TÌM KIẾM

TỲ KHEO - TỲ KHEO NI (3/3)

18/04/2020Admin

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


11.- GIỚI TỨ HỐI QUÁ
12.- 100 GIỚI CHÚNG HỌC
13.- KIẾT GIỚI THẤT DIỆT TRÁNH.
KẾT LUẬN GIỚI BỔN.
BỐN PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP.
BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP.
BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI

11.- GIỚI TỨ HỐI QUÁ

(HỐI QUÁ = ba la đề xá ni = ưng phát lộ: pàtidesanìye, bốn pháp đến người khác xin sám hối. Tỳ kheo nào phạm một trong 4 tội này liền phải đến tỳ kheo khác mà phát lồ sám hối, xin được quở trách, xin được mắng chửi, xin được có sự rầy dạy khiến bảo, không được che dấu, tức người bị phạm lổi đến cho vị đó rầy mắng mình hoặc khiến dạy mình để mình không vi phạm nữa)

1.- Giới thọ thức ăn của ni (đi khất thực về) không bà con. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, gặp lúc mất mùa khất thực khó được, tỳ kheo ni Liên-hoa-sắc liên tiếp 3 ngày khất thực rồi đem cúng dường cho tỳ kheo, đến nổi bị đói té xỉu bên đường, trưởng giả ngồi xe đi qua hỏi biết sự tình bèn phiền trách tỳ kheo không biết ngượng miệng, bèn mời ni về nhà giặt y, cúng dường thức ăn. Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới nếu tỳ kheo vào trong thôn tự nhận thức ăn của tỳ kheo ni mà ăn, tỳ kheo ấy nên đến tỳ kheo khác nói "Thưa đại đức, tôi phạm pháp đáng quở trách, làm điều chẳng đáng làm, nay tôi đối với đại đức xin phát lồ sám hối, đây là pháp hối quá".

Ở đây câu chuyện như thế này: bà tỳ kheo ni Liên-hoa-sắc đi khất thực về suốt ba ngày đều bị tỳ kheo tăng đón đường, bà phải trút hết thức ăn trong bát của bà cho tỳ kheo, cho nên bà bị đói và bị ngất xỉu ngoài đường. Gặp người cư sĩ trưởng giả đi xe ngang qua, hỏi thăm mới biết sự tình, bèn đưa bà về giặt y áo và cho ăn. Đức Phật nghe chuyện mới đặt ra giới này. Thầy chẳng biết tại sao có cái lịnh kỳ cục như vậy. Thầy nghĩ cũng lạ người nào đi khất thực nấy ăn chứ có đâu lại ăn cướp thức ăn khất thực của ni như vậy.

2.- Giới thọ thức ăn (tại nhà thí chủ có ni phục vụ) không phải bà con chỉ đạo cho thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, các tỳ kheo và lục quần thọ trai trong nhà bạch y ra lịnh mang thức ăn cơm canh đến cho họ khiến cho các vị ngồi chặng giữa không được phục vụ. (lời phê bình của Trưởng lão không đúng như trong giới bổn Theravada. Trong giới bổn Theravada nói có vị ni trong nhà bạch y chỉ đạo và ra lệnh đem thực phẩm cho các tỳ kheo)

3.- Giới ở nhà học gia thọ thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, lúc bấy giờ các tỳ kheo thường đến nhà cư sĩ có tin ưa nhận thực phẩm cúng dường đến nổi gia đình họ bị nghèo thiếu. Những người ngoài thấy vậy cười chê các tỳ kheo. Phật nhơn đó bảo chúng tăng bạch nhị yết ma tác pháp học gia (trong luật Theravada gọi là Thánh hữu học) mà kiết giới này, (nghĩa là tỳ kheo cứ đến nhà nào mà tin ưa họ, ngày nào cũng đến xin làm cho họ bị nghèo. Cho nên Phật chế giới này là vì ngăn cản không cho tỳ kheo đến xin một nhà tốt bụng mãi).

4.- Giới chỗ sợ hãi thọ thức ăn. Vì sao Phật chế giới này. Khi xưa Phật ở tại vườn Ni-câu-lại, bấy giờ trong thành vương-xá, các phụ nữ đến tăng già lam cúng dường, trên đường đi bị giặc nhiểu hại, đức Phật bảo các tỳ kheo nên nói với phụ nữ đừng ra khỏi thành trên đường có giặc khủng bố, nếu họ đã ra khỏi thành thì nên nói dừng, đừng đến chùa. Vì cớ ấy nên Phật mới chế giới này. Nếu họ đến thọ giáo pháp, tỳ kheo tự có thức ăn riêng nay trao cho thì không phạm, (nghĩa là trên đường đi đến chùa có một đoạn đường vắng trộm cướp nhiều cho nên các cư sĩ đến chùa cúng dường rất khó khăn, mà đến chùa không có gì ăn thì trong chùa tỳ kheo nào có thức ăn riêng thì nên cho các vị cư sĩ đó ăn.

Ở đây nghe sao lạ quá, tỳ kheo đi xin ăn, nếu còn thì bỏ hết, đâu cất giữ riêng mà khi có những cư sĩ phụ nữ đến nghe pháp, trời tối họ không về được phải ở lại đêm thì đem cho họ ăn (sự việc ở đây cũng không đúng như trong Luật Theravada).

12.- 100 GIỚI CHÚNG HỌC 

Các con tiếp tục nghe 100 giới chúng học trong giới bổn, để chúng ta biết giới nào đúng, giới nào sai chúng ta gạn lọc bỏ đi. Sau nầy nếu có đủ duyên, Thầy soạn lại bộ giới bổn để mỗi giới là một pháp môn cho chúng ta sống giữ gìn và thực hiện sự tu tập, trau dồi thân tâm để chúng ta li dục li ác pháp, chứ không phải như giới do các vị tổ giới viết theo bản hiến chương hay viết giáo điều như vầy. Nói chung là viết pháp luật chứ không phải là viết bài pháp để chúng ta sống đúng li dục li ác pháp để thực hiện sự giải thoát để làm chủ được sự sanh tử luân hồi. Cho nên đọc giới rồi chúng ta mới thấy đây là giới của người phàm phu người sau này viết chứ không phải của thời đức Phật dạy đâu.

Bây giờ chúng ta học 100 của giới bổn còn gọi là chúng đa học pháp, tiếng Phạn gọi là Sekhiya nghĩa là những điều cần thực hiện hay nói cách khác là cần phải học. Trong các pháp trước là chỉ trừ và chỉ phạm, còn pháp thứ bảy này chỉ bản chất tác trì và tác phạm. Các vị phạm đối với pháp thứ 7 này phạm tội đột cát la đối tượng của các điều khoản trong đây đại bộ phận là bốn oai nghi, chỉ giữ từng giới những sự việc ăn uống, thuyết pháp, đi đường, tại nhà cư sĩ. Nói cách khác đây là những điều tác thành tư cách lịch sự trang nhã để một vị tỳ kheo ngoài tác phong trong sự giao tiếp với thế tục, trong đây còn có nhắm đến mục đích quan trọng khác đối với đời sống tu tập của tỳ kheo đó là sự hộ trì kinh nghiệm, là nền tảng của sự tu tập các pháp môn hoặc ở vườn Cấp-cô-độc lục quần tỳ kheo vi phạm Phật nhơn đó mà kiết giới này.

100 pháp chúng học này, theo luật Tứ Phần, có thể được chia làm 10 nhóm như sau cần phải học.

Ở đây Thầy muốn nói về 100 giới chúng học này, nói chung nó là oai nghi tế hạnh của người tu sĩ. Mỗi giới nói về một oai nghi đối xử với người cư sĩ cũng như tỳ kheo đối xử với nhau, trong ăn mặc, đi đứng, nói nín đều nằm trong những oai nghi 100 giới này, cho nên nó chuẩn bị cho một người tu sĩ có những oai nghi cho xứng đáng. Một người tu sĩ mà không học 100 giới chúng học này là thiếu khuyết những oai nghi đó. Nhưng ở đây chúng ta còn phải coi những giới này có đúng hay không, hay người ta đặt những điều này ra có đúng không. Chẳng hạn như một vị tu sĩ cần phải sống 3 y 1 bất, bây giờ chúng ta có sống được như vậy không, nếu được thì nó đúng, mà nếu không được tức là không đúng. Không đúng mà chúng ta muốn tu tập để được giải thoát thì chúng ta phải làm sao cho nó đúng với hạnh thiểu dục tri túc. Nếu nó thừa hơn thì nó không phải là thiểu dục tri túc, thì đời sống chúng ta ra làm sao. Tất cả những cái này là cái mà người sau cần phải suy nghĩ, phải có trí tuệ mới có thể chỉnh đốn lại giới luật để cho chúng ta có một lộ trình, một đường đi có sự thực hành để đem đến cứu cánh cho bản thân của mình và cho người, và cũng là dựng lại Phật pháp để cho người ta thấy có kết quả thực tế và cụ thể trên con đường đi tìm sự giải thoát nó không phải là sự mơ hồ, một sự tưởng tượng mà là một sự thực, là cuộc sống giải thoát của đạo Phật là vậy:

I. Nói về y phục

1.- Nên mặc quần niết bàn tăng cho cân bằng. Nghĩa là cách thức mặc y hạ (cái chăn) cho trước sau bằng nhau.

2.- Nên mặc 3 y cho cân bằng. Nghĩa là như Thầy mặc 3 y đều đặn như vầy gọi là cân bằng, không có xốc xếch. Đây là dạy ăn mặc cho nghiêm túc, không để lệch cao thấp trong mỗi y.

II.- Tác phong tại nhà cư sĩ (từ giới thứ 3 đến giới thứ 25) 23 giới.

3.- Không được vắt trái áo vào nhà cư sĩ, nghĩa là khi vào nhà cư sĩ phải vấn y lại cho kín hai chân, không được vắt.

4.- Không được vắt trái áo vào ngồi nhà cư sĩ.

5.- Không được áo quấn cổ vào nhà cư sĩ.

6.- Không được áo quấn cổ vào ngồi nhà cư sĩ.

7.- Không được trùm khăn lên đầu vào nhà cư sĩ.

8.- Không được trùm khăn lên đầu ngồi trong nhà cư sĩ.

9.- Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ. (Cách thức phải đằm thắm khi vào nhà cư sĩ).

10.- Không được vừa đi vừa nhảy vào nhà cư sĩ, ngồi trong nhà cư sĩ.

11.- Không được ngồi xổm trong nhà cư sĩ, (vô trong nhà cư sĩ, ghế nhà người ta vậy mà trèo ngồi lên trên, như vậy không thể coi được.)

12.- Không được chống nạnh vào nhà cư sĩ.

13.- Không được chống nạnh ngồi nhà cư sĩ.

14.- Không được lắc mình đi vào nhà cư sĩ. (đi theo kiểu uốn éo)

15.- Không được lắc mình ngồi ghế nhà cư sĩ. (ngồi trên ghế mà lắc qua lại, làm duyên làm dáng. Ngồi phải ngay thẳng, không lắc người).

16.- Không được vung cánh tay đi vào nhà cư sĩ. (không được đánh đàng xa)

17.- Không được vung tay ngồi nhà cư sĩ.

Nói chung, phải giữ gìn oai nghi nhẹ nhàng, nghiêm trang khi đi vào, khi ở trong nhà cư sĩ.

18.- Khéo che mình kín đáo vào nhà cư sĩ. Khi vào nhà cư sĩ, đừng lấy cái gì che kín.

19.- Khéo che mình kín đáo ngồi nhà cư sĩ.

20.- Không được nhìn bên này liếc bên kia đi vào nhà cư sĩ.

21.- Khi đã vào ngồi trong nhà của cư sĩ, không được nhìn bên này liếc bên kia.

22.- Yên lặng vào nhà cư sĩ. (đi vào nhà cư sĩ giữ im lặng, không nói chuyện ồn náo, to tiếng, vừa đi vào nhà vừa nói chuyện)

23.- Yên lặng ngồi nhà cư sĩ. (vào nhà cư sĩ giữ im lặng, không nói chuyện ồn náo, to tiếng. Hỏi một lời trả lời một lời, không nói nhiều lời).

24.- Không được giỡn cười đùa đi vào nhà cư sĩ.

25.- Không được giỡn cười đùa khi đang ngồi trong nhà cư sĩ.

III.- Tác phong trong sự ăn uống. Từ giới thứ 26 đến giới thứ 48.

26.- Khi thọ thực nên để ý để khỏi đổ rơi cơm canh.

27.- Lấy cơm vừa ngang miệng bát. Không nhiều, không ép, cơm nén cơm.

27.- Lấy thức ăn vừa ngang miệng bát.

28.- Lấy canh cũng chỉ lấy ngang miệng bát.

29.- Ðồ ăn và cơm lấy phải tương đương với nhau mà ăn.

30.- Lấy theo thứ lớp trong bát mà ăn. Đừng móc dưới bát lên ăn trước. Nếu lưng bát thì có thể móc dưới bát lên, còn khi đầy bát quá mà móc dưới lên sẽ làm đổ ra ngoài bát, không đúng hạnh người tu trong khi ăn.

31.- Không được moi xóc trong bát mà ăn.

32.- Nếu tỳ kheo không bịnh, không tự vì mình hỏi xin cơm và đồ ăn. Người ta cho gì mình ăn nấy, không hỏi xin.

33.- Không được lấy cơm đậy đồ ăn lại để mong có đồ ăn nữa.

34.- Không được liếc xem trong bát Tỷ-kheo ngồi gần.

35.- Phải để ý tưởng trong bát mà ăn, mình phải quán ăn như thuốc để trị bịnh đói của mình. Ở đây muốn nói khi ăn chỉ chú ý vào bát của mình, đừng nhìn sang bát của người khác để tránh tâm ý sai trái của mình.

36.- Không được nắm cơm lớn miếng mà ăn, nghĩa là ngày xưa trong thời đức Phật ăn cơm bốc bằng tay.

37.- Không được hả lớn miệng để chờ cơm mà ăn, nghĩa là nắm miếng lớn thì phải hả miệng lớn. Ở đây không cho nắm lớn và hả miệng lớn.

38.- Không được ngậm cơm mà nói chuyện. Thật sự một vị tu sĩ đang ăn cơm thì không nói chuyện.

39.- Không được nắm cơm ngoài xa ném vào miệng. Có người chơi vò nắm cơm hả miệng quăng vô. Đó là các ông ngổ nghịch chơi như vậy.

40.- Ăn cơm không được rơi đổ.

41.- Không được bung má mà ăn. Có người ăn như loài khỉ độn cơm trong má.

42.- Ăn cơm không được nhai ra tiếng.

43.- Không được hớp cơm mà ăn, ăn mà húp rột rột.

44.- Không được le lưỡi liếm món ăn.

45.- Không được rảy tay mà ăn.

46.- Không được lượm cơm rơi mà ăn. ở đây nói lượm cơm đổ nên bỏ vào bát, đừng bỏ ngay vào miệng.

47.- Không được tay dơ cầm bát đựng thức ăn. Thời đức Phật ăn bốc nên trước khi ăn cơm phải rửa tay.

48.- Không được đổ nước rửa bát trong nhà cư sĩ.

V.- Phần Đại tiểu tiện, khạc nhổ. Giới này từ giới thứ 49 đến 51.

49.- Không được đại tiện tiểu tiện, khạc nhổ trên rau cỏ tươi, trừ lúc có bịnh. Có bịnh càng tránh, chứ có bịnh mà tiểu tiện trên rau thì làm sao cắt rau ăn được. Theo Thầy thì người bịnh cũng không được đại tiện, tiểu tiện, khạc nhổ trên rau là đúng hơn.

50.- Không được đại tiện tiểu tiện, hỷ nhổ vào nước sạch, trừ lúc có bịnh. Theo Thầy thì người bịnh cấm không khạc nhổ bậy bạ; khạc nhổ phải có nơi có chỗ.

51.- Không được đứng mà đại tiện tiểu tiện. Theo Thầy thì người bịnh hay không bịnh cũng phải ngồi đại tiểu tiện.

VI.- Tác phong thuyết pháp từ giới thứ 52 đến giới thứ 59, từ giới thứ 86 đến giới thứ 100.

52.- Không được thuyết pháp cho người vắt trái áo lên vai, không cung kính, trừ lúc họ có bịnh. (Cũng không được, người bịnh, khi họ nghe thuyết pháp thì họ phải mặc áo đàng hoàng, trừ khi họ bịnh thì họ được để hở vai, hở cổ ngồi nghe)

53.- Không được vì người quấn áo nơi cổ mà thuyết pháp cho họ, trừ lúc họ có bịnh. (Nghĩa là người lấy áo vấn cổ họ mà họ bảo mình thuyết pháp cho họ nghe. Thí dụ như các con ngồi đây nghe Thầy thuyết pháp mà có người nào lấy áo của họ vấn cổ họ thì Thầy không thuyết pháp. Có người bị bịnh mà lấy áo của họ quấn cổ thì Thầy cũng không chấp nhận vì là pháp bảo chứ không phải thứ thường, muốn nghe pháp thì phải như thế nào cho đúng lòng tôn kính, chứ nghe kiểu coi thường thì không nên nghe.)

54.- Không được thuyết pháp cho người che đầu, trừ lúc họ có bịnh. Che trên đầu khi nghe thuyết pháp là khi nghe thuyết pháp mà đội nón, che dù, che lọng,... thì không được).

55.- Không được thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ lúc họ có bịnh. (nghĩa là người lấy khăn, nón trùm đầu họ lại trong khi ngồi nghe thuyết pháp).

56.- Không được vì người chống nạnh mà thuyết pháp, trừ lúc họ có bịnh.

57.- Không được vì người mang dép da mà thuyết pháp. Thấy ai mang dép da thì không thuyết pháp cho họ vì người đó không đi vào trong thiện pháp, họ ở trong ác pháp mà mình nói thì họ chẳng có làm theo).

58.- Không được thuyết pháp cho người mang guốc gỗ. (Ở đây sao mang guốc gỗ cũng cấm luôn. Nói chung phải bỏ guốc, bỏ dép nghe pháp thì được còn mang guốc mang dép, mang giầy, thì không thuyết pháp cho họ nghe. Như đi vào các nơi giả trí thì mang dép, guốc, còn khi mời mình đến thuyết pháp thì khi mình lên pháp tọa thuyết pháp thì tất cả mọi người đều chân trần ngồi nghe. Đối với người nghe thuyết pháp thì phải chân không mang gì cả để nghe pháp).

59.- Không được thuyết pháp cho người cưỡi ngựa. (Có người ngồi trên ngựa thì mình không thuyết pháp cho họ. Thí dụ như bây giờ Thầy đang thuyết pháp ở đây mà có người cởi ngựa đi ngang qua, họ nghe thuyết pháp thì họ dừng ngựa không xuống ngựa, họ ngồi trên lưng ngựa nghe thuyết pháp thì Thầy ngưng thuyết pháp cho họ đi.)

86.- Không được thuyết pháp cho người ngồi mà mình đứng. (Người thuyết pháp đứng trong khi người nghe thuyết pháp ngồi thì không được)

87.- Không được thuyết pháp cho vì người ngồi chính giữa trong khi mình ngồi một bên. (Pháp mà đem thuyết cho người ngồi trên pháp tọa còn mình thì ngồi một bên thì không đúng, không nên).

88.- Không được thuyết pháp cho người nằm mà mình ngồi.

89.- Không được thuyết pháp cho người ngồi ghế mà mình ngồi chỗ không phải ghế.

90.- Không được vì người ngồi chỗ cao mà mình ngồi chỗ thấp mà thuyết pháp.

91.- Không được vì người đi trước mà mình đi sau mà thuyết pháp.

92.- Không được vì người đi kinh hành ở chỗ cao mà mình đi kinh hành chỗ thấp mà thuyết pháp.

93.- Không được vì người đi giữa đường mà mình đi ở lề đường mà thuyết pháp.

94.- Không được vì người cầm gậy, không cung kính, mà thuyết pháp.

95.- Không được vì người cầm gươm mà thuyết pháp. (nghĩa là không thuyết pháp cho người uy hiếp mình bằng vũ khí, gươm giáo)

98.- Không được vì người cầm giáo mà thuyết pháp.

99.- Không được vì người cầm dao mà thuyết pháp.

100.- Không được vì người cầm dù che mà thuyết pháp.

VII.- Đối với pháp và tượng Phật. Các giới từ 60 đến 85.

60.- Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ ra để coi giữ tháp đó. (Mọi người không được ngủ trong tháp Phật, thờ Phật).

61.- Không được cất giấu của cải trong tháp Phật.

62.- Không được mang dép da vào trong tháp Phật.

63.- Không được cầm dép da vào trong tháp Phật.

64.- Không được mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật. (cũng như không được mặc áo hồ cầu).

65.- Không được mang giày bố bọc gót vào trong tháp Phật.

66.- Không được cầm giày bố bọc gót vào trong tháp Phật.

67.- Không được ngồi ăn dưới tháp Phật mà xả rác và thức ăn làm dơ đất.

68.- Không được khiêng thây chết đi qua tháp Phật.

69.- Không được ở dưới tháp Phật chôn thây ma. (Sợ chôn thây ma bốc lên mùi hôi nơi tháp Phật).

70.- Không được đốt thây chết nơi tháp Phật.

71.- Không được hướng về tháp Phật mà đốt thây ma.

72.- Không được đốt thây ma bốn phía tháp Phật để hơi hôi bay vào tháp.

73.- Không được mang áo và giường người chết đi qua tháp Phật, trừ khi giặt tẩy, xông hương.

74.- Không được dưới tháp Phật, đại tiện tiểu tiện.

75.- Không được hướng về tháp Phật mà đại tiện tiểu tiện.

76.- Không được đại tiện tiểu tiện bốn phía tháp Phật để hơi thối bay vào.

77.- Không được mang ảnh tượng của Phật đến chỗ đại tiện tiểu tiện.

78.- Không được ở dưới tháp Phật mà xỉa răng, ngậm kẹo, cắn hột dưa,... đến tháp Phật thì miệng phải sạch sẽ.

79.- Không được ở dưới tháp Phật mà xỉa răng.

80.- Không được ở bốn phía tháp Phật mà xỉa răng.

81.- Không được ở dưới tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.

82.- Không được hướng về tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.

83.- Không được bốn phía tháp Phật mà hỉ mũi khạc nhổ.

84.- Không được ngồi duỗi chân ở trước tháp Phật.

85.- Không được để tượng Phật ở phòng xấu, còn mình ở phòng cao tốt.

VIII.- Tác phong đi đường.

93.- Không được nắm tay nhau đi giữa đường. (Nghĩa là hai người đi song song nắm tay nhau.)

IX.- Việc leo cây.

94.- Không được ở cây cao quá đầu người, trừ khi có nhân duyên tránh ác thú, hoặc có điều kiện đặc biệt (có phận sự thì có thể được, hoặc là tránh ác thú).

X.- Việc cầm tích trượng.

95.- Không được để bát vào đãy, vào túi xách rồi xâu vào đầu tích trượng vác trên vai mà đi.

Sau khi chúng ta học 100 giới chúng học rồi, những oai nghi này chúng ta phải cố gắng thực hiện.

13.- KIẾT GIỚI THẤT DIỆT TRÁNH

Chúng ta tiếp tục học giới bổn để tiến qua giới hành là giai đoạn chúng ta tu tập, và đồng thời Thầy còn nhắc lại những điều rất quan trọng để sau khi kết luận giáo án cho đầy đủ trọn vẹn đường tu tập của đạo Phật.

Trong chúng tỳ kheo có 4 tránh sự khởi lên:

1./ Ngôn tránh là tranh cải nhau dẫn đến các việc pháp, phi pháp, cho đến thuyết, bất thuyết, hai bên đấu tranh nhau như thế nào. Đó là phần ngôn tránh. Chúng ta tránh lời nói, đừng để cải nhau vì cải nhau sinh ra những sự bất an, khó tu hành.

2./ Mích trách: xích mích nhau mà tranh chấp về sự pháp giới, pháp kiến, phá oai nghi cùng nhau thì tội như vậy.

3./ Phạm trách tức là phạm bảy tụ tranh cải nhau về ba-la-di, tăng-tàng, đơn-đọa, hối-quá, thâu-lan-gía, ác tác, ác kiến.

Tất cả những sự này hầu như trong thời của các tổ này chế giới có sự tranh cải, nên các ngài mới thấy tranh cải trong các giới này: anh đặt như vậy không được, tôi không đồng ý. Anh đặt giới này không đúng. Anh đưa giới này là tăng tàng (sanghadisesa) hay ba la di, như vậy tôi không đồng ý. Họ có trách nhau trong việc chế giới, cho nên họ chế giới này ra là chúng ta biết ngày xưa các tổ làm giới thường tranh cải với nhau. Anh cho pháp này là đơn đọa, pháp kia là hối quá, như vậy tôi không đồng ý, pháp này phải xử vậy, pháp kia phải xử vậy. Còn nếu Phật đặt ra rồi thì mấy ông đâu có sửa. Cho nên đâu có pháp gọi là phạm trách đâu. Do chỗ sơ suất của họ, họ mới đặt cái giới này ra cho mấy người câm cái miệng không cải được. Tôi đặt ra như vậy mấy người phải nghe chứ không cải. Đây là phạm trách, mấy người cải tức là phạm trách. Đó là mấy ông khôn khéo bịt miệng mấy ông kia lại. Mấy ông nói rằng anh đặt giới này anh cho vậy không đúng, giới tăng tàng (sanghadisesa) mà thêm cái này là không được, cái này thuộc ba la di chứ không phải tăng tàng. Do đó có cải qua cải lại nên mấy ông đặt ra giới này bịt miệng hết cải.

4./ Sự tránh cách xử lí của ngôn tránh, mích tránh và phạm tránh nghĩa là sự tránh này là cách xử lí của sự cải cọ này, đừng cải cọ nữa. Khi nào có sự tranh cải nổi lên thì phải dùng bảy cách này tức là bảy nguyên nhân định luật đúng như pháp như luật như Phật, diệt trừ sự xáo trộn, dập tắt cả ha