TÌM KIẾM

TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (2/3)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)

 


 

TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (2/3)

Mười ba giới tăng tàng, cuốn phạn luật Bà Thi Ca dịch sanghadisesa là Tăng Tàng (hay triệt khai). Bốn tội ba la di có nghĩa là vô dư, vi phạm một giới thì không còn phương cứu chửa được; 13 tội tăng tàng là hữu dư, nếu phạm một giới nào còn có thể thú tội được, cũng như người bị cắt cổ mà còn cuốn họng gặp thầy thuốc hay còn có thể cứu chửa được, không phải một hai ba tỳ kheo mà phải đủ số 20 tỳ kheo thanh tịnh mới tác pháp xả tội này được.

(Ghi thêm: Luật Tổng Quát của Thượng Tọa Bộ có 6 thứ tội: 4 tội triệt khai (parajika) mất gốc, không thể sám hối; 13 tội tăng tàng (sanghadisesa) xuất tội bằng thọ biệt trú trước tăng hội; 2 tội Bất định (aniyata) không xác định tội; 30 tội ưng xả đối trị (nissagiyapácittiya) thọ sám hối; 92 tội ưng đối trị (pácittiya) thọ sám hối; 4 tội ưng phát lộ (pátidesaniya) thọ sám hối.)

7.- KIẾT GIỚI 13 TỘI TĂNG TÀNG

1.- Giới cấm thủ dâm: Tự mình hành dâm. (Có một số tu sĩ trong tuổi thanh niên không có pháp tu hành rồi cái dâm dục sanh ra, làm việc không trong sạch để tự thỏa mãn tánh dâm của mình.) Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do khi Phật ở thành Xá Vệ, ông Kaludayi dục ý bồng bột, chìu theo ý tưởng dục này chọc phá nam căn xuất tinh. Các tỳ kheo đem việc ấy bạch Phật. Phật nói "Làm sao lại ở trong pháp tu thanh tịnh xuất gia mà có hạnh nhơ uế như thế được. Ông là người ngu si, thường ngày nhận thức ăn của tín thí lại đem tay ấy chọc phá nam căn", Phật quở trách rồi, họp chúng tỳ kheo mà kiết giới. (Các thầy thấy tay của chúng ta luôn luôn không nên để ở chỗ nam căn mà phải để ở trên chỗ khác; và tâm chúng ta tập trung vào một điểm để tâm được nhiếp phục không chạy loạn xạ, không bị giao động với các pháp bên ngoài. Người tu sĩ đạo Phật lúc nào cũng nhiếp tâm, không nên để tâm chạy lang thang. Chúng ta cũng không khoanh tay ở ngực như học trò lễ nho giáo, mà chỉ nên buông thỏng theo hai bên thân).

Lúc bấy giờ có thầy tỳ kheo loạn ý ngủ mê, ở trong chiêm bao xuất tinh, nghi mình phạm tội tăng tàng nên đem việc ấy bạnh Phật, Phật bảo "Ở trong chiêm bao thì không phạm vì chiêm bao là giả dối, không chân thật. Nếu chiêm bao là chân thật thì người tu phạm hạnh không ai được giải thoát. Vì các chiêm bao đều không thật nên người tu phạm hạnh trong pháp Ta đều dứt hết khổ".

Ở đây cũng là một lí luận của người sau viết. Theo sự tu tập theo đạo Phật, đức Phật chế giới đầu tiên là giới dâm. Tâm không chạy theo sắc dục thì làm sao có mộng chiêm bao trong dục được. Ít ra cũng thấy cô này cô kia, cũng háy cũng nguýt, thấy cô nọ cười với mình thì cũng thỏa thích trong lòng do đó mới chiêm bao dâm dục với cô ta mới xuất tinh được, chứ bộ khi không mà xuất tinh được sao. Một người chưa biết Phật pháp vẫn có mộng tinh, thấy người khác phái, tâm ham thích dâm dục mới sanh mộng và xuất tinh. Người tu lúc nào cũng phải giữ gìn phòng hộ 6 căn. Mới đầu còn phòng hộ, sau đó thấm nhuần, rồi khi tu định vô lậu quét sạch tâm ái, tâm tham dục thì thân tâm rất thanh tịnh, không còn dục cho nên mới đi vào 4 thiền được. Thân còn bất tịnh thì không thể nhập định được. Khi thở chậm thì thân phải thay đổi, không còn ở dạng bình thường của thế gian nữa, không còn luyến ái thì tâm làm sao còn sắc dục được. Chỉ khi tâm còn sắc dục mới có mộng dâm dục mới xuất tinh. Ăn vừa phải, ngủ vừa đủ, tu tập đúng cách thì làm sao có tâm sắc dục, làm sao có mộng tinh.

Nếu tự tay mình nắm vuốt làm vui, mò rớ khiến nó xuất tinh thì phạm tội Thâu lan giá (thullaccaya); nếu thấy cầm thú giao hội, tâm dục khởi lên xuất tinh thì nên tự trách tâm mình (tự sám hối).

Phòng hộ 6 căn là pháp đầu tiên của người mới tu theo đạo Phật thì các sự kiện xẩy ra chung quanh chúng ta đâu còn để ý nữa. Nếu để ý, tâm còn bị dính mắc thì phong hộ 6 căn chưa đủ.

Ở đây kinh giới nêu ra tội nặng tội nhẹ cho chúng ta thấy chứ theo Thầy thì không đúng. Khi vào tu thì ông thầy phải dạy cho đệ tử mình ngay từ bước đầu để phá tâm dâm bởi vì do dâm dục mới có sanh tử. Nếu không dạy những pháp để người đệ tử đối trị tức là đưa người ta đi đến chỗ chết, càng ngày càng phạm giới của Phật, rồi đuổi người ta. Lổi là tại vì ông thầy.

Loạn ý mà ngủ là có 5 điều tội:

1/ Có chiêm bao xấu,
2/ Chư thiên không ủng hộ,
3/ Tâm không thâm nhập Phật pháp,
4/ Không nghĩ minh tướng,
5/ Ở trong chiêm bao xuất tinh.

Còn thiện ý mà ngủ là có 5 công đức trái ngược trên.

Ở đây người ta cho 5 điều này là tội lổi do loạn ý. Sự thật đây là cái lí của người biên soạn giới, họ nêu ra 5 điều này là cái lí pháp chứ không phải là hành pháp. Họ nói loạn ý nhưng làm sao để cho người ta không loạn ý, phải dạy pháp nào cho người ta không loạn ý. Người thầy không dạy bảo làm sao cho tâm người ta xâm nhập Phật pháp; làm sao cho chư thiên ủng hộ? Làm sao cho hết chiêm bao. Người thầy không dạy cách thức cho người ta tu tập mà chỉ nói lí luận thôi, rồi kết tội người ta. Đây là cái lổi của người thầy, của người viết ra kinh giới này không đưa ra pháp hành. Nếu chỉ rõ cho người ta phải tu như thế nào để trị tâm dâm dục thì làm sao có 5 lổi này.

"Còn thiện ý mà ngủ là có 5 công đức trái ngược như trên" nghĩa là trái ngược lại những cái trên này là 5 thiện ý. Nhưng làm sao cho người ta thực hiện được 5 thiện ý này. Đây chỉ nói cái lí đúng thôi chứ không đưa ra pháp hành, nói được mà không có pháp hành.

Thầy vạch rõ cho thấy họ chỉ nói lí pháp mà không có hành pháp, cái hành để người ta đạt được lí đó thì không nói ra được. Cho nên người dạy đạo Phật là phải nắm vững lí pháp và hành pháp. Nói lí pháp thì trên mây xanh mà hành pháp thì không có, như nói nằm chiêm bao xuất tinh thì không có lổi, đó là sự bào chửa, nếu ban ngày không huân cái tâm dâm dục thì làm sao ban đêm ngủ chiêm bao, cho nên nói tội người ta thế này, tội người ta thế kia được mà không có pháp hành để người ta thoát khỏi tội. Cái đó là cái không đúng của Phật pháp.

2.- Giới cùng người nữ không xúc chạm nhau. Vì sao Phật chế giới này? Do khi Phật ở nước Xá Vệ, ông Kaludayi nghe Phật cấm không được chọc nam căn, nên đợi phụ nữ đến phòng, dụng ý mà sờ mó hôn hít. Các tỳ kheo đem việc này bạch Phật. Phật kêu ông Kaludayi đến quở trách rồi họp chúng tỳ kheo lại chế giới.

Ông Kaludayi này nghe Phật cấm không được thủ dâm nên ông hôn hít phụ nữ khi họ đến thất của ông được. Dụng ý là sao? là tâm sanh ái nhiễm xúc chạm từ tóc cho đến chân của người nữ, nắm kéo xô đẩy đạp trên lưng của người nữ mà sanh tâm nhiễm đắm, hoặc người nữ đạp trên thân phần của người tỳ kheo, hoặc bóp tay, bóp chân, đấm lưng, hay y vật ngăn cách tỳ kheo xúc chạm hoặc nhiều hoặc ít đều bị phạm tội tăng tàng.

Nếu cả hai có y vật ngăn cách mà xúc chạm thì chỉ phạm tội ác tác, hễ xúc chạm đến thân người nữ thì phạm tội hữu dư, nương dựa vào người nữ như ghế giường mà khởi động dâm tâm thì phạm tội thâu lan giá (thullaccaya),nếu người nữ lễ tỳ kheo nắm chân hôn, tỳ kheo sanh tâm thọ lạc thì bị tội tăng tàng (sanghadisesa).

Trong chuyện tiền thân của đức Phật, công chúa hôn chân của thái tử trước khi thái tử đi tìm ngọc báu. Nàng ôm chân thái tử khóc vì sợ thái tử chết nơi xứ ấy nhưng chàng quyết chí ra đi. Sau khi tìm được ngọc báu trở về thấy công chúa hấp hối nên đem ngọc báu đổi lấy lon gạo rang nấu cháo cho công chúa, mà không tiếc viên ngọc đáng giá tiền của của cả nước, mới so được cái phước vì lòng từ bi cứu công chúa. Đây là câu chuyện tiền thân của đức Phật với vợ hiện nay là Gia Du, người vợ sợ thái tử vào nơi nguy hiểm mà không tìm được ngọc nên ôm chân thái tử khóc. Do sự xúc chạm như vậy nên thái tử thấy viên ngọc đã tìm được không còn quý nữa.

Trong giới này diễn tả như vậy là muốn lấy cớ người phụ nữ ôm chân chồng. Đức Phật làm như vậy là không phạm tội. Nhưng theo Thầy nghĩ lúc đó đức Phật chưa phải là Phật, chỉ là một người có vợ thì đó là tình cảm của người ta, dĩ nhiên là không có tội, có gì liên quan người tu sĩ đâu mà đem đưa vào chỗ này. Khi đã là tu sĩ mà phụ nữ ôm chân hôn, ông thầy sanh tâm đắm nhiễm thì bị tội rồi chứ gì. Các ông giới luật đem sự việc này so sánh thì không đúng vì tu sĩ thì khác với cư sĩ. Cư sĩ không tà dâm là không dâm dục với vợ của người khác, còn tu sĩ thì phải hoàn toàn không dâm dục vì đó là đường lối không còn sanh tử luân hồi. Mấy ông viết giới đem mẫu chuyện này để bào chửa tội dâm.

Thầy có thấy trong báo Công An có đăng vụ một thầy có vợ, vị thầy nói Phật không cấm tỳ kheo có vợ cho nên tỳ kheo vẫn có vợ như thường. Không biết ông thầy này tu như thế nào, đã li gia cắt ái, không còn ái dục, không còn thương ghét, thế mà ông thầy này còn có vợ được.

Trường hợp này thì không phạm: khi nhận vật cho chạm vào nhau; hoặc trợt chân ngã nhằm người nữ; hoặc người nữ té xuống sông, rơi trong hầm lửa; hoặc người nữ ăn nhằm chất độc; người nữ tự thắt cổ, đâm cổ... vì lòng từ mà cứu tế họ mà tâm không xúc động thọ vui thì không phạm.

Thầy nói chỉ khi người tu xong rồi mới xúc chạm mà tâm không động, còn khi người chưa tu xong đụng tới người nữ là tâm thân đều rung hết rồi. Nó có sự giao động rất mạnh về tâm dục khi xúc chạm da thịt người nữ, cho nên tu sĩ phải cố gắng tránh.

Trong kinh Tăng Chi Phật đã nói "Ta không thấy một pháp nào thu hút, cám dỗ tâm người nam bằng sắc thân của người nữ, bằng tiếng nói của người nữ, bằng hương của người nữ". Chúng ta là tu sĩ trên bước đường tu tập chúng ta phải suy nghĩ cho kỹ, một khi đã xúc chạm với thân người nữ rồi chúng ta phải quán hết sức để xả, phải xả cho thật sạch. Khi được dạy độc cư là phải độc cư 100%, vị thầy phải làm hàng rào vửng chắc cho các đệ tử của mình. Sau khi tu độc cư thân tâm đã thanh tịnh rồi, mới không bị đọa vào ba đường ác. Cho nên trong thời đức Phật, vị tỳ kheo nào đã tu xong, đã chứng quả Alahán xong thì Phật chấp nhận cho vị này xin về thăm gia đình, chứ khi chưa chứng quả Alahán mà xin thì đức Phật không dám cho, vì khi tu chưa xong mà cho về thì tâm sẽ đắm nhiễm liền.

Trong luật Thiện Chiến nói: Nếu người nữ đập tỳ kheo, tỳ kheo khởi dục tâm thọ lạc thì phạm tội đột các la (dukkatayo). Nếu người mẹ lâu ngày đến thăm nắm tay mừng rở, hoặc chỗ đường hẹp như khi ở trên xe bị dằn đụng chạm đến môi người nữ thì không phạm; nhưng khi qua sông không được cởi các con vật cái. Trong giới mà Phật dạy như vậy thì chúng ta vẫn thấy rằng có thể trước các con vật cái, tâm chúng ta cũng dễ bị xúc động, cho nên chúng ta tránh khi qua sông không được cởi các con vật cái. Sự cứu người nữ bị rơi xuống nước, tỳ kheo là bồ tát phải khởi tưởng như đất nắm kéo lên thì không phạm.

Sự tưởng như đất thì khó mà tưởng lắm, và tưởng không kịp đâu, chỉ khi nắm cứu rồi về chúng ta đặt niệm mà quán ngày quán đêm cho sạch thì may ra, và vị tỳ kheo đã cứu người nữ rồi thì nên xin đến chùa khác ở, không cho ai biết tin, hay vị trụ trì chùa có vị tỳ kheo cứu người phải mau mau tìm cách đưa người đệ tử của mình đến chùa khác ở. Đó là cách tốt nhất vừa cứu khổ mà vừa giải thoát cho người đệ tử của mình.

Còn bồ tát khi cứu người té sông, vì lòng từ bi cứu người, không cần phải lựa chọn chỗ nào để nắm cứu người. Bồ tát thì ôm chỗ nào cũng không phạm lổi.

Chúng ta chỉ là tỳ kheo, nhất là tiểu thừa nữa, không bằng bồ tát đâu, đụng tới chỗ nào của người nữ, tâm cũng dính hết. Cho nên chúng ta phải cố gắng cứu người nữ khi hữu sự, rồi chúng ta rời khỏi chỗ đang ở. Cũng như có chuyện gì buộc phải thị hiện thần thông thì sau đó phải rời khỏi chỗ đang ở, không cho ai biết tin tức của mình, vì có sự cung kính rất lớn đối với người có thần thông. Cho nên hai phần này - cứu người, nhất là người nữ, và thị hiện thần thông - thì phải rời chỗ đang ở và mai danh ẩn tích, không để lộ tung tích ra. Khi chúng ta chưa lộ gì hết thì cứ thư thả ở chỗ nào cũng được. Còn khi đã lộ ra mình có thần thông hay cứu người thì phải ẩn tích mai danh để tu cho tới nơi tới chốn, bằng không thì sẽ gặp ác pháp và con đường tu hành của chúng ta sẽ bị gián đoạn.

Khi bấy giờ đức Phật đang đi trong nhân gian thấy có đám lửa cháy bèn dạy các tỳ kheo: giả thử có người nắm lửa đó mà rờ mó hun hít liền cháy da thịt gân xương tiêu hết, nếu lại có người nắm cô gái rờ mó hun hít thì hai sự này, sự nào hơn. Các thầy tỳ kheo bạch: Theo người đời thì nắm con gái hun hít là hơn, nếu nắm lửa thì bị cháy da cháy thịt gân xương tiêu hết, đau khổ không thể chịu được. Phật bảo thà nắm lửa mà hun hít cho gân xương mình tiêu hết còn hơn. Vì sao? Vì không do nhân duyên này mà chịu đọa trong ba đường ác.

3.- Không nói lời lẳng lơ, thô xấu. Vì sao Phật chế giới này? Do duyên xưa khi Phật ở nước Xá Vệ, lúc bấy giờ ông Kaludayi nói lời dâm dục thô xấu với người nữ, kể nói hai đường tiểu tiện và dâm dục tương đương với nhau. Các thầy tỳ kheo bạch Phật. Phật gọi ông Kaludayi quở mắng rồi họp chúng tỳ kheo lại chế giới này. Nói lời lẳng lơ (nói tục tỉu) thô xấu như thế, nói rõ ràng là phạm tội tăng tàng, nếu vì người nữ mà nói pháp bất tịnh hay nói lần lượt, như nói về nhũ (vú),nữ căn, nói chuyện về phần dâm dục, nói lời tục tỉu, lời không đúng thì người đó phạm lổi. Trong chiêm bao thì không phạm.

Theo Thầy nghĩ người hay nói dâm dục là người có tâm dục rất mạnh, người này đừng có tu mà hãy về sống đời cư sĩ, chứ mặc chiếc áo tu sĩ mà còn khởi tâm nói ra những lời lẳng lơ, ý tưởng ra nữ căn, tưởng ra hình sắc của người nữ khiêu dâm bằng eo, bằng vú của họ thì họ đừng có đi tu nữa. Ý bất tịnh mới khiến miệng nói ra thì còn đi tu gì nữa.

Nếu người nữ nói lời tục tỉu, vị tỳ kheo nghe mà vui theo, tuy vị tỳ kheo không nói ra cũng bị phạm tội hữu dư. Nếu ở lời mình nói thô ác song không phải chữ kiêng cử thì không phạm. Gặp những chữ cần kiêng cử thì phải nên để ý như chữ giới không nói thành dái, ở Bắc Câu Lưu Châu không nói Bắc Cu Lưu Châu. Những chữ như vậy không được nói, nghĩa là những chữ gợi lên ý nghĩ nam căn, nữ căn không được nói. Đây là cẩn thận trong lời nói, cho nên Phật bảo phải phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý.

Phòng hộ miệng là đừng nói bậy bạ. Vậy mà ở đây còn nhắc nhở cái gì. Pháp hành phòng hộ là đủ hết rồi thì làm sao phạm những cái này, cho nên những giới như vầy là thừa. Khi chúng ta học đến giới hành trong giới kinh của Phật thì chúng ta thấy pháp Phòng Hộ Sáu Căn đầy đủ, cần gì phải ngắt ra như vầy, để giới bổn thành ra quá nhiều mà bằng thừa. Người tu sĩ chỉ cần thực hiện pháp Phòng Hộ Sáu Căn là đã thanh tịnh được thân khẩu ý rồi.

4.- Không khen mình, đòi cúng dường. Vì sao Phật chế giới này? Do lúc bấy giờ Phật ở trong thành Xá Vệ, ông Kaludayi nói sự dâm dục ở trước người nữ, tự khen mình dòng trưởng giả tu hạnh thanh tịnh, bảo người nữ nên đem sự dâm dục ấy mà cúng dường cho ông. Các thầy tỳ kheo hay biết sự tình như vậy mới đem bạch Phật. Phật kêu ông Kaludayi quở mắng rồi họp chúng lại chế giới. Đây là đòi sự cúng dường phi pháp. Nếu ở trước người nữ khen mình nói rõ ràng cúng dường dâm dục thì phạm tội tăng tàng; nói không rõ ràng thì phạm tội thâu lan giá.

Ở đây theo Thầy thấy người tu sĩ làm sao nói được những sự này, chỉ có những người mượn chiếc áo đạo để chạy theo dâm dục của cuộc đời, hay những người thấy ông thầy có tiền rồi theo ông ta. Biểu cúng dường kiểu đó thì thật ra chỉ có ông ác thần mới dám chứng minh.

5.- Không làm mai dong, gả cưới. Vì sao Phật chế giới này? Nguyên do khi Phật ở núi Linh Thứu, tỳ kheo Ca La khéo biết việc thế tục, vì người mà làm mai mối gả cưới. Cặp vợ chồng nào được vừa ý mừng vui thì cúng dường khen ngợi; cặp vợ chồng nào không vừa ý thì trách mắng oán la. Các tỳ kheo đem việc này bạch Phật. Phật kêu Ca La đến quở trách rồi họp chúng tỳ kheo chế giới này.

Trong luật Thiện Kiến nói: Nếu cha mẹ bất hòa, cha đuổi mẹ về bên ngoại, sau cha ăn năng bảo con là tỳ kheo rằng tôi tuổi già hôm sớm không người hầu nuôi, nên bảo mẹ ông trở về thăm tôi. Tỳ kheo nhận lời bảo mẹ trở về thăm cha thì phạm tội tăng tàng. Vì sao vậy? Nếu hai vợ chồng cư sĩ tranh cải, tỳ kheo khuyên giải hòa hợp thì phạm tội thâu lan giá. Nhưng nếu vợ chồng kia không hòa hợp, ở trong tăng sự hay Phật sự có chỗ kém thiếu, vì cớ ấy tỳ kheo xuất sự khuyên khiến cho hòa hợp thì không tội. Có hai tỳ kheo, một người có con trai một người có con gái cùng cưới gả nhau, cả hai đều phạm tội tăng tàng.

Giới làm mai gả cưới này thì Thầy thấy một người tu sĩ không nên làm chuyện này, bởi vì Phật nói con đường sanh tử là chỗ giữa nam nữ mà bây giờ mình đã tu theo đạo Phật mà làm mai mối như vậy là không được. Các thầy cũng hay làm môi giới, cặp vợ chồng hòa thuận thì cung kính cúng dường, cặp vợ chồng không hòa thuận thì người ta nói ông mai này làm mối không đúng... chửi mắng ông thầy chùa, như vậy rõ ràng là mình làm sai, không đúng, hơn nữa dù có được hạnh phúc đi nữa, đã làm mai thì thường phải thêu dệt phải nói láo, cho nên người tu sĩ không được làm mai. Giới cấm làm môi giới này đúng lắm. Ông thầy chùa không bao giờ được làm môi giới.

Trong giới kinh, Phật không cho làm sứ giả chứ đừng nói làm môi giới. Còn ở đây đưa ra giới như vậy rồi bào chửa rằng làm như vậy là không tội như thế này thế khác. Đây chúng ta nghe: Năm giới trên đều thuộc về ái dục. Giới thứ nhất tuy không có cảnh người nữ mà được thọ lạc; giới thứ hai do ngôn ngữ mà thọ dục lạc; giới thứ ba do lời nói thô xấu; giới thứ tư do khéo phương tiện mà cầu dục lạc; giới thứ năm là giới làm môi giới, vì sự dục lạc của người và ở trong đó nhận sự cúng dường cầu y thực.

Theo Thầy nghĩ tỳ kheo đã lìa gia đình rồi thì tự cha mẹ mình tự giải quyết lấy nhân quả của mình, chứ khi tỳ kheo đã tu đi rồi thì đừng dính dấp vào việc gia đình nữa. Nếu cả cha mẹ xa nhau thì tu sĩ phải biết lợi dụng thực tế cuộc sống của họ mà khuyên cả hai nên tu hành, đem Phật pháp khuyên giải cha mẹ tiến bước trên đường tu tập, chứ không nên khuyên hai người sống lại với nhau, vì làm vậy là làm môi giới cho cuộc sống thường tình nhỏ mọn của thế gian, không đúng cách của người tu sĩ.

6.- Giới làm nhà quá lớn. Vì sao Phật chế giới này? Xưa Phật ở núi Linh Thứu thành Vương Xá cho các tỳ kheo làm phòng nhà riêng. Khi bấy giờ có tỳ kheo ở nước Thắng Giả, nghe Phật hứa cho, liền riêng làm nhà lớn, công lực rất nhiều nên thường đi cầu xin cư sĩ vật liệu để cất nhà lớn; lại có một tỳ kheo nữa, muốn cất phòng nhà lớn, tự mình đốn cây, ông thần cây mất chỗ nương tựa. Khi ngài Đại Ca Diếp đến trong thành Thắng Giả khất thực, các cư sĩ xa xa trông thấy đều trốn tránh, Ngài hỏi ra mới biết duyên cớ, Ngài đem bạch Phật, đức Phật mới gọi hai tỳ kheo ấy đến quở trách rồi họp chúng tỳ kheo lại chế giới.

Có một số cư sĩ nói với Thầy như vầy: "Các con thấy các thầy đi khuyên cất chùa, các con đều trốn". Cũng giống như khi ông Ca Diếp vào thành Thắng Giả khất thực.

Theo luật, Phật chế giới làm am thất có bề dài 12 gang tay Phật, bề ngang 7 gang tay Phật, một gang của Phật bằng 3 gang của người thường. Ở trên núi Linh Thứu, cốc của Phật có 2,5 mét vuông (mỗi bề 2,50 mét),còn cốc của ông Ananda 2,20 mét vuông (tương đương như thất của chúng ta ở trong Tu viện),tăng phòng ở tại Lộc Uyển thì 2,70 mét. Chỗ có nạn các thú dữ, nhiều ổ kiến, chỗ có nhiều xe cộ qua lại ồn náo, thông thường nếu không được vị tăng chỉ chỗ cho làm mà tự làm thì phạm tội tăng tàng, nhưng nếu cất thảo am lá đủ dung thân thì không phạm. Thầy thấy trong thời đức Phật chế ra giới cất thảo am như vầy có thể hợp, một vị tu sĩ ở cốc 2,50 - 2,20 mét, chỉ bằng 2 tấm tole, để đụt mưa nắng là được; nắng ráo thì tu pháp này, mưa gió thì tu pháp khác, tùy thời tiết nắng mưa.

Vì sao Phật chế giới làm nhà lớn phải có tỳ kheo chỉ chỗ làm. Do duyên xưa Phật ở trong vườn của trưởng giả Ni Câu Luật nước Câu Diệm Ni Chi, lúc bấy giờ vua Ưu Điền cùng tôn giả Kiều Đà là bạn thân nên tùy ý tha hồ làm nhà lớn. Gần thành có cây thần Ni Câu Luật, người ngựa đi qua lại nhiều đều dừng nghỉ dưới cội cây đó. Kiều Đà liền đốn cây đại thọ ấy mà làm nhà lớn. Các cư sĩ thấy vậy chê hiềm. Các tỳ kheo đem việc ấy bạch Phật. Phật họp chúng tỳ kheo lại chế giới này. Đây tự mình làm nhà lớn mà không mời tỳ kheo chỉ định chỗ làm tránh chỗ có nạn có hại nên phạm tội. Giới này cũng là giới thứ 6 nhưng chỉ khác là làm nhà quá lớn. Đây là giới Phật cấm làm nhà lớn không được tự ý. Khi muốn làm nhà lớn thì phải hỏi chúng tỳ kheo, phải hỏi Phật để rồi chúng tỳ kheo hay Phật chỉ định chỗ làm cho thích hợp. Chỗ đông người mà làm thất thì làm sao tu; ở đó chỉ đón danh đón lợi đón sự cúng dường cho tiện lợi. Chúng ta thấy chỗ nào có phật tử đi trẫy hội mà làm thất tu hành thì phải coi chừng ông thầy đó thuộc loại háo danh hám lợi.

7.- Giới chê hiềm người tội không căn cứ. Vì sao Phật chế giới này? Nguyên do xưa kia Phật ở núi Linh Thứu, bấy giờ tôn giả Bạt Đà Ma La được chứng quả Alahán rồi tự nghĩ rằng ta nên ra sức để cúng dường chúng tăng, liền đến bạch Phật. Phật khiến các tỳ kheo bạch nhị yết ma, sai tỳ kheo Bạt Đà chia ngọa cụ lần lượt cho chư tăng thọ thỉnh. Lúc bấy giờ tỳ kheo Từ Địa là bực hạ tọa nên được chia ngọa cụ và thất phòng rất xấu liền sanh lòng tức giận.

Hôm sau có người mời thọ trai, Từ Địa đến lượt, tỳ kheo Bạt Đà sai Từ Địa đến nhà đàn việt thọ trai, đàn việt nghe Từ Địa đến liền trải tọa cụ xấu, đặt thức ăn xoàng. Từ Địa lại càng thêm tức giận tỳ kheo Bạt Đà, bèn khiến người em gái là Từ Địa tỳ kheo ni khi ở trong Tăng hội họp hiềm chê tôn giả Bạt Đà phạm tội dâm. Phật biết nhưng cố hỏi tôn giả, tôn giả đáp "Con từ lúc sanh ra cho đến nay, trong chiêm bao còn không có việc ấy, huống chi là lúc giác ngộ lại có việc ấy ư!".

Phật bảo các tỳ kheo rằng có hai hạng người một đời vào địa ngục: tỳ kheo không có phạm hạnh mà tự xưng là có phạm hạnh, và hai là tỳ kheo có phạm hạnh thật mà tỳ kheo khác đem việc phi phạm hạnh không căn cứ chê hiềm tỳ kheo này.

Phật quở trách rồi họp các tỳ kheo lại chế giới này. Nếu tỳ kheo đem pháp khí ba-la-di mà chê bai tỳ kheo khác, nói rõ ràng thì tỳ kheo bị chê bai phạm tội tăng tàng, nói không rõ ràng thì tỳ kheo chê bai phạm tội thâu lan giá; không phạm nếu tỳ kheo bị chê bai nói chân thật, nói diễu cợt, hay nói lầm lẩn.

Qua giới thứ 6 này Thầy thấy vị tỳ kheo Từ Địa được người ta chia cho phòng xấu ở, rồi được thực phẩm không được ngon, không được tốt thì sanh lòng tị hiềm vị tỳ kheo Bạt Đà nên bàn mưu với người em gái là tỳ kheo ni Từ Địa dèm pha Bạt Đà phạm tội dâm, nên cô ni này nói giữa tăng chúng như vậy. Tuy Phật biết không có chuyện đó nhưng vẫn hỏi tôn giả Bạt Đà là người có phạm hạnh, nên tôn giả trả lời Phật như trên. Do vậy Phật chế giới tỳ kheo nói xấu về tỳ kheo khác.

Thí dụ một số tỳ kheo thấy quý thầy ăn ngày một bữa nên họ đặt chuyện nói xấu quý thầy rằng quý thầy ra ngoài tu viện ăn uống bất kể giờ giấc, bất kể chủng loại vật thực. Như vậy là quý thầy bị người ta dèm pha, mặc dù quý thầy không có như họ nói. Tỳ kheo nói dèm pha đó phạm tội thâu lan giá. Nếu quý thầy có thật vậy thì quý thầy bị tội. Cho nên một khi quý thầy đã xuất gia tu hành, đã thọ giới của Phật rồi thì phải giữ gìn giới luật bằng không thì quý thầy phạm tội phá Phật pháp.

9.- Giới không căn cứ mà chê bai tỳ kheo. Vì sao Phật chế giới này? Lúc bấy giờ Phật ở núi Linh thứu có tỳ kheo Từ Địa từ trên núi xuống, thấy con dê đực cùng con dê cái hành dục, liền chỉ con dê đực mà sánh là tôn giả Bạt Đà, con dê cái là Từ Địa tỳ kheo ni, đến nói với các tỳ kheo khác rằng trước tôi lấy việc không căn cứ mà chê hiềm, nay chính con mắt tôi thấy. Các tỳ kheo kia gặn hỏi thì Từ Địa nói rằng tôi lấy việc tương tự so sánh mà nói. Các thầy tỳ kheo đem việc ấy bạch Phật. Phật kêu Từ Địa quở trách rồi họp chúng tỳ kheo lại chế giới này. Thấy chút ít trong phần việc khác mà vu cho người là phạm tội hữu dư, hoặc thấy người phạm tội tăng tàng (sanghadisesa) cho đến tội đột cát la mà vu cho người phạm tội trọng thì bị phạm tội hữu dư, thấy việc người này vu cho người kia, hoặc thấy nghe người kia khi ở tại gia phạm tội, nay đem việc ấy ra chê hiềm thì phạm tội tăng tàng. Như việc tỳ kheo Từ Địa lấy việc hành dâm của hai con dê mà ví là việc của Bạt Địa thì tỳ kheo Từ Địa bị tội tăng tàng (sanghadisesa) tức là tội hữu dư.

10.- Giới không bỏ sự phá hoại hòa hợp tăng. Vì sao Phật chế giới này? Xưa Phật ở núi Linh Thứu, lúc bấy giờ ông Điều Đạt (Đề Bà Đạt Đa) vì lợi dưỡng mà học được pháp thần thông giáo hóa Thái Tử A Xà Thế khiến thái tử sanh lòng ưa mến, cúng dường rất nhiều, chỉ vì sanh tâm ganh ghét Phật liền mất thần thông.

Ông Điều Đạt muốn thâu đồ chúng mới đến cầu Phật phó chúc cho ông. Phật nhân đó mà quở trách. Điều Đạt không bằng lòng. Liền khi khiến A Xà Thế hại cha, khiến người hại Phật mà chưa thỏa nguyện, liền lên núi, lấy đá liệng Phật. Bởi thế tiếng xấu đồn khắp. Sợ lợi dưỡng bị cắt đứt liền cùng 4 tỳ kheo khác đi khất thực, Phật ngăn không cho và buộc phải biệt chúng thực. Điều Đạt (Đề Bà Đạt Đa) nghĩ rằng ta có thể phá hòa hợp tăng, thân ta sau khi chết sẽ được chúng khen rằng Cồ Đàm có đại thần thông trí tuệ mà Đề Bà Đạt Đa phá được, liền cùng 4 tỳ kheo làm bạn, lấy 5 pháp dạy các tỳ kheo:

1/ Suốt đời đi khất thực.
2/ Mặc y phấn tảo.
3/ Ngồi dưới đất trống (không ngồi trên ghế).
4/ Chẳng dùng sanh tô và muối. (Ông Đề Bà Đạt Đa đặt ra chỗ không dùng muối này nếu không dùng muối kéo dài thì con người sẽ bị bịnh).
5/ Không ăn thịt cá. Bên Nam Tông lấy khoản "Không ăn thịt cá" này mà cho rằng Phật có ăn thịt cá.

Khoản "Không ăn thịt cá" này có phải ông Đề Bà Đạt Đa đặt ra hay người sau đặt ra. Đó là một câu hỏi. Chúng ta thấy trong bài kinh Jivaka ở kinh Trung Bộ, đức Phật nói khi một vị tỳ kheo thọ thực thì tâm từ bi biến mãn khắp cùng tất cả chúng sanh trong 10 phương, những thực phẩm thấy có thịt thì không ăn, trong món ăn trong nghe mùi thịt thì không ăn, món ăn nghi có thịt thì không ăn. Cho nên khi không thấy, không nghe, không nghi trong thức ăn có thịt thì mới ăn. Đức Phật vì tâm từ bi đối với chúng sanh thì có bao giờ đức Phật ăn thịt chúng sanh? Làm sao với tâm từ bi mà đức Phật ăn thịt chúng sanh được.

Người ta cho giới thứ 5 của Đề Bà Đạt Đa muốn hơn Phật mới đặt giới "Không ăn thịt chúng sanh" này ra. Do người ta hiểu sai bài kinh giới trong kinh Trung Bộ Nikaya, bài kinh Javaka, Phật dạy ăn chay trên sự ăn chay, ăn thức ăn trên tâm từ thì người ta đâu ăn lén. Còn Đề Bà Đạt Đa cấm không cho tỳ kheo ăn thịt cá, mà người ta ăn lén thì sao? Lại còn cấm ăn sanh tô và muối, thật là vô lí. Con người mà không ăn muối hoàn toàn thì sanh bịnh làm sao chịu nổi.

Năm giới của Đề Bà Đạt Đa đặt ra làm cho các tỳ kheo tân học vô trí tin ưa. Các tỳ kheo nghe thế đến bạch Phật. Phật nói rằng phá hòa hợp tăng phạm tội rất nặng, phải ở trong địa ngục một kiếp chịu khổ không thể cứu chửa được. Phật liền họp chúng lại, quở trách ông Đề Bà Đạt Đa rồi bảo tăng làm phép bạch tứ yết ma chế giới này.

Bạch tứ yết ma là nêu sự việc lên rồi hỏi ý kiến của các tỳ kheo trưởng lão trong cuộc họp về một ý kiến chế tài sự việc đó. Nếu cả 10 vị tỳ kheo chấp nhận ý kiến đó, không có ý kiến nào phản đối, thì pháp yết ma thành tựu. Nếu có chỉ một ý kiến không tán thành thì pháp yết ma không thành tựu. Bạch tứ yết ma là khi muốn áp dụng điều giới gì cho vị tỳ kheo nào thì phải được ý kiến thuận của tất cả 10 vị tỳ kheo trưởng lão trong cuộc họp.

Phá tăng, nếu một cho đến 7 tỳ kheo chẳng hòa hợp không phải là phá tăng; nếu chẳng hỏi trên thượng tọa mà làm tăng sự, ấy là chẳng hòa hợp, chẳng phải là phá tăng; nếu chẳng cùng đồng đều ngồi ăn một chỗ, khi ăn ngồi chỗ khác, tranh cải nhau chẳng gọi là phá. Theo trong giới có 8 tỳ kheo trở lên chia làm hai bộ riêng làm tăng sự mới gọi là phá tăng. Người làm chủ phá tăng bị một kiếp đọa địa ngục.

Ở trong giới bổn này nói đức Phật có chia làm từ 1-7 vị tỳ kheo không hòa hợp thì chưa gọi là phá tăng, mà khi có 8 vị trở lên thì mới gọi là phá tăng. Như vậy khi có đủ 8 vị trở lên không hòa hợp nhau, mới gọi là phá tăng đoàn và vị chủ trương sự chia rẻ này bị đọa một kiếp trong địa ngục, chứ không có xử, không có khuyên gì được. Tội phá tăng không có giới nào trừng trị, chỉ đọa địa ngục thôi.

11.- Giới lập bè đảng dứt phá tăng. Vì sao Phật chế giới này. Vì Đề Bà Đạt Đa chủ mưu phá tăng, một số tỳ kheo thuận tùng binh vực, các tỳ kheo này là trong nhóm 6 người, nhân đó Phật họp các tỳ kheo bạch tứ yết ma chế giới này và khiến các tỳ kheo can gián họ.

Giới này dạy trong lúc chư tăng như pháp tác yết ma tha gián đối với tỳ kheo phá tăng, tỳ kheo nào lên tiếng binh vực bất kể là đồng hay bất đồng quan điểm với kẻ phá tăng, sự lên tiếng này tức là hành vi cản trở yết ma của chư tăng, đấy là xác định yếu tố trợ bạn của tỳ kheo ấy, tỳ kheo ấy phạm tăng già bà thi ca. Đối với tỳ kheo trợ bạn, chư tăng có nhiệm vụ can gián hoặc cử một người có uy tín có khả năng can gián, nếu bất thành cử hai hoặc ba người. Nếu cũng bất thành, Tăng sẽ họp tác pháp yết ma tha gián thứ lớp như lần đầu, khuyến cáo, nếu tỳ kheo trợ bạn không hối cải, bấy giờ yết tác bạch ba lần nữa (nghĩa là liên tục họp chúng làm cho sự hòa hợp tăng cho được mà không được thì những người phá hòa hợp đó đều phạm tội đọa địa ngục).

Pháp yết ma về phá tăng đoàn như sau: "Đại đức tăng xin lắng nghe tỳ kheo (tên) là trợ bạn của tỳ kheo (tên) thuận từ mà nói