đường tu tập. 

Còn đạo Phật đến thì ngay đó có sự giải thoát liền, chiêm nghiệm liền được sự giải thoát. Bước đầu tiên mà chúng ta đã thấy sự tu tập của chúng ta có giải thoát rõ ràng. Nếu một người đổi nghề nghiệp, và sau độ một năm người đó thấy cả gia đình có hạnh phúc, có an vui hơn trong khi người đó còn làm những nghề nghiệp ác. Thầy tin rằng trong luật nhân quả sẽ chứng nghiệm được điều này rất rõ ràng, dù người đó vô tình nhưng luật nhân quả vẫn đem đến phước báu cho những người đó. 

Muốn thành tựu được lòng tin, tịnh tín sâu sắc ấy quý vị phải suy nghĩ và so sánh giữa cuộc đời và đạo. Đây, chúng ta phải so sánh giữa cuộc sống của đời và cuộc sống của đạo. Trong đạo có cuộc sống của đạo chứ không phải chúng ta có pháp môn tu không đâu, mà cuộc sống của đạo khác với cuộc sống của đời. Chúng ta đem cuộc sống của quý Thầy, của những bậc tu hành so sánh với cuộc sống đời thử coi, chúng ta để lên trên bàn cân cân thử coi bên nào khổ, bên nào thoát khổ? Có so sánh như vậy chúng ta mới quyết tâm đi vào con đường của đạo, nếu không so sánh mà chúng ta bồng bột, nông nổi vào đạo, coi chừng chúng ta sẽ vấp ngã giữa đường, rồi đạo thì chẳng ra đạo, mà đời thì chẳng ra đời.

Chúng ta đem so sánh, chúng ta thấy như thế nào? Bây giờ chúng ta so sánh đời sống của chúng ta lúc đang còn ở trong gia đình thì thấy như thế nào? Đời sống trong gia đình đầy rẫy những triền phược, đường đời thì đầy những bụi bặm ô trược và biết bao dây mơ rễ má trói buộc, biết bao nhiêu vật chất và duyên sự lôi cuốn, cám dỗ, biết bao những chông gai hố thẳm của ác pháp đang chờ đón.  Chúng ta so sánh rồi suy nghiệm có phải vậy không?

Khi mới lớn lên, chưa lập gia đình, chúng ta thấy còn vui chơi ăn học thôi chứ không có lo nghĩ gì hết. Cha mẹ lo làm hằng ngày cho con ăn học chứ mình không có nghĩ phải làm cho có cơm ăn áo mặc gì hết. Áo rách thì ba cho con may áo, còn đói thì mẹ cho con ăn cơm. Cứ vậy thôi chứ chưa biết nghĩ lo gì hết. Ăn với chơi với đi học thôi chứ không biết gì hết. Nhưng đến khi lớn lên một chút thì ham muốn cái này, cái kia, rồi bắt đầu tìm nghề nghiệp làm hoặc là xin tiền cha mẹ sắm cái này cái kia. Nhưng cũng chưa biết khổ đâu. Chỉ khi trong đó có những cái khổ như đi đánh lộn, đánh lạo, rồi uống rượu say sưa với bè bạn hoặc là chạy xe rồi bị xe đụng gãy chân, gãy tay, lúc bấy giờ mới thấy được cái khổ. Nhưng mà cái khổ của tuổi trẻ chưa thật khổ đâu. Cho đến khi lập gia đình, chừng đó mới thấy được cái khổ của nó, rồi sanh ra một vài đứa con mới thấy cái khổ của nó, rồi tất cả những cái lo toan khi mà cha mẹ chết rồi, không còn giúp đỡ cho tiền bạc, hoặc là phải tự mình lo lấy cuộc sống của mình thì bao gánh nặng cuộc sống ở trên vai của mình. Chừng đó, mình mới thấy cuộc đời quá khổ. 

Rồi vợ con đâu phải là luôn luôn lúc nào cũng ngọt ngào với mình đâu, nó cũng phải có những cái tư tưởng của nó, nó cũng phải có cái lối sống của nó. Cái lối sống của mình với lối sống của nó đâu phải hợp nhau được, cả hai người có những cái khác biệt nhau. Từ cái khác biệt đó, nên ở trong nhà hay có những sự lục đục, rầy rà hay hoặc là trái ý nhau. Nó làm cho mình chướng ngại đủ mọi điều, chớ đâu có phải sung sướng được. Chẳng hạn bây giờ giữa hai vợ chồng lỡ có một người chết thì thử hỏi rằng có khổ đau không? Khổ đau. Rồi hai người ngồi lại trong một mâm cơm ăn, nói chuyện người ngoài, khác ý nhau sinh ra gây lộn nhau thì thử hỏi trong lúc đó có vui sướng gì không? Đâu có vui sướng gì. Rồi như làm không ra tiền, ra bạc mà ham muốn cái này cái kia thì vợ chồng rầy rà nhau, cãi cọ nhau, người thì này, kẻ thì khác, thì quý thầy nghĩ coi cuộc đời có khổ không? Rất khổ, đủ mọi điều khổ. Thế mà người ta đâu có thấy được cái nỗi khổ đó, người ta chỉ thấy cái lạc của nó mà thôi. Người ta thấy đôi vợ chồng ngồi ở trên xe hơi hoặc là xe honda, người ta thấy như vậy là hạnh phúc. Nhưng trong cái hình dáng đó, cái khổ đau trong tâm lòng của họ đâu ai biết.

Một người nghèo nói tôi không có cơm ăn áo mặc tôi khổ, nhưng người giàu nói tôi có tiền bạc mà tôi còn khổ hơn nữa, tối tôi ngủ không yên sợ trộm sợ cướp. Thì đó là cuộc đời rẫy đầy những sự đau khổ, khổ mọi thứ. Nhà ở gần nhau, con gà con vịt qua lại, con chó con heo qua lại, là đã gây gổ, đã là làm khổ nhau rồi. Rồi con cái chơi giỡn nhau, cũng đủ mọi cách sinh chuyện, làm cho đời sống luôn luôn là bất an.

Đời sống ở ngoài đời quý thầy thấy rất là bất an, không có lúc nào gọi là an ổn. Cho nên có so sánh mới thấy được những sự triền phược, trói buộc đó, những dây mơ rễ má đó. Do sự so sánh này chúng ta mới nhìn lại đời sống của người xuất gia như thế nào? Ở trong giáo án ghi: Ngược lại, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không, không có một vật gì trói buộc, không có một đối tượng vật chất, một hoàn cảnh nào cám dỗ được họ. Bởi vậy, thật khó cho một người sống ở trong gia đình có thể sống theo Phạm Hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.

Đó là so sánh để chúng ta thấy đời sống của người xuất gia và đời sống của một người ở ngoài thế gian. Hai đời sống này, đời sống xuất gia giải thoát hoàn toàn, không còn một vật dụng gì hết cho nên chúng ta ngủ rất yên, không sợ trộm cắp và cũng không sợ hư hao bởi có gì đâu mà hư hao, nhà không có, gia đình cũng không có, cho nên đâu sợ vợ đói, con đói. Cho nên chúng ta thanh thản, an vui, hoàn toàn hạnh phúc, tâm hồn chúng ta trắng bạch như vỏ ốc, không bị hoen ố một chút gì trong những ác pháp.

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

1.- XUẤT GIA

Đó là so sánh để chúng ta bước vào một giai đoạn tu tập thứ 2. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ nhà cửa, của cải tài sản, sự nghiệp, sống không gia đình. Suy nghĩ như vậy sau một thời gian quý vị quyết tâm đoạn dứt. Từ bỏ tài sản nhỏ, tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, bà con quyến thuộc lớn. Thật hành sự cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa và xuất gia từ bỏ nhà cửa, của cải tài sản sự nghiệp, sống không gia đình. Đây là giai đoạn thứ 2 trên đường tu tập. Nghĩa là sau khi so sánh rồi chúng ta mới thật sự cạo đầu, thật sự đắp áo cà sa, chỉ nhận ba y một bát. 

Đây là giai đoạn thứ hai, giai đoạn này nghe thì nó có dễ nhưng nó khó vô cùng. Nếu một người có gia đình như hoàn cảnh của các cư sĩ trước mặt thầy đây, bây giờ các cư sĩ từ bỏ gia đình mà đi xuất gia có dễ không? Các cư sĩ muốn đó, nhưng vợ con các cư sĩ có muốn không, các cư sĩ có bỏ được không. Đó là cái khó. Cái bổn phận của các cư sĩ đã sinh con, con còn nhỏ dại, các cư sĩ bỏ được không? Điều đó quá khó, không phải chuyện dễ đâu. Một người làm được điều này cũng giống như một bầy cá trong một cái lưới, chỉ có con cá nào giỏi mới vọt ra khỏi lưới. Khó mà vọt ra khỏi lưới. Thầy thấy hầu như một trăm một vạn lưới cá của người chài lưới, ít có con cá nào nhảy ra khỏi cái lưới của họ. Cho nên khi các cư sĩ bị những cái lưới của gia đình, của đời sống, của vật chất bao vây rồi, khó có thể nhãy ra được. Trong muôn ngàn con cá bị lưới, may lắm chỉ có một con nhãy ra được mà thôi.

Ở đây Thầy xét chỉ thấy Minh Tông là một người có vợ, có con, tuy con còn nhỏ, còn đi học chứ chưa phải lớn khôn, có mẹ già đang bệnh đau, nhưng Minh Tông rất mạnh dạn trong giai đoạn quyết tâm tu hành, từ đó vượt ra khỏi mạng lưới gia đình để thực hiện con đường giải thoát cứu mình và có thể cứu người. Mạnh dạn quyết định như cư sĩ Minh Tông không phải ai cũng làm được hết.

Ở đây hầu hết các cư sĩ theo Thầy, chẳng qua chỉ để nghe mà thôi, chứ đi tìm sự giải thoát thật sự là phải cạo bỏ râu tóc, xuất gia, đời sống thay đổi hoàn toàn, phải cắt đứt những dây mơ, rễ má tình cảm của mình đối với gia đình thì lúc bấy giờ mới thực hiện được con đường thiền định của đạo Phật, mới làm chủ được sự sống chết, mới tịnh chỉ được các hành trong thân chúng ta, chứ không phải đơn giản.

Các thầy cứ nghĩ xem, các hành đang hoạt động trong thân chúng ta, như tim đập, gan phèo phổi và thần kinh đang hoạt động, hơi thở đang ra vô tự động như thế này, mà chúng ta muốn điều khiển làm sao cho chúng thật sự ngưng được, không phải là một chuyện dễ. Nếu tâm của quý thầy chưa thanh tịnh, còn thương, còn ghét, còn giận, còn hờn, còn ham vật chất, không cắt bỏ được đời sống của thế gian thì chắc chắn quý thầy không làm cái chuyện vĩ đại này được. Chắc chắn như vậy, không thể nào khác hơn được. Đó là giáo lý của đức Phật, giáo án đức Phật đã vạch một con đường đi rất rõ ràng cho chúng ta thấy.

Cho nên khi thay đổi nghề nghiệp, chúng ta thấy có sự giải thoát liền. Rồi từ đó chúng ta đi vào con đường thiện, lấy nhân quả làm nòng cốt cho con đường tu tập của người cư sĩ để thực hiện trong các nghề nghiệp thiện nghiệp thanh tịnh, tốt đẹp này. Và từ đó chúng ta tuần tự lập những hạnh bố thí, cúng dường hoặc là tập những hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh thì chắc chắn là trong gia đình của quý vị sống vẫn đem lại hạnh phúc, vẫn an vui. Có hạnh phúc hẳn hòi rõ ràng. Còn tiến tới để xuất gia, chuyển mình qua một cuộc sống mới thì chắc chắn quý vị khó mà đi đến cái giai đoạn thứ 2 này. Đây là giai đoạn để chúng ta trở thành một người tu sĩ chứ không còn là một người cư sĩ. Nếu quý vị không thực hiện được đời sống của một tu sĩ thì chắc chắn con đường thiền định của đạo Phật đã vạch ra cho quý vị đi, quý vị khó mà thực hiện được. Đó là sự xác định thật sự của Thầy. 

Cho nên khi quý vị nghe trong giáo án này đức Phật dạy tuần tự: suy nghĩ như vậy, sau một thời gian quý vị mới quyết tâm đoạn dứt. Bắt đầu từ bỏ tài sản nhỏ, nghĩa là lần lượt mình phải sắp xếp mà đức Phật gọi là từ bỏ tài sản nhỏ đó. Rồi lần lượt mới từ bỏ tài sản lớn, nghĩa là lần lượt mình sắp xếp đâu đó này kia nọ cho vén khéo rồi sau đó mới cạo bỏ râu tóc được. Rồi lần lượt mới từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, nghĩa là cắt đứt những tình cảm của chúng ta đối với những bạn bè xa xa, đó gọi là bà con quyến thuộc nhỏ đó. Bà con quyến thuộc nhỏ là anh em, chú bác xa gần trong dòng họ, đó là bà con quyến thuộc nhỏ. Rồi tuần tự cắt đứt tình cảm với những bà con quyến thuộc lớn, tức là những người như cha mẹ, vợ con mà đức Phật gọi là bà con quyến thuộc lớn. Lần lượt cũng phải từ bỏ tuần tự tài sản nhỏ, tài sản lớn. Quý vị phải hiểu tài sản nhỏ là những của cải tiền bạc. Còn tài sản lớn là những cái cuối cùng mà quý vị quét sạch ra, những cái dính mắc nhất cho đời sống của quý vị, đó là cái ăn chứ không phải cái gì khác. Bởi vì chúng ta có tài sản lớn, tài sản nhỏ chỉ là để phục vụ cho cuộc sống của chúng ta mà thôi. Ở đây, tài sản lớn nhất là hàng ngày chúng ta có những bữa ăn ngon lành, có những bữa ăn tốt đẹp đó. Đó là cái mà chúng ta khó bỏ lắm. Cho nên để thành một người tu sĩ thì đối với cái ăn người ta không còn ham thích nữa, cho nên đức Phật gọi đó là bỏ sạch những tài sản lớn tài sản nhỏ. Khi sắp xếp được, khi giải quyết được mọi cái như liệt kê trên thì lúc bấy giờ chúng ta mới đi qua được giai đoạn thứ 2 của giáo án, của phương án tu tập này.

Quý vị thấy trong hiện giờ, nghe Thầy thuyết giảng tới đây quý vị thấy mình có thực hiện được không, quý vị có thực hành được không, nghĩa là quý vị có bỏ được, có cắt đứt được các điều trên không?

Trong thập nhị nhân duyên, đức Phật có giảng nhị duyên trong 12 duyên này cho chúng ta: Sanh đã tận thì phạm hạnh mới xong. Tức là có cái duyên sanh thì mới có cái duyên ưu bi sầu khổ bệnh chết, nếu không có sanh thì sẽ không có ưu bi sầu khổ. Cho nên khi chúng ta đoạn duyên sanh thì ưu bi sầu khổ bệnh chết không có. Trong thập nhị nhân duyên thì 2 cái duyên cuối cùng này, Đức Phật bảongười tu sĩ ngay từ bắt đầu phải đoạn dứt tức là đoạn dứt duyên sanh.

Ở đây chúng ta phải xét cho đúng cái duyên sanh. Sanh ở đây là sanh y. Y là nương tựa. Sanh là sanh sống chứ không phải là sanh đẻ, không phải là đản sanh như người ta giải thích. Người nào giải thích như vậy là không hiểu. Chữ sanh ở đây là sanh y, là nhà cửa, của cải, tài sản, anh em ruột thịt, dòng họ... Cho nên khi người xuất gia đi tu thì sanh đã tận, nghĩa là đoạn tận, đoạn dứt các thứ sanh đó đi thì phạm hạnh, tức là con đường tu của đạo Phật mới đạt được. Nếu chúng ta không đoạn tận, còn thương, còn ghét, còn ngồi đây tu mà nhớ nh&a