TÌM KIẾM

TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (1/3)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)

 


 

1.- NGUYÊN KHỞI CỦA TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO NI

1./ Vì sao gọi là tỳ kheo: Tỳ kheo là dịch âm của chữ Phạn Bhikkhu (pali, sanscrik là Bhiksu) ý nghĩa chủ yếu là khất sĩ. Khất sĩ có nghĩa trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng của mình, của pháp thân vì thế gọi là khất sĩ.

Ngoài ra còn các nghĩa phụ: Bố ma, phá ác, tinh mạng, tịnh kỳ giới.

Bố ma là nhân vì xuất gia học Phật làm tỳ kheo là muốn liễu sanh thoát tử, không còn bị sự khuấy nhiễm và chi phối của ma nghiệp, cùng ma cảnh, ma vương, bớt đi ma danh lợi dụng và chi phối, cho nên ma cảm thấy sợ hãi vì thế gọi là bố ma.

Phá ác là tỳ kheo trì giới hay phá được phiền não ác nghiệp, li dục li ác pháp vì thế gọi là phá ác hay phá ma. Cho nên khi không gọi là tỳ kheo thì gọi là vị tu sĩ phá ma hay vị tu sĩ bố ma.

Tinh mạng: Tỳ kheo không làm các nghề nghiệp buôn bán, trồng trọt, thợ thuyền mưu sinh mà chỉ thanh tịnh khất thực để tự sống vì thế gọi là tịnh mạng (hay tinh mạng).

Tịnh kỳ giới: Tỳ kheo đem cả hình tướng thọ mạng của cuộc đời mình mà kiên trì giới luật thanh tịnh làm gương hạnh buông xả li dục li ác pháp vì thế gọi là tịnh kỳ giới.

Người xưa dịch âm (pali: bhikkhu; sanscrik: bhiksu) là bí sô, nay dịch là tỳ kheo hay tỳ khưu. Tỳ kheo ni là dịch âm của phạn (pali) bhikkhuni, (sanscrik) bhikshuni. Ý nghĩa của tỳ kheo ni cũng tương đồng ý nghĩa của chữ tỳ kheo, chữ nibiểu tượng cho nữ tánh mà thôi.

Phật giáo nói ba đời chư Phật đều có 7 hoặc 9 chúng đệ tử tăng tục nam nữ. Tỳ kheo, tỳ kheo ni đứng trong 7 chúng. Đây là 2 bậc cốt cán trong đạo Phật. Khi Đức Phật còn tại thế, hoạt động của đạo Phật lấy đức Phật làm trung tâm. Sau khi Phật diệt độ, thay vì 7 chúng của Phật giáo hoạt động lấy giới luật làm trung tâm hoạt động như lời dạy của đức Phật, họ lại lấy người xuất gia làm trung tâm, do thế Phật giáo càng lúc càng suy thoái. Người tu sĩ không còn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên chỉ có người tu mà không có chất lượng tu. Tăng đoàn xuất gia là hoạt động của đạo Phật mà không lấy giới luật của Phật làm cuộc sống của chính tăng đoàn thì Phật giáo ở thế gian này mất đi giá trị tôn giáo của nó, chỉ còn giá trị của triết học hoặc học thuyết văn hóa.

Cách đây hơn 2500 năm trong nhân loại xuất hiện một ngôi sao sáng đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cứu tất cả chúng sanh thoát cảnh khổ đau của kiếp người. Sự xuất hiện của tỳ kheo và tỳ kheo ni trên hành tinh này chứng tỏ Phật giáo có mặt, không còn nghi ngờ gì nữa.

Trong Ngũ Phần Luật có chia 11 giới tỳ kheo. Khất tỳ kheo không phải là tỳ kheo đúng như Pháp của Phật, mà 7 chúng của đạo Phật cũng hoàn toàn không giống đồ chúng của ngoại đạo vì chính ngoại đạo cũng chưa có thể phân chia đồ chúng của mình ra thứ bậc kỹ lưỡng như Phật giáo.

Sự tu tập của Phật giáo là phải li các dục. Muốn li các dục thì phải li từng phần. Do sự tu tập đó mà người theo đạo Phật được chia làm 7 chúng là 7 giai đoạn tu tập theo giới luật của đức Phật, chớ không phải 7 chúng là có 7 giai cấp của chúng phật tử trong đạo Phật. Khi người cư sĩ mới vào tu thì tu như thế nào, rồi người cận trụ nam, cận trụ nữ tu như thế nào, rồi khi thọ sa di phải tu như thế nào, rồi thọ tỳ kheo phải tu như thế nào. Đó là sự phân chia theo từng giai đoạn, từng cấp bực lớp để tu tập. Lớp học để giải thoát của Phật giáo phải đi từng giai đoạn như vậy. Hầu như người ta cho có 7 giai cấp đệ tử của Phật trong Phật giáo. Đó là quan niệm sai. Lớp học của Phật giáo phải có từng cấp bực học chứ không phải cấp bực lớn nhỏ, không phải tỳ kheo là lớn, mà sa di là nhỏ.

Căn cứ vào Ngũ Phần Luật, quyển 15 sa di, khi hành đạo, đầu tiên đức Phật độ cho hai người lái buôn tên Li-Vị và Ba-Lị, nghĩa là đầu tiên sau khi đức Phật thành đạo thì Ngài nhận hai người cư sĩ chứ không phải là nhận tu sĩ. Ở trong Ngũ Phần Luật quên rằng đức Phật nhận một cư sĩ đầu tiên chứ không phải hai vị lái buôn này, kết đó mới nhận hai vị lái buôn này. Ba vị này là ba vị cư sĩ đầu tiên của đạo Phật.

Trong giới bổn nói lúc đầu chỉ có một mình đức Phật cho nên không có đủ tam bảo, hai vị cư sĩ này chỉ có nhị quy y (Phật, Pháp mà Tăng không có) mà thôi. Đó là cái sai. Tuy chỉ có một mình Phật mà có đủ tam bảo vì đức Phật là nhất thể tam bảo. Khi đức Phật nhận 5 anh em Kiều Trần Như làm tỳ kheo thì cũng chỉ có mình đức Phật, vậy là sao? Theo lập luận của bộ giới luật này, họ không thấy nhất thể tam bảo từ nơi đức Phật. Sau đó họ còn nói Đức Phật cho con gái của bà la môn Tu Xà Đà thọ nhị quy y. Theo kinh giới nói đức Phật nhận cho 2 người lái buôn làm cư sĩ rồi kế là con gái vị bà la môn này, vị chi chỉ có 3 người cư sĩ đầu tiên trong đạo Phật. Nhưng sự thật trong kinh, Thầy thấy nói đức Phật nhận người đầu tiên làm cư sĩ là một ông già, rồi kế là hai vị lái buôn này, sau đó mới đến người con gái con bà la môn Tu Xà Đà, coi như đầu tiên đức Phật độ cho 4 người cư sĩ trong số có 3 nam một nữ.

Đọc qua Ngũ Phần Luật ta thấy không đúng với giới kinh, trong giới kinh Phật độ cư sĩ đầu tiên là cha của Yassa (Da du đà) rồi kế đó mới hai người lái buôn Li-Vị và Ba-Lị, sau nữa mới độ cho con gái Tu-xà-đà.

PHẬT-PHÁP-TĂNG

Tại sao một mình Phật mà có đủ Phật-Pháp-Tăng. Vì Phật là nhất thể tam bảo, do thế ta thấy trong giới bổn hay bịa đặt và viết sai sự thật về thời đức Phật.

Lần chuyển pháp luân đầu tiên tại Vườn Nai (Lộc Uyển) đức Phật độ 5 anh em Kiều Trần Như thế mà trong kinh giới Tứ Phần Luật Thọ Giới Tiền Độ nói rằng Phật độ 5 người thị tùng theo Phật ở buổi đầu xuất gia, 5 người thị tùng này do vua Tịnh Phạn phái đến, vừa hầu hạ thái tử, vừa phục vụ thái tử tu hành.

Điều này hết sức vô lí. Theo Thầy đọc trong giới kinh thì khi đức Phật đang tu tập ở vườn nai, vua Bimbisara thấy đức Phật có hạnh tu như vậy mới đề nghị chia cho đức Phật nửa giang san của mình, nhưng đức Phật từ chối, do vậy nhà vua cho tìm những vị trong nước có hạnh tu tốt cho vào trong vườn nai để làm bạn tu hành cùng Phật. Còn trong Tứ Phần Luật Thọ Giới Tiền Độ nói rằng vua Tịnh Phạn cho 5 người thị tùng giả làm người tu tập để theo vừa hầu hạ Phật vừa tu tập. Đó là những điều sai với sử, các tổ dựa vào đâu đặt ra như thế này. Nếu 5 người này là thị tùng của Phật thì làm sao dám chống đối Phật khi Phật bỏ khổ hạnh. Họ là chính là những người tu khổ hạnh cho nên khi thấy Phật lợi dưỡng lại thì họ mới không ưa Phật.

Quý thầy nghe tiếp Luật Tiền Độ kể: "Sau khi thấy Phật bỏ khổ hạnh cực đoan làm cho 5 người thị tùng hiểu lầm cho rằng thái tử thoái đạo tâm vì thế họ khinh khi và li khai thái tử". Thầy thấy họ là thị tùng mà dám khinh khi thái tử, dám li khai thái tử thì thật là vô lí, nếu họ là người tu thì họ khinh khi và li khai là phải, còn họ là thị tùng do vua sai họ đến để phục vụ thái tử thế mà họ dám khinh khi và li khai thái tử. Họ là thị tùng thì cái lí này các tổ viết ra không vững.

"Sau khi thái tử thành đạo, Ngài nhớ lại 5 vị tỳ kheo này làm việc khó nhọc phục vụ ngài, không kể nóng lạnh hầu hạ cúng dường nên trước tiên độ 5 người này". Đây là điểm sai nữa của giới bổn, một khi đã đi tu rồi mà còn người hầu hạ là sao? Đến đây quý thầy có thấy các bộ luật này đặt điều không? Quý thầy thấy các tổ đã thêm thắt, đặt ra những cái không có thật không. Thiệt ra không phải vậy.

Tỳ kheo ni xuất hiện rất muộn. Ngày đức Phật thành đạo cũng là ngày mà tôn giả Ananda chào đời. Sau 25 năm thì ngài Ananda mới làm thị giả cho Phật, mà ni chúng được xuất gia thì có ông Ananda xin. Như vậy từ ngày đức Phật thành đạo đến khi đức Phật chấp nhận cho ni xuất gia tu hành ít nhất cũng phải là 25 năm sau. Còn trong Tứ Phần Luật Tăng Bổ Tùy Giảng Biệt Luật của Đại sư Hoằng Nhất lại nói: "Sau khi Như Lai thành đạo 14 năm, bà di mẫu mới được xuất gia". Như vậy lúc đó ông Ananda chỉ mới 14 tuổi thì ai xin cho Bà di mẫu xuất gia. Như vậy trong kinh giới, về thời gian có ni chúng không đúng. Đem giới bổn so với giới kinh qua những câu chuyện lịch sử như vậy, thì hầu hết các luật sư viết luật tự mình đặt ra, không cần biết đúng sai. Nếu không có lịch sử trong giới kinh thì ai biết cái gì đúng. Do thế chúng ta có tin được giới bổn không? Ông Ananda vào tu là tỳ kheo chứ đâu còn sa di thì ít ra ông Ananda cũng phải 20 tuổi, mà trong Tứ Phần Luật Tăng Bổ Tùy Giảng Biệt Luật nói ni chúng được thành lập 14 năm sau khi đức Phật thành đạo thì lúc đó ông Ananda chỉ mới có 14 tuổi, chưa xuất gia. Vậy chúng ta có nên tin giới bổn của các luật sư viết ra không?

2.- THÂN PHẬN TỲ KHEO VÀ TỲ KHEO

Tỳ kheo và tỳ kheo ni cố nhiên là phải giữ gìn tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới, vì thế thân phận và tư cách của tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải do thủ trì tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới mà ra. Nghĩa là tư cách của người tu sĩ phải do giới luật mà ra, mà chính do giới luật mà ra thì tư cách này là tư cách giải thoát, là tư cách li những ác pháp, chứ không phải là các hình tướng bề ngoài làm ra vẻ là mình có những oai nghi tế hạnh nghiêm chỉnh mà trong lòng thì không có li ác pháp gì cả. Đó là hình tướng sai, cho nên mục đích thực hiện oai nghi của tỳ kheo và tỳ kheo ni là phải thực hiện bằng sự giải thoát thật sự chính thân tâm họ chứ không phải là hình tướng bên ngoài.

Những kinh giới đặt ra những oai nghi để người tu sĩ làm ra vẻ có oai nghi nhưng thật sự cái tâm của họ chưa li dục li ác pháp cho nên lén phạm giới luật. Chúng ta phải hiểu như vậy, bằng không thì chúng ta phạm những lổi rất nặng. Nếu tỳ kheo và tỳ kheo ni không giữ gìn giới luật thì thân phận và tư cách tỳ kheo và tỳ kheo ni chẳng ra gì, nghĩa là hoàn toàn thiếu đạo đức của đạo Phật. Tỳ kheo và tỳ kheo ni mà tư cách không đúng giới luật thì chẳng ai còn xem họ ra gì và người ta nhìn Phật giáo với đôi mắt khinh khi và không quý trọng nữa.

Tỳ kheo và tỳ kheo ni mà biết áp dụng giữ gìn giới luật thì li dục li ác pháp; nếu không có giới luật thì làm sao li dục li ác pháp được, vì thế tỳ kheo và tỳ kheo ni không li dục li ác pháp được thì tu hành hoài công vô ích. Hiện giờ tỳ kheo và tỳ kheo ni tu tập mà giới luật không nghiêm chỉnh nên sự tu tập của họ không giải thoát mà còn thêm tội lổi rất nặng.

Trong các kinh giới các tổ luận như thế này: "Tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải có là do từ giới luật mà ra", nghĩa là trong kinh giới cho là tỳ kheo và tỳ kheo ni không phải do giới luật đẻ ra, giới luật chỉ là khuôn khổ khép tỳ kheo và tỳ kheo ni mà thôi chứ không phải tỳ kheo và tỳ kheo ni do giới luật đẻ ra. Chúng ta phải hiểu một tỳ kheo và tỳ kheo ni phải do giới luật sanh ra vì vậy tỳ kheo và tỳ kheo ni mới li dục li bất thiện pháp.

Sự có mặt của tỳ kheo và tỳ kheo ni giới là do nhu yếu của tỳ kheo và tỳ kheo ni, cho nên trong các bộ kinh giới các tổ luận trong thời đức Phật độ cho người tu thì đâu có giới luật, nghĩa là khi đức Phật chưa chế giới ra thì vẫn đã có tỳ kheo và tỳ kheo ni, như vậy đâu phải giới đẻ ra tỳ kheo và tỳ kheo ni. Bởi vì tất cả tỳ kheo và tỳ kheo ni trong thời 13 năm trước khi đức Phật chế giới là những tỳ kheo và tỳ kheo ni vô lậu, đã li dục li bất thiện pháp cho nên đâu cần gì phải chế giới. Sau này vì tỳ kheo và tỳ kheo ni còn lậu hoặc cho nên đức Phật buộc lòng phải chế giới ra để tỳ kheo và tỳ kheo ni không có lậu hoặc.

Luận trong giới bổn mới nghe thì có lí mà suy nghĩ kỹ thì vô lí vì tỳ kheo và tỳ kheo ni có phạm mới chế giới chứ không phạm thì chế giới làm gì. Ở trong kinh giới thì các tổ luận giới không có đẻ ra tỳ kheo. Nếu không có giới thì 5 anh em Kiều Trần Như làm sao trở thành 5 vị tỳ kheo đầu tiên của đức Phật. Tứ Diệu Đế không phải là giới sao? Đó là giới hành li dục li bất thiện pháp. Nhưng các vị pháp sư, giới sư đều cho đó là pháp chứ không phải là giới. Vốn giới được chế ra cũng chỉ giúp ta li dục li bất thiện pháp, mà Tứ Diệu Đế cho chúng ta thấy đời là khổ, nguyên nhân khổ là do lòng ham muốn, Diệt Đế là nơi không có tâm trạng ham muốn, là cảnh giới giải thoát, rồi tám nẽo đi đến cảnh giới giải thoát đó thì không phải là giới sao? Đó là giới mà. Do chỗ này thuộc giới hành vì vậy các vị tu sĩ này (5 anh em Kiều Trần Như) sau nghe đức Phật thuyết Tứ Diệu Đế rồi thì họ chứng quả Dự Lưu liền, sau đó thì họ thực hiện cho nên họ chứng quả Alahán, thì đó là giới chứ gì? Vậy mà các vị giới sư giới luật thời nay không thấy đó là giới, họ cho đó là bài pháp thôi. Cho nên cái thấy của họ không phải thực thấy. Đức Phật khi đã thành Phật thấy chỉ có pháp mà Phật tu chứng mới đem đến cho Phật giải thoát. Vậy thì pháp đó là cái gì? Đức Phật đã thấy được pháp, mà đã thấy được pháp là thấy được giới luật.

Khi Thầy giảng về 37 phẩm trợ đạo thì các con mới thấy giới hành quan trọng rất lớn trong cuộc đời tu tập của chúng ta. Còn giới bổn mà chúng ta đọc đây là để biết cái sai của người sau, họ viết bậy bạ, họ không hiểu Phật pháp, họ hiểu Phật pháp bằng sự cạn cợt, họ thấy 37 phẩm trợ đạo là pháp chứ không phải giới. Đó là cái sai của họ. Những kẻ viết giới luật mà chẳng hiểu giới luật của Phật là pháp môn phương tiện cho người tu tập. Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo không phải là những phương tiện để chúng ta tu tập sao?

Để khắc kỷ, để giữ gìn thân tâm của mình không còn ở trong ác pháp, để li những tâm ham muốn của mình, trong giới bổn đặt ra như vầy: “Cấm không ăn phi thời, ăn ngày một bữa”. Nhưng khi người tu sĩ ở trong pháp li dục thì người ta đâu có cần ăn hai ba bữa, người ta ăn đủ sống và người ta thấy đồ ăn bất tịnh rồi. Như vậy không cần cấm mà người ta vẫn giữ giới được. Nuôi chánh mạng thì ai mà ăn phi thời. Như vậy chúng ta phải hiểu giới trong giới kinh là giới hành rất vi diệu và nó đưa chúng ta đến thiện pháp rất rõ ràng. Vì đời sau không hiểu nên mới có giới bổn ra đời, còn hiểu như 13 năm khi không có giới bổn thì giới bổn ra đời để làm gì, người ta chỉ tu tập giới hành là đủ giải thoát rồi. Người nào sống đúng giới hạnh mà tu tập giới hành thì có kết quả ngay trong sự giải thoát hiện tiền.

Vì không hiểu giới luật là pháp môn cứu cánh giải thoát cho con người nên các tổ giới luật chia làm 11 thứ tỳ kheo như sau (tỳ kheo là tỳ kheo giải thoát thôi, sao lại chia làm 11 loại tỳ kheo):

1. Tỳ kheo ăn xin. Họ đi ăn xin nhưng chưa hẳn đã là người li dục đâu. Hơn nữa họ chỉ cần có y áo, rồi đến giờ đi xin ăn, không cần thọ giới gì cả, chẳng cần biết giới luật.

2. Tỳ kheo trì y hoại sắc, tức giữ y phấn tảo. Tỳ kheo này cũng chưa chắc đã giữ giới luật, chưa chắc đã li dục.

3. Tỳ kheo phá ác. Vị Tỳ kheo này ngay pháp thực hiện li dục li ác pháp, chứ không theo các pháp tứ yết ma. Loại Tỳ kheo này không cần đi xin ăn, không cần mặc y miếng rách miếng lành, nhưng luôn luôn thực hiện tu tập li dục li bất thiện pháp. Đây là Tỳ kheo xứng đáng nhứt.

4. Tỳ kheo như thật (Tỳ kheo không nói láo)

5. Tỳ kheo kiên cố, nghĩa là giữ oai nghi của một tỳ kheo không cho sai phạm gì hết nhưng tâm họ không li được pháp thiện pháp ác, chỉ có hình thức kiên cố mà thôi.

6. Tỳ kheo thấy lổi, nghĩa là thấy lổi của mình để sửa, tức là thấy pháp ác. Tỳ kheo này cũng khá.

7. Tỳ kheo do một lời thọ giới, khi nghe một bài pháp rồi thì vị Tỳ kheo nói lên lời nói của mình "Con xin thọ giới tỳ kheo, thọ Phật Pháp Tăng để làm một vị tỳ kheo do đức Phật hướng dẫn". Chỉ nói một lời thì đó là tỳ kheo một lời.

8. Tỳ kheo do hai lời thọ giới. Vị này nói lên lần thứ nhất thì đức Phật chưa chấp nhận, vị này nói lần thứ hai mới được đức Phật chấp nhận. Đó là Tỳ kheo hai lời.

9. Tỳ kheo do ba lời thọ giới. Vị nầy phải nói 3 lần mới được đức Phật chấp nhận.

10. Tỳ kheo thiện lai. Là người này nghe pháp rồi râu tóc tự rụng hết, y áo ở đâu bay đến đắp vào mình vị này, đức Phật gọi là thiện lai tỳ kheo. Vị Tỳ kheo thiện lai này chứng quả Alahán chứ không phải tầm thường.

11. Tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma thọ giới. Tỳ kheo thứ 11 này không phải là các loại Tỳ kheo trên. Chúng ta là Tỳ kheo đúng như pháp bạch tứ yết ma rồi thọ giới. Hiện giờ ai mà không thọ tỳ kheo thì coi như không có làm Tỳ kheo được. Trong giới nói Tỳ kheo thực hiện pháp bạch tứ yết ma mới là tỳ kheo.

Trong Căn Bản Tác Bà do bộ luật nhiếp phục thì có 10 thứ tỳ kheo:

1. Tỳ kheo không có thầy, như bích chi Phật, Độc Giác Phật, tự mình tu không có thầy.

2. Tỳ kheo chứng trí, (là tuệ giải thoát của mình)

3. Tỳ kheo vấn tấn (nghĩa là sau khi hỏi một pháp gì đó được đức Phật trả lời xong thì trở thành một vị tỳ kheo gọi là Tỳ kheo vấn tấn.)

4. Tỳ kheo quy y (nghĩa là khi quy y Tam Bảo rồi thì vị này trở thành Tỳ kheo liền chứ không phải thọ ngũ giới, thọ thập giới... theo tác pháp yết ma)

5. Tỳ kheo 5 vị luật sư truyền thọ giới (nghĩa là mình trở thành Tỳ kheo ở nơi biên cương, ít tỳ kheo cho nên chỉ có 5 vị tỳ kheo cho thọ giới).

6. Tỳ kheo 10 vị luật sư. Còn tại Giới Đàn thọ tỳ kheo phải có 10 vị tỳ kheo (tam sư thất chứng) thì đó là Tỳ kheo 10 vị luật sư.

7. Tỳ kheo thọ kinh pháp: khi mình thọ được các kinh pháp dạy thì mình trở thành vị tỳ kheo, không phải là Tỳ kheo 5 vị hay Tỳ kheo 10 vị truyền giới cho mình. Sau khi hiểu kinh pháp xong thì mình cạo tóc, mặc y pháp, chấp nhận giới luật của Phật, mình trở thành tỳ kheo.

8. Tỳ kheo hiển xứ. Thí dụ mình muốn làm tỳ kheo bèn sai một người nào đó đến xin một vị Hòa thượng và được vị Hòa Thượng này chấp nhận thì ở đây mình trở thành tỳ kheo.

9. Tỳ kheo hai chúng, nghĩa là có hai người chứng nhận cho nhau thì họ vẫn được làm tỳ kheo.

10. Tỳ kheo thiện lai là các bậc Alahán.

Trong kinh giới Tác Bà Ta La cho có 10 dạng Tỳ kheo như vậy, còn kinh giới trên cho có 11 dạng Tỳ kheo.

Có 10 pháp thọ cụ túc:

1.- Thọ cụ túc không thầy,

2.- Thọ cụ túc với 5 thầy đắc đạo,

3.- Trưởng Lão Ma ha Ca Diếp tự thệ liền đắc cụ túc giới. Mình tự thệ nguyện giữ gìn giới nghiêm chỉnh là mình đã thọ cụ túc giới rồi,

4.- Ông Tô Đà tùy thuận đáp qua những lời thưa hỏi, thì ông cũng đắc cụ túc giới rồi,

5.- 5 thầy truyền giới,

6.- Tỳ kheo ni Ma ha Ba Xà Ba Đề (Maha Gotami) thọ Bát Kỉnh đắc cụ túc giới, nghĩa là bên ni người ta thọ Bát Kỉnh Pháp thì cũng đắc cụ túc giới,

7.- Bán Ca Thi Ni khai trí được thọ cụ túc, tức là cho người đến xin thì ngay đó mình thọ cụ túc được rồi,

8.- Thiện lai,

9.- Quy Mạng Tam bảo, nghĩa là mình quy mạng Tam Bảo là mình đã thọ cụ túc rồi,

10.- Bạch Tứ Yết Ma, nghĩa là phải có 5 hay 10 vị để Bạch Tứ Yết Ma.

Tỳ Ni Mẫu có 5 pháp thọ cụ túc:

1.- Thiện lai tỳ kheo,

2.- Bạch Tứ Yết Ma,

4.- Bát Kỉnh Pháp,

5.- Thọ Cụ Túc Bực Thượng (nghe pháp mà đắc quả Alahán).

6/ Tứ Phần Luật có 8 thứ tỳ kheo:

1.- Danh Tự tỳ kheo,

2.- Tương tự tỳ kheo (có hình thức giống tỳ kheo),

3.- Tự Xưng tỳ kheo,

4.- Thiện Lai tỳ kheo,

5.- Thích Cầu tỳ kheo,

6.- Tỳ kheo mặc y cắt rọc,

7.- Tỳ kheo chứng quả Alahán,

8.- Bạch Tứ Yết Ma.

Ở đây theo Thầy thấy trong đạo Phật chỉ có một loại tỳ kheo là tỳ kheo li dục li ác pháp thôi. Trong các bộ kinh giới nói Tỳ Kheo Alahán là bịa ra thôi, một người phàm phu muốn thành vị Alahán thì phải li dục li bất thiện pháp chứ không thể nào đã li rồi mà còn là một vị tu sĩ Alahán được. Khi một Tỳ kheo chứng quả Alahán thì vị này phải li dục li bất thiện pháp hoàn toàn.

Ở đây có thể quy nạp thành 10 loại tỳ kheo nữa:

1.- Tỳ kheo không có thầy,

2.- Tỳ kheo một lời,

3.- Tỳ kheo hai lời,

4.- Tỳ kheo ba lời,

5.- Tỳ kheo ác kiết sử,

6.- Tỳ kheo tự thệ,

7.- Tỳ kheo thiện lai,

8.- Tỳ kheo vấn tấn,

9.- Tỳ kheo luận đáp,

10.- Tỳ kheo Bạch Tứ Yết Ma.

Suốt cuộc đời của đức Phật, Ngài độ bao nhiêu thiện lai tỳ kheo? Các vị Đại Đệ Tử được đức Phật độ ở thời kỳ đầu tiên đều là thiện lai tỳ kheo: 5 người trong nhóm 5 anh em Kiều Trần Như, 30 người trong nhóm ông Mảnh Từ Tử, Ưu Lâu Tần La Ca Diếp, và 500 đệ tử của ông Già Do Ca Diếp và 200 đệ tử Ưu Ba Tư Na và 250 đệ tử Đại Mục Kiền Liên và 250 đệ tử con cháu giòng Vương Thất Thích Ca, 500 người nhóm ông Bạt Đà, 500 người nhóm Quần Tạc. Tư liệu này thấy trong Maha Tăng Kỳ Luật (nghĩa là trong bộ luật Maha Tăng Kỳ Luật ghi số người này gọi là thiện lai tỳ kheo theo đức Phật trong thời kỳ có Phật hiện tiền, không lập giới đàn, không có pháp yết ma, chỉ nói lên ý chí quy y theo Phật Pháp Tăng và được Phật chấp nhận). Do đây, nhận thấy thiện lai tỳ kheo đương thời là vai trò lãnh đạo cũng là thành phần chủ yếu. Tỳ kheo bạch tứ yết ma thọ cụ túc giới là sau này.

Bạch tứ yết ma có nghĩa là một phen báo cáo, ba phen xưng cầu (mọi người có sự yên lặng chấp nhận mới thành pháp yết ma, trong 10 người nếu có một người phản đối thì không thành yết ma).

Chỉ trì và pháp trì giới luật là tiếng gọi chung của hai thứ loại biệt, nói theo nghĩa rộng tỳ kheo giới cũng bao quát tỳ kheo luật. Nói theo nghĩa hẹp giới là giới, luật là luật, trong luật có bao hàm giới nhưng trong giới không bao hàm luật. Luật bao gồm cả chỉ trì và pháp trì, còn giới thì chỉ có chỉ trì, không có pháp trì, vì thế trì luật bao hàm trì giới, trì giới không bao hàm trì luật.

Trì luật là việc của đại chúng trong tăng đoàn, còn trì giới là việc của mỗi cá nhân. Trì giới gọi là chỉ trì, tức là không làm các pháp ác; trì luật gọi là pháp trì, tức là làm việc thiện. Giới tướng gọi là chỉ trì, quy định các pháp yết ma gọi là pháp trì. Trong sinh hoạt cá nhân lấy giới làm chủ yếu, cá nhân muốn giải thoát sanh tử cần phải trì giới. Phật giáo muốn tồn tại tốt đẹp lâu dài, cần phải trì luật. Một vị tỳ kheo chơn chánh không thể không trì giới; một tăng đoàn có triển vọng không thể không trì luật. Tỳ kheo giới và tỳ kheo ni giới thông thường không làm ngũ thiên thất trụ (ngũ thiên là năm thứ tội hạnh, thất trụ là bảy tội danh).

Đến đây là phần thông hiểu phận sự của giới và luật chỉ trì và pháp trì. Bây giờ quý thầy trở về giới bổn patimokkha.

3.- GIỚI CỦA TỲ KHEO - TỲ KHEO NI

1/ Tỳ kheo có 3 y, tỳ kheo ni có 5 y, còn sa di chỉ có 2 y là y trên và y dưới. Tỳ kheo và tỳ kheo ni không được lìa 3 y, chỉ có y trung và y hạ mới giữ thân mình kín đáo, còn y trung không kín đáo lắm.

2/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni trong khi ngủ cũng không được lìa y thượng và y hạ. Sa di không có đại y nên không phạm.

3/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni không được nhóm lửa (nấu ăn hay làm gì). Sa di có thể nhóm lửa nấu cháo hay nấu cơm cho đại chúng dùng (Trong giới luật (giới bổn) chế thêm, trong giới kinh sa di cũng không được nấu).

4/ Tỳ kheo hay tỳ kheo ni sau khi đã ăn bữa ăn chính rồi, thí chủ có đem đến cúng dường đồ ăn, Tỳ kheo hay tỳ kheo ni trong bụng có thể ăn thêm cũng không được ăn nữa, đây gọi là túc thực (ăn biết đủ, không được ăn thêm),nếu như quyết định muốn ăn thêm thì phải nhờ một tỳ kheo hay tỳ kheo ni khác chưa ăn làm lễ dư thực bằng cách nhờ vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni ăn đó ăn trước một miếng sau đó mình mới ăn được. Sa di tuổi nhỏ không bị hạn chế của túc thực.

Một tỳ kheo mà còn thèm ăn như vậy thì sao gọi là li dục li bất thiện pháp được, cho nên giới luật chế ra không còn đúng để ta li dục li bất thiện pháp. Thầy đọc ra để quý thầy thấy giới bổn người sau chế ra làm sai hết giới luật của Phật, bởi mục đích chúng ta giữ gìn giới là để chúng ta li dục li bất thiện pháp, thế mà vị tỳ kheo thấy đồ ăn ngon còn muốn ăn rồi nhờ vị tỳ kheo khác làm lễ dư thực để ăn thêm. Trong thập giới sa di quá rõ ràng, không thể làm như vậy được, sa di không thể muốn ăn hồi nào cũng được.

5/ Không làm hại hạt giống và ngũ cốc; tỳ kheo không được trồng và làm tổn hại, nhưng sa di có thể thay tỳ kheo xử lí tức trồng hoặc là xay, giả, nấu.

Như vậy các sa di không còn giới hạnh nào nữa hết vì sa di thay các vị tỳ kheo làm các điều phi giới luật.

6/ Những vật bất tịnh (Bất tịnh là chỉ cho các vật nhơ bẩn như đại tiểu tiện và đàm giải) như đồ ăn còn thừa không nên bỏ trên cỏ non, trên những loại cây, sẽ làm cho chết cây, cũng như đừng đại tiểu tiện trên cỏ cây. Giới thứ 6 này, người tỳ kheo và chú sa di đều giữ gìn như vậy.

7/ Leo lên cây làm mất oai nghi, tức là vị tỳ kheo và tỳ kheo ni không được leo lên cây, chỉ có sa di được leo mà thôi.

8/ Tỳ kheo không được cầm nắm vật báu, chỉ có sa di thay tỳ kheo cầm nắm và giữ gìn.

Chúng ta thấy trong thập giới sa di cấm, vậy mà trong giới bổn nói sa di thay tỳ kheo làm được các việc này.

9/ Đồ ăn còn thừa để qua đêm, tỳ kheo và tỳ kheo ni chẳng được ăn lại, chỉ có sa di ăn lại được.

10/ Tỳ kheo không được đào đất. Sa di thì được.

11/ Các vật thực không do người khác đưa cho, thì tỳ kheo không được ăn, sa di không bị hạn chế và làm người dâng thực phẩm cho tỳ kheo.

Đó chỉ là cách giới bổn tạo cho chúng ta thêm dục lạc chứ không phải li. Đời sống theo đạo Phật rất khó, phải biết các